Thải nhiều rác phải trả nhiều tiền – cách người Hàn Quốc đang làm để bảo vệ môi trường
Người dân Hàn Quốc phải trả phí tương đương với khối lượng rác mình đổ mỗi ngày.
Vừa chuyển đến Hàn Quốc vào năm 2012, cô giáo tiếng Anh Michelle Svensson đã rất ngạc nhiên khi biết ở đất nước này, người dân phải phân riêng chất thải thực phẩm và đổ vào thùng rác tập trung ở nơi sinh sống. Cô chia sẻ: “Việc đó thật kinh khủng. Chồng tôi rất ghét đi đổ rác thực phẩm vì nó có mùi khó chịu, thật xấu hổ nếu mang vào thang máy.” Để tránh việc đổ rác phiền phức, vợ chồng cô đã đóng một khoản phí xử lý chất thải thực phẩm 10000 won (tương đương 250.000 đồng) mỗi tháng. Những rác thải này sẽ được tái chế thành bột khô và dùng làm phân bón.
Thải càng nhiều rác phải trả càng nhiều tiền, đó là cách người Hàn Quốc đang làm để bảo vệ môi trường.
Video đang HOT
Việc xử lý chất thải thực phẩm là một vấn đề lớn ở Hàn Quốc. Phong trào tái chế rác được chính phủ khởi xướng từ năm 1990, nhằm khuyến khích các gia đình ngừng lãng phí thực phẩm, ít vứt bỏ rác sống để giảm bớt áp lực về việc chôn lấp rác. Thời điểm đó, rác thải đa số đều bị tiêu hủy hoặc đổ xuống biển, còn ngày nay chúng được tái chế thành phân bón hoặc thức ăn gia súc. Theo số lượng của bộ tài nguyên môi trường Hàn Quốc, trong giai đoạn 2008-2014, đất nước này đã cắt giảm lượng rác thải thực phẩm từ 5,1 triệu tấn xuống còn 4,8 triệu tấn. Nhờ hệ thống thu phí xử lý rác thải, chính phủ đã thu về hơn 185 tỉ won để xây dựng các công trình tái chế rác. Lượng rác thải giấy, lon, chai, nhựa, sắt có thể tái chế chiếm 80%, số còn lại sẽ được chôn hoặc tiêu hủy. Hệ thống xử lý chất thải thực phẩm trên được áp dụng từ năm 2013. Một số khu dân cư yêu cầu người dân phải trả tiền khi đổ rác. Lượng rác mỗi lần đổ sẽ được cân và người dân sẽ phải chi trả một khoản tiền tương ứng. Ngay khi được áp dụng, hệ thống đã hoạt động hiệu quả ở nhiều thành phố, trong đó có Seoul với 10 triệu dân. Lượng rác sống trung bình mỗi ngày đã giảm từ 3.300 tấn năm 2012 xuống còn 3.181 tấn năm 2014. Hiện tại, mục tiêu được giới chức thành phố này đặt ra là 2.318 tấn vằm năm 2018. Để khiến người dân hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của việc này, giá túi đựng rác cũng được nâng lên 30% so với đầu năm. Trước kia túi 10 lít có giá từ 170 won đến 800 won, nay sẽ cao hơn nhiều.
Hệ thống thùng rác thu phí tự động đã giúp cắt giảm lượng rác thải đáng kể ở Hàn Quốc. Ông Yu Gwang Mo, lãnh đạo quận Mapo, Seoul với 390.000 cư dân cho biết quận đã thiết lập 189 thùng rác điện tử có thể cân rác tự động và dự định sẽ đặt thêm 450 thùng nữa. Mỗi thùng có giá 1.700.000 won và có thể phục vụ cho 60 hộ gia đình. Ông cũng cho biết: “Đây là phương pháp hết sức hiệu quả để cắt giảm lượng chất thải thực phẩm của các hộ dân. Mọi người thường mua quá nhiều thực phẩm rồi sau đó lại vứt bỏ. Khi phải chi trả cho những gì họ lãng phí, họ sẽ bắt đầu học cách kiểm soát việc mua sắm”. Vấn đề khó khăn duy nhất của dự án thùng rác tự động là mùi hôi thối bốc ra vào mùa hè khiến người dân phàn nàn. Chính quyền quận đã đưa ra giải pháp là sử dụng lá bạch quả để trung hòa mùi hôi. Bà Cho Sung Ja, 58 tuổi, cư dân trong quận đang sống cùng chồng và con trai trong một căn hộ ba phòng ngủ cho biết bà đã sử dụng hệ thống thùng rác tự động từ 2 năm trước. Bà chia sẻ:”Tôi cho rằng đây là môt ý tưởng tuyệt vời vì mọi người đã bắt đầu cân nhắc thứ gì nên vứt đi, thứ gì không nên lãng phí”. Một công ty tái chế thực phẩm có tên Cara đã thu về nhiều lợi nhuận từ hệ thống xử lý rác này. Tại đây, rác thải thực phẩm sẽ được chế tạo thành bột khô hoặc nguyên liệu cháy, có thể dùng để nấu ăn ngoài trời. Ông Choi Ho Sik, CEO của công ty cho biết doanh số đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2013 và dự kiến sẽ đạt 10 tỉ won vào cuối năm nay.
Theo Linh Lan
ttvn.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Hy Lạp: Người di cư tái chế áo phao để bảo vệ môi trường
Dự án tái chế áo phao của những người di cư tại Hy Lạp không chỉ nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường mà còn hỗ trợ phần nào cuộc sống của họ.
Tại đảo Lesbos của Hy Lạp, dòng người di cư vẫn tiếp tục vượt biển cập bờ mỗi ngày và núi áo phao khổng lồ lại càng thêm chồng chất khiến chính phủ Hy Lạp phải đau đầu tìm cách xử lý. Nhưng mới đây, chính những người di cư cùng các tình nguyện viên đã nghĩ ra cách tái chế các áo phao thành phụ kiện để góp phần giải quyết vấn đề này.
Dự án tái chế áo phao đang được thực hiện trên đảo Lesbos không chỉ nhằm giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường mà còn phần nào hỗ trợ cuộc sống của chính những người di cư ở đây.
Theo_VTV
Xây trường trên đất ô nhiễm, gần 500 học sinh phát bệnh Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc hô 17-4 đã mở cuộc điều tra sau khi khoảng 500 học sinh của trường Quốc tế Changzhou ở tỉnh Giang Tô xuất hiện các triệu chứng liên quan tới bệnh do ô nhiễm gây ra. Theo trường Quốc tế Changzhou, sau khi bác sĩ kiểm tra 641 học sinh, có 493 học sinh được chẩn...