Thai nhi trong bụng mẹ có biết ‘ăn’ không? Bác sĩ trả lời không những biết mà còn ‘ăn rất ngon’
Bác sĩ cho biết, thai nhi đã phát triển hệ vị giác ở tuần thứ 7 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, nhưng đến 16-17 tuần mới nếm được độ mặn của thức ăn.
Thai nhi “ăn” như thế nào?
Như chúng ta đã biết, thai nhi nhận được nhiều chất dinh dưỡng khác nhau thông qua dây rốn. Thai nhi 10 tuần tuổi đã có thể nuốt nước ối, mỗi ngày ít nhất 500ml nước ối, thậm chí khi được 7-8 tháng bé uống tới 1 lít nước ối mỗi ngày.
Thai nhi có thể nếm mùi vị thức ăn không?
Hệ thống vị giác của thai nhi đã được hình thành ngay từ 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng đến khi thai được 16-17 tuần, bé mới nếm được mùi vị của thức ăn. Nói chung, em bé sẽ thích đồ ngọt, khi mẹ ăn thức ăn có nhiều đường, em bé sẽ nuốt nước ối thường và chuyển động thường xuyên hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn nhiều đồ ngọt vì dễ mắc tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không biết nếm vị đồ ăn, khi bé ăn no cũng sẽ đánh giá đồ ăn. Nếu thấy hài lòng với mùi vị đồ ăn thì bé sẽ ợ hơi. Nếu bạn cảm thấy chuyển động của thai nhi kéo dài trong 2-5 phút, với khoảng cách 2-3 giây mỗi lần, có thể bé đang nấc cụt sau khi ăn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sở thích ăn uống của mẹ khi mang thai sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sở thích ăn uống của bé sau khi chào đời. Vì vậy, mẹ bầu nên tận dụng cơ hội quý giá này trong suốt thai kỳ để bổ sung thực phẩm một cách cân đối, đặc biệt là một số loại rau củ, giúp thai nhi hình thành thói quen không kén ăn.
Video đang HOT
Ngoài ra, những thực phẩm có vị đắng cũng rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi, có tác dụng điều hòa hệ thần kinh , xoa dịu tâm trạng mẹ bầu và thúc đẩy sự phát triển vị giác của thai nhi.
Háo hức chờ siêu âm ở tuần thứ 12 để nhìn thấy con, bà mẹ "chết đứng" khi nghe bác sĩ khuyên nên chấm dứt thai kỳ vì lý do này
Vừa mới hào hứng chờ đợi để được nhìn thấy con, cặp vợ chồng đã bị rơi xuống vực bởi một tin sét đánh.
Vợ chồng chị Kelly và Sean, sinh sống tại Anh, đã vui mừng tột độ khi phát hiện ra gia đình mình sắp sửa đón thêm một thành viên nữa vào tháng 10/2017. Hai người háo hức chờ đợi đến lần siêu âm ở tuần thứ 12 để có thể nhìn rõ đứa con đầu lòng của mình. Tuy nhiên, trong phòng siêu âm, bác sĩ đã thông báo một tin sét đánh.
Chị Kelly nhớ lại: "Bác sĩ nói rằng các cơ quan nội tạng của con tôi nằm bên ngoài cơ thể hay còn được gọi là tình trạng exomphalos. Họ giải thích rằng trong thời kỳ đầu của thai kỳ, ruột phát triển bên trong dây rốn, sau đó vài tuần nó sẽ từ từ di chuyển vào bên trong bụng. Tuy nhiên, con tôi không chỉ có ruột mà còn có cả dạ dày, gan vẫn đang nằm ở bên trong dây rốn nhưng lại nằm ở phía bên ngoài bụng".
Kết quả siêu âm cho thấy cơ quan nội tạng của Laurel nằm ở bên ngoài cơ thể.
Không chỉ vậy, các bác sĩ còn xác định rằng thai nhi bị dị tật cột sống nên đã đề nghị gia đình suy nghĩ đến chuyện chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên,vợ chồng chị Kelly cương quyết không bỏ thai vì họ rất yêu đứa con này. Họ quyết định đặt tên con là Laurel Phizacklea
Từ đó trở về sau, chị Kelly đều phải đi siêu âm đều đặn hai tuần một lần để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chị còn phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra để phát hiện những dị tật bất thường của con: 3 lần siêu âm tim, chụp MRI để kiểm tra cột sống của em bé, làm sinh thiết nhau thai,...
Kết quả cho thấy Laurel bị thủng tim và vẹo cột sống bẩm sinh. Thậm chí, 3 tuần trước ngày dự sinh, các bác sĩ còn thông báo rằng khối cơ quan nội tạng ở bên ngoài cơ thể của bé đã tăng gấp đôi về kích thước, cho nên khả năng bé sống sót sau khi chào đời là rất thấp.
Bé Laurel lúc mới chào đời với "quả bóng" nội tạng ở trên bụng.
Tuy nhiên, anh chị Kelly lại rất hạnh phúc và tin rằng con là một chiến binh dũng cảm.
Cuối cùng, vào ngày 6/6/2018, các bác sĩ phẫu thuật đã phải thực hiện ca mổ dọc bụng cho thai phụ để có thêm không gian đưa Laurel ra ngoài mà không làm vỡ các cơ quan bên ngoài của bé. Vợ chồng chị Kelly cũng được tư vấn chuẩn bị tinh thần cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Song điều kỳ diệu đã đến khi Laurel đã khóc rất to.
"Khi chúng tôi nghe tiếng con khóc, tôi không thể tin được. Cả tôi và Sean đều khóc theo. Chúng tôi biết còn rất nhiều chông gai ở trước mắt, nhưng ít nhất tiếng khóc của con cũng khiến chúng tôi nhẹ nhõm đi rất nhiều. Chúng tôi tin Laurel là một chiến binh dũng cảm", bà mẹ hạnh phúc chia sẻ.
Laurel rất yêu cái bụng nhỏ của mình.
Ngay sau khi chào đời với cân nặng 3,3kg, bé gái được cho thở máy trước khi chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. 7 giờ sau, bố mẹ Laurel mới được gặp con của mình. Lúc đó bụng của đứa trẻ được quấn băng. Và sau 3 tháng rưỡi nằm viện để theo dõi, Laurel đã được trở về nhà cùng bố mẹ.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng thông thường sau khi sinh, dây rốn sẽ hình thành một loại da bao quanh các cơ quan nội tạng nằm bên ngoài, và trong hầu hết các trường hợp, những cơ quan này sẽ được đưa vào cơ thể khi em bé vừa được sinh ra. Tuy nhiên, do Laurel nặng cân nên bác sĩ khuyên hãy đợi đến khi bé gái được 3 tuổi thì sẽ tiến hành phẫu thuật lớn. Điều này có nghĩa là vào khoảng tháng 6/2021, Laurel sẽ phải học cách "thở trở lại".
Mặc dù không được phép chạy nhảy, nhưng Laurel luôn cố gắng tìm cách để vui đùa như bao đứa trẻ khác.
"Các bác sĩ dặn là Laurel có thể ăn, uống, đi vệ sinh như bao đứa trẻ khác nhưng chúng tôi không được để cho các cơ quan nội tạng bị thương, vì chỉ cần một vết thương nhỏ, túi bụng cũng có thể bị nổ tung.
Mặc dù chúng tôi luôn trông nom con cẩn thận nhưng thật khó để giữ một đứa trẻ 2 tuổi ngồi yên. Con tôi vẫn cố gắng nhảy từ trên ghế sofa xuống và thích ở trong vũng bùn bắn tung tóe khi trời mưa. Đặc biệt là Laurel yêu cái bụng của mình lắm. Mỗi khi cởi băng ra để rửa, con đều xoa nó một cách thật cẩn thận. Vì thế tôi lo lắng không biết con sẽ phản ứng như thế nào nếu một ngày nào đó tỉnh dậy mà không có cái bụng nhô nữa", chị Kelly chia sẻ.
Bệnh Exomphalos là gì?
Theo thông tin từ Bệnh viện nhi đồng Great Ormond Street (Anh), Exomphalos là một tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của thành bụng. Nó xảy ra khi bụng của trẻ không phát triển đầy đủ trong thai kỳ. Thông thường, trong thời kỳ đầu của thai kỳ, ruột sẽ phát triển bên trong dây rốn và sau đó từ từ di chuyển vào bên trong bụng sau vài tuần. Tuy nhiên, khi trẻ bị exomphalos thì ruột và đôi khi là cả các cơ quan khác như gan vẫn nằm bên trong dây rốn nhưng bên ngoài bụng.
Đây là một tình trạng hiếm gặp với tỉ lệ 2/5.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này vẫn chưa được xác định, nhưng các em bé sẽ được phẫu thuật ngay sau khi chào đời để đưa các cơ quan nội tạng về đúng vị trí của mình. Song, trong một số trường hợp, trẻ phải trải qua vài lần phẫu thuật mới có thể hoàn thành việc mà lẽ ra đã được làm từ khi còn trong bào thai.
Hai bé song sinh chào đời có hai dây rốn vừa thắt nút vừa xoắn lò xo Sau khi mổ bắt con thành công cho thai phụ, các bác sĩ ở Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) nhìn thấy có hai dây rốn vừa thắt nút nhiều lần vừa xoắn lo xo hiếm gặp. Sáng 22/7, Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ vừa mổ bắt con thành công cho sản phụ 32 tuổi, quê Long An, mang...