Thải ra từ nhà hàng, dầu ăn cháy đen vẫn đắt khách
Đường đi của dầu thải đen tuồn ra từ các nhà hàng, khách sạn, quán ăn vô cùng phong phú, đa dạng, dùng để chế biến rất nhiều món ăn.
Đầu bếp T., người có trên 20 năm làm bếp trưởng của một khách sạn có tiếng tiết lộ: “Các món chiên khi chế biến đều phải ngập dầu, do đó, sau mỗi ngày, lượng dầu đã qua chế biến từ 2 đến 3 món ăn bắt đầu có màu đen được các bếp bán ra ngoài. Giá bán 1 lít dầu thải đen này vào khoảng 12.000 – 15.000 đồng. Điểm đến của loại dầu thải đen này là những nơi chế biến quẩy, các loại bỏng ngô, ngô chiên…”.
Một cơ sở sản xuất ngô chiên từ dầu thải đen
Anh T cho biết thêm, với những khách sạn, nhà hàng lớn, vào vụ cưới, lượng dầu thải đen dư thừa sau mỗi ngày lên tới 400 lít, ngày thường khoảng 200 lít.
Theo lời chỉ dẫn của đầu bếp T., chúng tôi tìm tới nhà hàng Đ.T (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình, Hà Nội), một trong những nơi thường xuyên cung cấp số lượng dầu thải đen lớn. Ngỏ ý muốn đặt mua lượng dầu thải về chế biến các loại bỏng ngô, sau khi mặc cả nhiều lần, một quản lý bếp nhà hàng đồng ý giá bán 11.000 đồng/lít với điều kiện mua trên 20 lít/tháng. Cùng lúc, chúng tôi trao đổi với quản lý bếp, có 3 – 4 khách hàng đến mua dầu thải đen.
Theo chân một người đàn ông giới thiệu là chủ một cửa hàng sản xuất quẩy, chúng tôi có mặt tại ngõ 488 phố Trần Cung (xóm 4, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm). Dầu thải đen sau khi mua về được chủ cửa hàng đổ đầy ba chiếc chum sứ đen ngòm, cáu bẩn, nhớp nháp. Chủ cửa hàng cho biết, mỗi ngày làm chừng 30kg quẩy, chủ yếu bán cho các quán phở bình dân. Mỗi một mẻ dầu thải đen được chiên đi chiên lại 4 – 5 lần.
Sau hai ngày “án ngữ” cạnh quán, chúng tôi mới biết, số dầu này còn được chuyển tới xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) để chiên ngô, quẩy. Tiếp chuyện với chúng tôi, người đàn ông trung niên tỏ vẻ dè dặt, ông cho biết, mua dầu này để giảm chi phí sản xuất.
Video đang HOT
Ông tiết lô thêm: “Mỗi ngày, cơ sở của tôi tiêu thụ đi các cửa hàng tạp hóa lớn nhỏ chừng 100 – 200kg ngô chiên. Dùng dầu thải của nhà hàng thì mới có lãi!”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng TP.HCM phân tích: Khi dầu bị đun nóng nhiều, thành phần hóa học sẽ thay đổi, chuyển thành độc tố. Những chất độc này khi len lỏi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa, làm khó tiêu, gây nhức đầu, tiêu chảy, huyết áp tăng cao. Nguy hiểm hơn là gây bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Để tiết kiệm chi phí, một số nhà hàng dùng dầu thải đen làm nguyên liệu tự chế biến dầu ớt và bột ớt. Ớt tươi, phẩm hoa hiên cùng với dầu thải đen sẽ làm thành dầu ớt. Bột ớt được dùng bột hạt điều để tẩm.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, hàm lượng độc tố (PCP) mà con người có thể dung nạp tối đa trong một ngày là 10 picogram trên 1 kg trọng lượng cơ thể (1 picogram là 1/1.000 tỷ gram – PPT). Thế nhưng, trên thực tế ngưỡng an toàn này luôn bị phá vỡ.
Theo Người Đưa Tin
Bị đuổi việc vì phát hiện thức ăn có dòi
Phải ăn những suất cơm có dòi, nhưng những công nhân phát hiện và phản đối lại bị đuổi việc ngay sau đó.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 25.6, trong bữa cơm trưa tại Công ty TNHH hệ thống dây dẫn Sumi Việt Nam (Công ty Sumi Việt Nam) ở khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam, một công nhân ăn trưa tại căn tin số 1 phát hiện trong món canh chuối đậu nấu mẻ có dòi. Tiếp theo, nhiều công nhân khác ở căn tin này và cả căn tin số 2 cũng phát hiện ra những con dòi còn sống trong khay để chuối.
Trước sự kiện này, công nhân đồng loạt phản đối và không ăn cơm. Ban giám đốc công ty đã xuống nhận lỗi vì nhà bếp sơ xuất và hứa sẽ sửa sai. Tuy nhiên, trong bữa cơm trưa ngày 28.6, công nhân công ty này lại phát hiện trong món cá kho có dòi.
Chị N.T.T.L, một công nhân nhận được khay cơm có dòi khẳng định: "Trong bữa cơm trưa ngày 25.6, chính mắt tôi đã nhìn thấy trong món canh chuối đậu nấu mẻ có dòi. Hơn nữa, không phải dòi chết mà vẫn sống. Còn ngày 28.6 thì chúng tôi phát hiện dòi đã bị nấu chín trong cá kho".
Chị N.T.H thì cho biết: "Em mới làm việc tại công ty được 2 tháng, nhiều lần ăn cơm em đều thấy có sâu trong rau. Nhưng việc có dòi thì không thể chấp nhận được".
Con dòi còn sống trong khay thức ăn - Ảnh do công nhân cung cấp
Sau khi sự việc xảy ra, công nhân bị quản lý chặt hơn khi ra vào công ty - Ảnh Trà Vinh
Đáng ngạc nhiên là sau hai bữa ăn có dòi trong khẩu phần công nhân, ban giám đốc Công ty Sumi Việt Nam ngày 28.6 lại đưa ra thông báo với 5 yêu cầu hết sức vô lý. Trong đó, yêu cầu thứ 4 quy định 10 người đeo biển mang tên "Người kiểm tra" của nhà ăn sẽ đứng ở các khu vực chia suất ăn, "nếu cán bộ công nhân viên phát hiện có vấn đề gì thì mang suất ăn đến người kiểm tra đổi, không tự ý lôi kéo ảnh hưởng đến tình hình chung".
Sự việc trên càng trở nên bức xúc hơn khi các công nhân phát hiện trong cơm có sâu, dòi, phản đối hay không ăn cơm đã bị đuổi việc không rõ lý do.
Chị N.T.T, công nhân của công ty không giấu nổi bức xúc khi trao đổi với phóng viên: "Chúng tôi phản đối việc đội ngũ nhà bếp nấu ăn mất vệ sinh là đúng pháp luật. Trong khi đó, phía công ty lại tự ý đuổi việc công nhân không lý do, tức đơn phương hủy hợp đồng là hoàn toàn trái pháp luật".
Theo nữ công nhân này, Công ty Sumi Việt Nam đã lần lượt đuổi khoảng 8 công nhân đã phát hiện và đấu tranh trong các vụ thức ăn có dòi.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công ty Sumi xác nhận, phản ánh của công nhân về việc thức ăn ngày 25.6 có dòi là đúng sự thật.
Ông Huy giải thích: "Công ty ký hợp đồng với một công ty chuyên cung cấp suất ăn cho công nhân. Trong quá trình nấu món chuối đậu, có thể dòi đã bò từ mẻ sang khay đựng thức ăn".
Cũng theo ông Huy, lỗi này thuộc đơn vị cung cấp thức ăn nên đã bị Công ty Sumi Việt Nam phạt.
Theo ông Huy, Công ty Sumi còn yêu cầu được kiểm tra đầu vào thực phẩm hằng ngày, nhà cung cấp cũng phải có người giám sát thức ăn trước khi đến tay công nhân.
Về việc một số công nhân phải nghỉ việc, ông Huy cho biết không liên quan đến dòi mà liên quan đến sâu rau.
"Về sự việc xảy ra ngày 28.6, sau khi công nhân phản ánh có dòi trong cá kho, công ty đã cho kiểm tra, công nhân cũng đã thừa nhận đó chỉ là con sâu rau mà ở bữa ăn nhà mình bình thường vẫn có. Việc chỉ nghiêm trọng hơn khi có một số người kích động và vi phạm nội quy nên việc chấm dứt hợp đồng lao động bình thường. Trong trường hợp đó, công đoàn không thể bảo vệ được (?)".
Theo Thanh Niên
Thịt thối lại tung hoành Hàng trăm tấn thịt thối lại vừa được phát hiện từ biên giới Lạng Sơn, Lào Cai đổ về xuôi tiêu thụ, tập trung nhiều nhất là ở Hà Nội trong khi giá thịt đang giảm mạnh từ 20 - 40%. Điều đáng nói ở đây là khâu kiểm soát các thực phẩm siêu bẩn này vẫn hoàn toàn bỏ ngỏ. Xe chở...