Thai phụ nếu không quên điều này hoàn toàn có thể phát hiện dị tật dính liền như cặp song Nhi ngay từ 8 9 tuần thai
Dị tật thai nhi là điều không thai phụ nào mong muốn. Theo chuyên gia, dị tật nói chung và song sinh dính liền như cặp Song Nhi hoàn toàn có thể phát hiện được ngay từ khi 8 – 9 tuần nếu thai phụ không quên làm điều này.
Tuần thai bao nhiêu thì có thể phát hiện dị tật song thai dính liền?
TS.BS. Lê Thị Thu Hà – Nguyên Trưởng hoa Sản N1, Bệnh viện Từ Dũ cho rằng, chẩn đoán trước sinh được thực hiện nhằm đảm bảo sức khỏe thai nhi, giúp phát hiện sớm nhất những bất thường và kịp thời chăm sóc, điều trị với mục tiêu nâng cao chất lượng dân số. Các biện pháp chẩn đoán trước sinh bao gồm: Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, siêu âm, sinh thiết gai rau, xét nghiệm dịch ối, xét nghiệm máu mẹ Double test, triple test, NIPT. …
Trong đó, siêu âm là biện pháp hữu hiệu trong chẩn đoán song thai dính nhau. Siêu âm đầu dò âm đạo có thể chẩn đoán số bánh nhau và số buồng ối trong song thai sau tuần thứ 7 thai kỳ. Trong trường hợp song thai 1 bánh nhau và 1 buồng ối, cần khảo sát kỹ xem 2 thai có dính nhau hay không.
Khảo sát siêu âm giai đoạn từ 9 – 12 tuần có thể thông tin chính xác về tình trạng bánh nhau, ối và phôi thai sống. Thông tin này quan trọng cho việc quản lý thai kỳ nhằm giảm thiểu những nguy cơ trong đa thai.
Vì vậy, siêu âm có thể phát hiện được song thai dính nhau từ sau tuần 9 thai kỳ. Lưu ý những trường hợp có cùng ngôi thai, đặc biệt khi hai thai nhìn trực diện nhau, tùy vào vị trí hai thai dính vào nhau mà có những dấu hiệu khác nhau. Hai thai có thể dính nhau phần đầu, phần xương cùng,.. nhưng thường gặp nhất là dính phần ngực bụng. Dấu hiệu siêu âm của hai thai dính nhau phần ngực bụng: Hai đầu ngửa và nhìn vào nhau, có hai cột sống nhưng phần thân rộng, có 1 tim, 1 gan và 1 cuống rốn chung, có cử động chung.
BS Chưởng đang siêu âm chẩn đoán cho một bệnh nhân. Ảnh TG
BS CKII Nguyễn Xuân Chưởng – Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, cho đến nay, siêu âm vẫn là cách tốt nhất để phát hiện dị tật nói chung, song sinh dính liền nói riêng. Các xét nghiệm máu, dịch ối hay nhiễm sắc thể không thể kết luận được song thai dính nhau. Cặp song sinh dính liền có thể được chẩn đoán bằng siêu âm thai ngay từ tuần thứ 8. Phát hiện càng sớm càng tốt. Siêu âm tim, siêu âm màu được sử dụng tuần thứ 20 để đánh giá rõ hơn mức độ kết nối, giải phẫu và hoạt động của các cơ quan của chúng.
Điều thai phụ cần làm
Video đang HOT
Theo BS Lê Thị Thu Hà, sau khi khảo sát kỹ vị trí dính nhau, cơ quan chung, các bộ phận còn lại của 2 thai có bất thường không, tình trạng bánh nhau và dịch ối, các bác sĩ tiên lượng khả năng nuôi sống của 2 thai, khả năng phẫu thuật tách dính sau sinh,…
Thai phụ và gia đình sẽ được tư vấn kỹ về tình trạng của hai bé, kế hoạch chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, khả năng phẫu thuật tách dính để mang thai cuộc sống bình thường cho 2 trẻ về sau,…. Trong trường hợp quyết định dưỡng thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi phù hợp, khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm được chỉ định, giữ tinh thần thoải mái, vạch kế hoạch và chuẩn bị chu đáo cho việc nuôi nấng và chăm sóc bé sau sinh.
BS CKII Nguyễn Xuân Chưởng khuyến cáo, chị em cần chú ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sinh con khỏe mạnh:
Chị em nên sinh con sớm. Ở tuổi mẹ dưới 35, tốt nhất là 25 – 30 tuổi mang thai tỷ lệ dị tật thấp. Ở độ tuổi này tỷ lệ dị tật chỉ chiếm 1% nhưng nếu trên 30, tỷ lệ dị tật đã tăng lên 4%. Trên 35 tỷ lệ lại càng tăng cao hơn.
Thai phụ nên đi khám thai định kỳ tại các trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để phát hiện dị tật thai, khám thai và quản lý thai nghén đúng quy trình.
Không được bỏ qua các mốc quan trọng của thai kỳ. Dị tật không phải đến tuổi thai đó mới có mà phát triển từ rất sớm. Khi phát hiện ở thời điểm nào thì bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định cần thiết. Các mốc quan trọng là 12 tuần (đo độ mờ da gáy đồng thời làm double test), 22 tuần (siêu âm hình thái) và 32 tuần để đánh giá sự phát triển của thai và phát hiện một số bất thường muộn.
Khi phát hiện dị tật dính nhau cũng tùy vào phần dính và tỷ lệ dính mà bác sĩ có lời khuyên cho sản phụ nên giữ hay cân nhắc quyết định đình chỉ thai nghén. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các bé như tình trạng sức khỏe, vị trí dính liền; cơ quan nội tạng… Nếu dị tật không phát hiện được sớm sẽ không còn thời gian làm các chỉ định khác nữa và sinh ra đứa trẻ dị tật không chỉ khổ chính đứa trẻ, gia đình mà còn cả xã hội.
Xót thương cậu bé có tim, ruột, gan... "lạc" bên ngoài cơ thể
Thiện Nhân đã được 3 tuổi, khuôn mặt khôi ngô, đi đứng bình thường, nói năng chững chạc. Tuy nhiên, cậu bé luôn phải mang khối nội tạng to lồi trước bụng không được đi học vì các trường mầm non đều không nhận.
Căn nhà của vợ chồng chị Nguyễn Thị Mỹ, 31 tuổi, nằm sâu trong một con hẻm trên đường Lạc Long Quân, phường 3, quận 11, TP.HCM chật chội, đồ đạc không có gì giá trị. Tuy nhiên, đây lại là nơi cư ngụ của 9 người, trong đó có vợ chồng chị Mỹ và bé Phan Thiện Nhân (sinh tháng 4/2017).
Vợ chồng chị Mỹ và bé Thiện Nhân chung sống cùng 6 người thân nữa trong căn phòng chật hẹp.
Theo chị Mỹ, thời gian đầu mang thai bé Thiện Nhân, chị đi bán quần áo cho một shop thời trang từ sáng đến chiều muộn nên không có thời gian đi khám.
Khi mang thai được 6 tháng, chị đi siêu âm kiểm tra sức khỏe thai nhi, bác sĩ bảo con chị bị thoát vị rốn. Toàn bộ nội tạng của bé lồi ra khỏi vị trí vốn có của nó, tạo thành một khối lồi tại vùng rốn, cơ bụng không thể tự đóng lại.
"Vợ chồng em không nghĩ bé sẽ bị như thế đâu, chỉ nghĩ sẽ lòi một cục nhỏ. Và nếu có bị vậy thì em vẫn giữ vì đó là con của em mà" - chị Mỹ kể lại quá trình biết tin và quyết định giữ lại Thiện Nhân.
Bé Thiện Nhân cùng chiếc "bụng sữa" chứa lục phủ ngũ tạng bên ngoài cơ thể.
Ngay sau khi sinh, Thiện Nhân được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ sang Bệnh viện Nhi đồng 2 để các bác sĩ theo dõi, điều trị vì toàn bộ nội tạng của bé (bao gồm tim, gan, lá lách, phổi, thận) lồi ra ngoài, bao bọc bởi làn da rất mỏng. Theo đó, các bác sĩ phải theo dõi, chăm sóc để lớp da bao bọc nội tạng mỏng được dày lên, tránh nhiễm trùng.
Hiện tại, bé Nhân đã được hơn 3 tuổi, khuôn mặt khôi ngô, đi đứng bình thường, nói năng chững chạc. Tuy nhiên, cháu luôn phải mang khối nội tạng to lồi trước bụng và không tự đi tiêu được, phải nhờ mẹ bơm.
Chị Mỹ cho biết, Thiện Nhân ăn khá tốt nhưng không hấp thu được, người cháu gày. Mỗi khi tắm rửa cho con, chị phải rất cẩn thận, nâng phần nội tạng lồi lên nhẹ nhàng. Nhân cũng ít được bố mẹ cho ra ngoài đường chơi do da mỏng, bố mẹ cháu sợ bị té ngã dễ nhiễm trùng.
Hiện tại, chị Mỹ ở nhà trông con vì không trường mầm non hay cơ sở trông trẻ nào dám nhận Thiện Nhân theo học.
Vì căn bệnh hiếm gặp lục phủ ngũ tạng, ruột mạch máu hở ra nên mỗi tối đi ngủ Nhân phải nằm úp chổng mông lên hoặc nghiêng một bên. Với cậu bé lanh lẹ, thông minh này, phần nội tạng bị trồi ra đó cậu bảo: "Đó là bụng sữa".
Thiện Nhân sẽ phải phẫu thuật tiếp trong vòng hai năm tới.
Ngày 10/5 vừa qua, chị Mỹ đưa Thiện Nhân nhập viện Bệnh viện Nhi đồng 2 để phẫu thuật cho con.
Theo phác đồ điều trị của bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2, Thiện Nhân sẽ được phẫu thuật để đưa toàn bộ khối lồi vào trong thành bụng. Bác sĩ sẽ tạo một lớp da bụng bên ngoài như trẻ bình thường và tạo thẩm mỹ rốn giả cho bé. Theo đó, Nhân sẽ phát triển bình thường.
Vậy nhưng, vì khối lồi của Nhân quá lớn nên cậu bé đã phải mổ 3 lần vào các ngày 12, 15, 18/5 vừa qua và sẽ phải phẫu thuật tiếp vào 2 năm tới. Phần da nhân tạo trên bụng Nhân là ngoài danh mục bảo hiểm chi trả, dự kiến mất khoảng 20 triệu cùng với một số chi phí khác như máu thiếu trong quá trình phẫu thuật có thể lên đến hàng trăm triệu. Đây thật sự là khoản tiền quá lớn với bố mẹ bé Thiện Nhân.
"Ngồi ở ngoài phòng Hồi sức đợi con mà vợ chồng em lo và run. Khi bác sĩ điện nói: "Người nhà của Thiện Nhân vô làm giấy", em vừa chạy vô vừa sợ. Cuối cùng hóa ra là thông báo ký giấy mổ tiếp..." - chị Mỹ xúc động kể lại.
Đi kèm nỗi lo bệnh tật của con, vợ chồng chị Mỹ cũng không biết phải xoay xở ra sao để có khoản tiền chăm và hồi phục sức khỏe cho con. Được biết, vợ chồng chị đang ở chung với bố mẹ đẻ và chị gái. Ba chị chạy xe ôm, mẹ đi rửa bát thuê, chị gái nuôi 3 con sau khi ly hôn. Chồng chị làm bảo vệ giữ xe cho quán ăn, trong khi chị vì con bệnh tật nên không đi làm được.
"Mong muốn nhất của em là Thiện Nhân được khỏe mạnh, phát triển bình thường như bạn bè cùng trang lứa" - chị Mỹ tâm sự.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cảnh báo tình trạng đẻ mổ tăng cao Ngoài lý do thai bệnh lý, ngày nay tỷ lệ chủ động mổ lấy thai theo yêu cầu cũng tăng cao. Vì áp lực từ nhu cầu của thai phụ mà bác sĩ tiến hành mổ lấy thai (dù có thể không có chỉ định). Tỷ lệ đẻ mổ gia tăng Ngày 18/7 trong khuôn khổ chuỗi hoạt động đặc biệt, kỷ niệm...