Thai phụ ôm con tử tự: Nữ y tá nhìn đâu cũng thấy vi trùng?
Vì cãi nhau với mẹ chồng mà nữ y tá đang mang bầu đã ôm con 2 tuổi tử tự xuống sông khiến dư luận xôn xao mấy ngày gần đây.
Thai phụ ôm con tử tự: Nữ y tá nhìn nhìn đâu cũng thấy vi trùng?
“Chuyện mẹ chồng nàng dâu không phải nhà nào cũng yên ấm, không khúc mắc này thì khúc mắc thế kia. Mấy ngày qua búa rìu dư luận luôn lên án gia đình tôi, vô cùng mệt mỏi. Tôi biết gia đình vợ tôi đau xót mất con mất cháu nhưng bản thân tôi cũng xót xa không kém gì họ vì mất cả vợ lẫn các con”, ánh mắt đầy mệt mỏi, chồng thai phụ tâm sự.
Con đã 2 tuổi mà mẹ vẫn chưa cho ăn thịt lợn?
Sự việc thai phụ Lê Thị Hương Mai (SN 1985) ôm con tự tử trên dòng sông Lô (TP.Việt Trì, Phú Thọ) ngày 1/9/2014 đã dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận. Những chỉ trích, phẫn uất, bức xúc đều hướng về chồng và gia đình chồng nạn nhân. Nguyên nhân tự tử của chị Mai ban đầu được cho là xuất phát từ mâu thuẫn gia đình, mẹ chồng – nàng dâu. Bên cạnh đó, theo những người chị em của thai phụ, trước khi quyên sinh, chị Mai có cuộc hôn nhân không hạnh phúc, phải chịu quá nhiều uất ức từ phía gia đình chồng.
Để tìm hiểu rõ hơn về vụ việc, phóng viên đã có cuộc trò chuyện với chồng chị Mai là anh Lê Hữu Sơn (SN 1984, ngụ tổ 22, phố Hồng Hà 1, phường Bến Gót, TP.Việt Trì). Trong ngôi nhà hai tầng nằm ngay đầu ngõ, gương mặt mệt mỏi, anh Sơn liên tục châm thuốc hút, bần thần tâm sự: “Cho tới bây giờ tôi cũng không thể ngờ rằng vợ tôi lại có thể hành động dại dột như vậy”.
Người chồng nữ y tá đau buồn ngồi bên mộ vợ
Người chồng kể, yêu nhau được hơn hai năm, vào năm 2011, anh chị kết hôn. Lẽ ra họ cưới nhau từ năm 2010 bởi khi ấy gia đình anh đi xem thì thấy năm đó hợp với tuổi của hai người, nhưng vì gia đình nhà vợ không đồng ý với lý do năm 2010 không hợp.
Thời gian đầu, cuộc sống vợ chồng diễn ra êm ấm, hạnh phúc. Tuy có lúc giữa mẹ chồng – nàng dâu xảy ra mâu thuẫn, nhưng theo anh Sơn đó chỉ là những chuyện lặt vặt. “Gia đình nào cũng vậy, chuyện mẹ chồng và con dâu sống với nhau đều không khỏi tránh những lúc không vừa lòng nhau, gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, tính vợ tôi thẳng thắn, nói năng không khéo miệng, có gì nói ra ngay nên đôi khi hai mẹ con mới có chuyện mâu thuẫn”, người chồng nói.
Theo anh, kể từ khi vợ sinh con, vốn là người cẩn thận, sạch sẽ, chị chăm sóc cho con trai rất tỉ mỉ. Chuyện ăn uống, vệ sinh cho con chị làm rất kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cháu bé. “Ở nhà chủ yếu cô ấy chăm sóc con, nếu bận thì chỉ tôi hoặc họa hoằn lắm mẹ tôi mới phải làm. Không phải chúng tôi ỷ lại tất cả mọi việc chăm sóc con nhưng cô ấy quá cẩn thận, cầu kỳ trong chuyện chăm sóc. Con tôi hơn 2 tuổi nhưng đến giờ cô ấy cũng không dám cho ăn miếng thịt lợn nào vì sợ lợn có cám tăng trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của con. Nhiều lúc, thấy vợ kỹ tính quá, tôi có nói thì vợ chồng lại cãi vã nhau. Cô ấy giận dỗi bế con bỏ đi đâu đó một lúc rồi về, hay bế con qua nhà ngoại, bạn bè chơi”, anh Sơn giãy bày.
Anh Sơn mồ côi cha khi tuổi còn nhỏ, một mình mẹ anh nuôi hai chị em khôn lớn. Người chị cả hiện đã có gia đình riêng. “Mẹ tôi chỉ có mình tôi là con trai, chị đi lấy chồng, nhà thêm neo người. Những tưởng lập gia đình, nhà cửa sẽ vui vẻ, êm đềm, nào ngờ những chuyện vặt cỏn con trong cuộc sống đã khiến mẹ và vợ tôi mâu thuẫn. Đứng giữa một bên là mẹ, một bên là vợ thật tôi không biết phải xử trí ra sao. Sau này mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu quá lớn, biết mẹ ở nhà một mình sẽ rất buồn nhưng tôi vẫn chấp nhận cùng vợ con ra ngoài thuê nhà ở riêng”, anh Sơn nói.
Anh kể, ra ở cùng vợ con được khoảng hơn 2 tháng thì mẹ anh ở nhà bị ốm, không yên tâm về phần mẹ, anh bàn bạc với vợ tối để anh về nhà trông nom mẹ. “Mẹ tôi năm nay đã 67 tuổi, điện thoại không biết dùng. Hôm bà bị ốm, một mình ở nhà không biết xoay sở ra sao, bà đã phải bò lê từ giường ra cửa gọi hàng xóm tới giúp. Vợ tôi ở ngoài còn có thằng cu lúc vui buồn, nhưng mẹ tôi ở nhà, ốm đau như vậy không ai chăm sóc. Phận làm con tôi phải có trách nhiệm trông nom mẹ. Bởi thế mà ban ngày đi làm về tôi vẫn ăn cơm cùng vợ con, muốn con có cả bố nên phải đợi lúc cháu ngủ tôi mới dám về nhà với mẹ. Những người không rõ tình cảnh của tôi khi thấy vậy thì cho rằng tôi bỏ mặc vợ con, là người chồng nhu nhược, thiếu trách nhiệm, nhưng tôi không hối hận với lương tâm khi làm vậy”, anh tâm sự.
Ánh mắt thơ ngây của đứa bé 2 tuổi tử tự cùng mẹ
Xót xa bên tình bên hiếu bên con
Ngồi trước bàn thờ vợ con, anh Sơn lặng lẽ giây lát rồi tiếp tục tâm sự, chính vì không an tâm mẹ ở nhà một mình, vợ chồng con cái không được ở gần nhau mà đầu tháng 6 vừa qua, anh đã khuyên được vợ về ở cùng mẹ. “Về nhà, cả ba người đã ngồi lại để nói chuyện. Những khúc mắc, mâu thuẫn bấy lâu nay đều được bỏ qua, nhưng sống với nhau được vài hôm mâu thuẫn tiếp tục nảy sinh, vợ chồng lại to tiếng, nhưng tôi không ngờ vợ tôi cả nghĩ tới mức ôm con quyên sinh”, người chồng xót xa nói.
Đôi mắt mệt mỏi, u buồn, anh Sơn thẫn thờ hướng ánh mắt sang bàn thờ của vợ con: “Những ngày nay trên thông tin đại chúng nói về gia đình tôi rất nhiều. Họ bảo tôi đi bồ bịch về ruồng rẫy vợ con. Rằng con tôi có khiếm khuyết nên bị mẹ tôi chì chiết. Quả thật tôi đau lòng lắm”.
Nhìn di ảnh đứa con trai, anh tâm sự, cháu bé bị mọc thừa một ngón ở một bên bàn chân nhưng vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. “Ngày vợ sinh con, chỉ có tôi và mẹ tôi biết cháu có 6 ngón chân. Mẹ tôi không hề buồn hay tỏ thái độ gì mà còn bảo “một người bác trong họ, bác ấy cũng có 6 ngón chân vậy mà bây giờ bác ấy làm chức to, con mình có 6 ngón biết đâu nó lại là người có tài như bác ấy”. Ngón thứ 6 đó của cháu nó quặp xuống nên nếu ai để ý kỹ thì mới thấy, xung quanh đây ít người biết chuyện này”, anh Sơn phân trần.
Phản đối lời kể của em vợ khi cho rằng mẹ mình chửi mắng, hành hạ con dâu còn cố tình làm cháu nội bị bỏng, anh Sơn giải thích: “Hôm đó tôi không có nhà nhưng khi đi làm về, vợ tôi càu nhàu kể lại rằng con trai đi vệ sinh trong lúc vội vệ sinh cho con, cô ấy có nhờ mẹ tôi lấy chút nước ấm để rửa ráy cho cháu. Nhưng có lẽ khi lấy nước mẹ tôi pha thế nào mà cô ấy cảm thấy vẫn còn nóng nên không hài lòng và hiểu lầm mẹ tôi”.
Anh Sơn lắc đầu, giọng bất lực: “Tôi biết giờ dư luận bàn tán, xì xào về gia đình tôi nhiều lắm. Nhưng sống với nhau tôi hiểu vợ tôi là người như thế nào. Tính cô ấy nóng nảy, hay nói thẳng, giận dỗi chuyện gì thường nhắn tin, nói năng rất nhiều. Chính buổi sáng hôm vợ ôm con đi, hai vợ chồng đã cãi nhau, biết tính vợ nên tôi không nói gì mà bỏ đi làm. Sau đó, cô ấy nhắn rất nhiều tin, cả những tin nhắn vĩnh biệt này nọ nhưng trước đó chuyện mỗi lần cãi vã, vợ đều nhắn tin giận dỗi nên tôi thường không đọc ngay.
Video đang HOT
Hôm đó, tôi đang đi trên đường nên cũng không giở ra đọc, định lúc rảnh mới xem tin nhắn. Nhưng không ngờ, lần này mẹ con cô ấy lại vĩnh biệt bỏ tôi thật”, anh ngậm ngùi. Anh cho biết, lúc phát hiện ra sự việc và cả lúc tìm thấy xác của hai mẹ con, dù rất nóng ruột và muốn xuống với vợ con nhưng những người thân của anh khuyên anh nên ở nhà, vừa vì ngại gia đình vợ anh đang trong tình trạng phẫn uất, vừa vì kiêng kỵ. “Gia đình vợ tôi đau xót mất con mất cháu mười, tôi cũng xót xa không kém vì mất cả vợ lẫn các con”, chồng nạn nhân chia sẻ.
Anh Sơn cho biết thêm, vài ngày sau khi vợ ôm con quyên sinh, có điều lạ là anh vẫn nhận được những tin nhắn từ số điện thoại khuyến mại của vợ gửi đến. “Không biết vợ tôi có cài chế độ hẹn gửi tin nhắn tự động không nhưng khi nhận được những tin nhắn đó, trong lòng tôi vẫn luôn hi vọng vợ chỉ giận dỗi, dọa chơi và sẽ trở về như những lần trước. Cho tới lúc người ta tìm thấy xác, tôi mới chết lặng tắt hết hi vọng”, người chồng cố kìm nén xúc động nói.
Được biết anh Sơn là một kiến trúc sư. Theo những hàng xóm, anh này là người hiền lành, thương vợ thương con và có hiếu với mẹ, sống không có điều tiếng gì với mọi người xung quanh. Người vợ ngoan ngoãn, lễ phép nên được lòng rất nhiều người. Về phần bà Đa, mẹ chồng chị Mai, theo nhận xét của hàng xóm, là người khó tính. Ông Nguyễn Văn Bảo, tổ trưởng tổ dân phố 22, phường Hồng Hà 1 chia sẻ: “Sự việc mâu thuẫn giữa mẹ chồng – con dâu nhà bà Đa có từ lâu nhưng vì họ đều là người kín tiếng trong giao tiếp với người xung quanh nên không ai rõ mâu thuẫn xuất phát từ đâu”.
Theo Xahoi
Thảm án đau lòng từ những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Vì những mâu thuẫn lớn, nhỏ, quan hệ không ít cặp mẹ chồng nàng dâu bị đẩy lên đỉnh điểm, và nhiều cuộc hỗn chiến, án mạng đã xảy ra.
Thảm án đau lòng từ những mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu
Thai phụ ôm con nhảy sông Lô tự tử
Mới đây, câu chuyện nữ y tá ôm con tự tử đang khiến dư luận xôn xao, nhiều người đã rơi nước mắt khi nghe chuyện về cái chết bi thương của 3 mẹ con nữ y tá Lê Thị Hương Mai (SN 1986, Bến Gót, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mang thai 3 tháng ôm con trai 3 tuổi nhảy sông Lô tự tử.
Trong căn nhà nằm nép mình nơi cuối con ngõ thuộc tổ 22, người thân của nạn nhân đều lặng người trước cái chết thương tâm của mẹ con chị Mai.
Mai và con trai của mình
Trao đổi về những mâu thuẫn trong gia đình, anh Lê Hải S cho biết, hôm xảy ra vụ việc, hai vợ chồng có lời qua, tiếng lại. Sau khi cãi nhau với vợ, anh S bỏ đi làm, không ngờ ở nhà vợ lại nghĩ quẩn đến vậy. "Hôm ấy vợ tôi có nhắn tin vĩnh biệt, nhưng vì lúc đó tôi đang đi trên đường nên không nhắn lại. Hơn nữa, tôi biết tính vợ, mỗi lần vợ chồng giận nhau, cô ấy cứ nhắn tin như vậy. Thực tế, đây cũng không phải là lần đầu tiên vợ tôi nhắn tin vĩnh biệt. Mấy lần rồi, cô ấy cứ nhắn như vậy rồi bỏ đi rồi lại tự về. Còn việc vợ chồng, mẹ con mâu thuẫn thì đã 2 năm nay rồi, cả xóm đều biết. Nguyên nhân vụ việc cũng chỉ là quanh cái chuyện ăn ở lặt vặt", anh S chia sẻ.
Công an tỉnh Phú Thọ đang tích cực điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tự tử thương tâm này.
Cãi nhau với mẹ chồng, ôm con trai 7 tuổi nhảy giếng tự tử
Chỉ vì mâu thuẫn với mẹ chồng, cô con dâu ôm đứa con trai 7 tuổi tìm đến giếng nước trong vườn cà phê của nhà mình để quyên sinh.
Sự việc xảy ra vào khoảng 13h ngày 8/7 vừa qua, khi người nhà phát hiện chị Trần Thị Thuật (30 tuổi) cùng con trai Trần Ngọc Trí (7 tuổi, trú thôn 5, xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) chết dưới giếng nước trong vườn cà phê cách nhà khoảng 2 km.
Giếng nước nơi mẹ con chị Thuật tự tử.
Trước đó 1 tháng, chị Thuật lái xe máy chở bà Nguyễn Thị Hậu (mẹ chồng chị này) đi cắt cỏ bò thì không may bị té gãy tay. Vài ngày sau, chị Thuật đến nhà em chồng mượn xe máy để đi làm thì bà Hậu trách chị qua nhà em mà không thông báo bà bị gãy tay. Lúc này, giữa con dâu và mẹ chồng lớn tiếng với nhau. "Nhà có con trai, con gái mắc cớ gì bảo con đi nói việc đó", chị Thuật nói với mẹ chồng. Cho rằng con dâu nói hỗn với mình, bà Hậu lớn tiếng: "Mày ở nhà này mà không biết mấy việc đó thì đừng ở nhà tao nữa".
Sau đó, chị Thuật về bàn với chồng dọn về nhà mẹ ruột ở gần đó sống thì anh Dũng không đồng ý. Đến sáng 8/7, chị Thuật dậy sớm và đi chợ mua ít nước ngọt, trái cây. Sau đó chị chở con trai 7 tuổi đi ra vườn cà phê của nhà mình. Thức dậy, anh Dũng không thấy vợ đâu, nghĩ chị đã bỏ đi TP HCM tìm việc làm nên anh đến các bến xe tìm nhưng không thấy. Sau khi trở về nhà, anh Dũng linh tính có chuyện không lành nên chạy ra vườn cà phê. Đến nơi anh hốt hoảng phát hiện vợ và con trai chết trong giếng nước.
Mẹ chồng bị con dâu đánh chết vì 'khát' cháu trai
Mặc dù vụ án này xảy ra cách đây khá lâu (5/2/2012), nhưng đối với dư luận vẫn luôn bị ám ảnh. Theo tài liệu của cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Cao Bằng, khoảng 6h sáng 5/2/2012, Hoàng Thị Vấn (SN 1969, trú tại phường Đề Thám, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) thức giấc và đi ra sau nhà để rửa bát.
Làm xong việc nhà, Vấn đứng nói chuyện với bà Triệu Thị Hòe (mẹ chồng, SN 1937 ở cùng nhà). Mẹ chồng, con dâu nói chuyện nhân tình thế thái, rồi lại quay về chủ đề sinh con. Bà Hòe khuyên con dâu đẻ thêm một lần nữa, biết đâu lại sinh được cậu quý tử (vợ chồng Vấn đang có 2 cô con gái).
Tuy nhiên, do sau lần sinh đứa con thứ hai vào năm 2003, Hoàng Thị Vấn bị hậu sản nên dù nghe mẹ chồng nhiều lần nói đến chuyện sinh đẻ, Vấn tuy không nói thẳng ra, nhưng trong lòng không muốn sinh thêm con thứ ba nữa.
Hoàng Thị Vấn chịu tội trước vành móng ngựa
Buổi sáng định mệnh ngày 5/2, như giọt nước làm tràn ly, Vấn tỏ thái độ dứt khoát với mẹ chồng: "Bà có giỏi thì bà đi mà đẻ!". Cô con dâu vừa dứt lời, liền ăn một cái tát trời giáng của mẹ chồng. Mới sáng ra bị tát đau, Hoàng Thị Vấn tức giận vớ ngay lấy cái búa đinh để gần đó, giơ lên đập trả đũa trúng đầu mẹ chồng. Bà Hòe tuổi cao sức yếu, người lại thấp bé (cao 1,45m) không chịu nổi đòn búa chí mạng của con dâu, ngã quỵ xuống nền xi măng.
Trong cơn cuồng giận, Vấn như người bị ma ám, một tay túm tóc, tay kia dùng búa đập liên tiếp vào đầu, trán mẹ chồng. Khi kẻ sát nhân ngưng tay cũng là lúc bà Hòe tử vong.
Xét tính chất mức độ, hành vi phạm tội của Hoàng Thị Vấn là đặc biệt nghiêm trọng, HĐXX đã đưa ra bản án, tuyên phạt Hoàng Thị Vấn mức án chung thân về tội giết người.
Túm tóc đuổi cổ con dâu ra khỏi nhà vì sinh con gái
Vụ việc xảy ra vào năm 2011 đã gây bất bình trong dư luận xã hội, thể hiện sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức, nhân phẩm.
Theo anh Nguyễn Văn Trụ (SN 1968, trú ở thôn An Ninh, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) câu chuyện bắt đầu từ khi vợ anh là chị Chu Thị Chín (SN 1968) sinh liên tiếp 5 cô con gái. "Vì muốn có cháu trai nên gia đình mẹ và anh em đằng nội bắt tôi lấy vợ hai nhưng tôi không đồng ý vì vẫn còn yêu vợ thương con. Đến năm 2011, vợ tôi sinh được một bé trai nhưng lại bị họ hàng nghi ngờ là chúng tôi tráo đổi con ở bệnh viện nên càng thể hiện sự căm ghét" - anh Trụ buồn lòng chia sẻ.
Mẹ chồng (áo nâu ) và nàng dâu (áo hoa) tại phiên tòa xét xử
Khoảng 8h ngày 23/ 8/ 2011, khi anh Trụ cùng vợ đang ở nhà thì bà Vũ Thị Kỷ (SN 1938 là mẹ chồng chị Chín), chị Nghiêm Thị Thân (SN 1982, cháu ngoại bà Kỷ), đều trú ở Đức Lân (xã Yên Phụ, huyện Yên Phong), chị Nguyễn Thị Chính, Nguyễn Thị Dinh, Nguyễn Thị Đương (là con gái bà Kỷ) và ông Nguyễn Văn Cường (chú của anh Trụ) kéo đến yêu cầu vợ chồng anh Trụ mở cửa vào nói chuyện. Vừa bước vào nhà, nhóm người này hùng hổ lao tới túm tóc vừa lôi vừa đuổi chị Chín ra khỏi nhà. Trong lúc giằng co, vật lộn chị Đường ngồi lên ngực nạn nhân để chị Chính lột quần chị Chín.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Chính về tội "Làm nhục người khác" quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự.
Bị cáo Chính sau đó đã bị phạt 6 tháng tù giam về tội "Làm nhục người khác". Bồi thường tổn thất tinh thần về danh dự, nhân phẩm cho chị Chín tương đương 5 tháng lương tối thiểu là 5.250.000đ. Những người liên quan chỉ bị phạt hành chính chứ không đủ căn cứ để khởi tố.
Nàng dâu hắt thẳng tô phở nóng vào mặt mẹ chồng
Sáng 12/7/2014, Công an TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Văn Thị Thu Hiền (32 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) về hành vi cố ý gây thương tích. Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Chiệu (58 tuổi, ngụ phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn), mẹ chồng cũ của Hiền.
Thông tin ban đầu, khoảng cuối tháng 3/2014, Hiền dắt con trai (cháu nội bà Chiệu) và con gái riêng từ TP Hồ Chí Minh về TP Quy Nhơn thăm gia đình. Sáng 30/3, trong lúc cùng 2 con đang ăn sáng ở khu chợ xóm tại ngã ba đường Phan Bá Vành - Lê Văn Thêm (TP Quy Nhơn), Hiền tình cờ gặp lại bà Chiệu.
Bà Nguyễn Thị Chiệu kể lại vụ việc bị nàng dâu cũ đánh
Thấy cháu nội, bà Chiệu mừng rỡ chạy đến xoa đầu rồi quay sang trách Hiền tại sao về Quy Nhơn mà không dắt con về thăm nhà nội. Hiền cự lại, cho rằng giữa mình và bà Chiệu không còn liên quan gì nên không đến thăm. Bức xúc, bà Chiệu chửi thì bị Hiền cầm tô phở đang ăn tạt vào mặt. Ngay sau đó, Hiền cầm tô đập tiếp vào đầu bà Chiệu, gây thương tích 6%.
Theo bà Chiệu, sau khi gây ra vụ việc trên, chiều cùng ngày, Hiền cùng một số người khác kéo đến chửi mắng, hăm dọa và đập phá tài sản nhà bà.
Con dâu đổ thuốc chuột hạ độc mẹ chồng
Ngày 12/3/2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận cho biết đã thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Nga, 30 tuổi, trú tại thôn 3, xã Nghị Đức, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, về hành vi giết người.
Trước đó, do có mâu thuẫn với mẹ chồng là bà Huỳnh Thị Lào, 59 tuổi, nên Nga đã nảy sinh ý định giết bà Lào.
Nguyễn Thị Nga chịu tội án trước pháp luật
Khoảng 7h ngày 2/6/2012, Nga đổ thuốc chuột vào ca đựng nước uống, dùng đũa ăn cơm khuấy cho thuốc tan để bà Lào uống. Đến khoảng 8h, bà Lào đi làm ruộng về đã lấy ca nước trên để uống thì phát hiện có mùi hôi lạ nên không nuốt mà phun ra.
Bà Lào nghi có thuốc độc nên đã báo cho Công an xã Nghị Đức đến làm việc, thu giữ mẫu vật và chuyển giao cho Công an huyện Tánh Linh thụ lý.
Quá trình điều tra, Công an huyện Tánh Linh đã có đủ căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Nga về hành vi giết người và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Bình Thuận để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Tại cơ quan Công an, Nguyễn Thị Nga đã thành khẩn khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Hiện Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, Công an tỉnh Bình Thuận đang hoàn tất hồ sơ để xử lý đối tượng trước pháp luật.
"Tức nước vỡ bờ" con dâu lấy mạng mẹ chồng bằng 33 nhát dao
1/10/2006, Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Sơn La đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Bích về tội Giết người. Lúc đó, Bích mới 23 tuổi. Trước những chứng cứ khá thuyết phục, Bích đã phải nhanh chóng nhận tội bằng một bản tường trình.
Theo lời khai của Bích thì những bi kịch gia đình xảy đến khi mẹ chồng ngày càng cay nghiệt. ngoài việc bắt con dâu phải làm việc quần quật ở ngoài đồng, bà còn thường xuyên chửi bới, đay nghiến con dâu, có lúc còn lôi cả bố mẹ Bích ra mà chì chiết tội không biết dạy con.
Tất cả những lần bị mẹ chồng mắng, Bích không dám hé nửa lời. Khi Bích sinh cô con gái cũng là lúc bà Thoan khẳng định ý nghĩ của mình đúng về việc con dâu sẽ giống mẹ, chỉ đẻ toàn "vịt". Bà không tiếc lời mắng mỏ con dâu. 3 năm làm dâu là 3 năm cô ngậm đắng cay, không dám cãi mẹ nửa lời.
Nỗi uất ức ấy cứ lớn dần trong cô con dâu trẻ và cái ngày nó bung phát ra ngoài cũng đến, đó là ngày 9/6, khi Bích vừa xuồng bếp thì bị mẹ chồng tiếp tục vô cớ gây sự.
Người con dâu vốn được tiếng thảo hiền, nhẫn nhịn đã ra tay giết mẹ chồng một cách dã man
Không còn làm chủ được bản thân, thấy con dao trên bếp, Bích lấy xuống và đâm vào người mẹ chồng. Sau đó, khi bà Thoan ngã xuống sàn nhà, chưa nguôi nỗi bức xúc dồn nén suốt 3 năm, Bích đưa tay lấy chiếc chày gỗ đập nhiều nhát vào người bà Thoan.
Ngày ra tòa, chồng con cô không đến dự. Sau hai năm trong trại, Bích nhận được đơn xin ly hôn và biết chồng đã lấy vợ khác. Cô chỉ biết khóc ròng rã và cầu mong cho chồng và con gái thơ dại của mình được bình yên, hạnh phúc.
Mối quan hệ "xưa như trái đất" cùng những mâu thuẫn giữa mẹ chồng - nàng dâu tưởng chừng như chỉ do sự "khác máu tanh lòng" nhưng thực chất không phải vậy. Đó là do sự khác biệt giữa hai thế hệ, hai quan điểm sống, trên hết là sự thiếu quan tâm chăm sóc, thông hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Một chút yêu thương, một chút thông cảm, sẻ chia sẽ đủ để xây nên một mái ấm gia đình hạnh phúc.
Hiện nay, nhiều nàng dâu trẻ vì không muốn xích mích với mẹ chồng, không thích bị "soi" đã nằng nặc đòi ra ở riêng, trong khi tâm lý chung của người già là muốn gần con gần cháu. Chính sự khác biệt về kỳ vọng này giữa hai người phụ nữ lại là khởi nguồn cho những xung đột mới... Phụng dưỡng cha mẹ là đạo lý của người phương Đông. Đáp ứng đầy đủ cuộc sống vật chất cũng như tinh thần cho người già không chỉ là trách nhiệm làm tròn đạo hiếu của con cái với cha mẹ mà còn là biểu hiện của một nếp sống văn minh thời hiện đại.
Theo Xahoi