Thai nhi đột ngột mất tim thai ở tuần thứ 10 do mẹ “tham ăn”, khi mang thai nên ăn ít những thứ này
Phụ nữ mang thai không thể ăn bất cứ thứ gì muốn ăn như trước đây, vì có những thực phẩm ăn nhiều trong quá trình mang thai có thể dẫn đến sảy thai. Vì vậy các bà bầu cần phải hết sức cẩn thận.
Tiểu Lý là một bà bầu vừa mang thai được 10 tuần, cách đây vài ngày, cô đi siêu thị mua một ít sữa và định để trong tủ lạnh dùng cho bữa sáng. Nhưng vì dạo này mẹ chồng thường xuyên mang đồ ăn đến, lo lắng đồ mẹ chồng gửi vào sẽ hỏng nên cô chọn ăn đồ của mẹ chồng trước. Suy cho cùng, đó là thức ăn do chính tay bố mẹ chống nấu vừa ngon vừa bổ dưỡng, vì vậy không được để uổng phí công sức của người già.
Cô hào hứng ăn hết món này đến món khác (Ảnh minh họa).
Sau một thời gian, Tiểu Lý ăn hết đồ ăn do mẹ chồng mang đến, miệng lại thèm thuồng, cô mới nhớ ra hộp sữa bản thân mua lúc trước vẫn còn trong tủ lạnh. Vì vậy, Tiểu Lý lấy nước nóng hâm sữa cho ấm rồi thưởng thức như một bữa ăn nhẹ. Sau khi uống sữa xong, cô vẫn còn muốn ăn tiếp, nên lại lấy “trộm” đồ ăn cay mà chồng mua hôm trước.
Ăn xong, Tiểu Lý cảm thấy rất thoải mái, không lâu cơn buồn ngủ đến, cô liền đi ngủ. Khi tỉnh dậy, Tiểu Lý cảm thấy cơ thể có gì đó không ổn nhưng cũng không quan tâm lắm, cô cho rằng vì bản thân ăn phải thức ăn không tốt. Kết quả ngày hôm sau cô bị đau bụng, ra máu nâu ở vùng kín.
Cô hối hận vì đã mất con (Ảnh minh họa).
Tiểu Lý vội kêu chồng đưa đến bệnh viện khám, bác sĩ cho biết, không còn phát hiện thấy tim thai, Tiểu Lý bật khóc sau khi nghe bác sĩ nói. Sau khi Tiểu Lý bình tâm lại, bác sĩ hỏi thăm chế độ ăn uống gần đây, mới phát hiện do Tiểu Lý ăn nhiều thực phẩm không sạch, mới dẫn đến mất đứa trẻ còn chưa chào đời.
Bác sĩ điều trị cho Tiểu Lý kết luận, cô đã bị nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes. Đây là vi khuẩn không quá nguy hiểm cho người lớn khỏe mạnh, nhưng lại vô cùng nguy hại cho những người có hệ thống miễn dịch yếu như: người đang ốm, trẻ em, phụ nữ mang thai… Vi khuẩn này còn có thể khiến thai chết lưu, nếu trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn cũng dẫn đến tử vong. Sau khi Tiểu Lý biết được lý do, cô rất hối hận và cô không ngừng trách móc bản thân rằng “Mẹ xin lỗi con! Tất cả là do mẹ tham ăn”!
Video đang HOT
Vi khuẩn Listeria Monocytogenes là gì?
Vi khuẩn Listeria monocytogenes là một trong 4 tác nhân gây bệnh do thực phẩm, được Tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận. Những vi khuẩn này được tìm thấy thường xuyên nhất là ở thịt nấu chưa chín, trong các sản phẩm từ sữa, hoa quả… nó phát triển tốt ở nhiệt độ từ 4C-10C. Nhiễm khuẩn Listeria monocytogenes là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng.
Nhiệt độ của tủ lạnh thường là 2C – 8C, ở nhiệt độ này, hầu hết vi khuẩn khó phát triển tích cực, nhưng vi khuẩn Listeria monocytogenes “không sợ lạnh”, có thể phát triển mạnh trong tủ lạnh. Hầu hết những người bị nhiễm Listeria monocytogenes có thể tìm thấy loại vi khuẩn này ở thức ăn đặt trong tủ lạnh.
Một số người có thể xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm với các biểu hiện như sốt, đau cơ, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày, nếu như tiêu thụ thức ăn bị nhiễm một số lượng lớn vi khuẩn.
Vi khuẩn có thể vào máu gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh, sẽ gây nên tình trạng viêm não màng não, với các biểu hiện: đau đầu, cứng cổ, động kinh, mất thăng bằng và cảm thấy bối rối hoặc mất phương hướng có thể xảy ra.
Phụ nữ mang thai nên tránh các loại thực phẩm bao gồm: Sữa tươi, phô mai mềm, xúc xích, thịt nguội, hải sản xông khói, rau quả tươi, tôm, cua, bắp cải trộn…
Bà bầu và gia đình có trẻ nhỏ cần lưu ý khi dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh
Những gia đình có trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cần cẩn thận hơn khi lưu trữ và sử dụng đồ ăn lấy ra từ tủ lạnh (Ảnh minh họa).
- Phải có những khoảng trống giữa các hộp thực phẩm để đảm bảo không khí lưu thông.
- Thực phẩm nấu chín và thực phẩm sống phải để vào từng hộp riêng, tránh nhiễm khuẩn chéo.
- Thường xuyên lau chùi và khử trùng tủ lạnh.
- Các thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh cần được làm nóng trước khi ăn.
- Thời gian lưu trữ thực phẩm sống đông lạnh không nên vượt quá một tuần để tránh hiện tượng thực phẩm bị biến chất, nhiễm khuẩn gây ngộ độc.
- Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn.
Mẹ bầu ăn gì cho con phát triển chuẩn theo từng tháng
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cân nặng và thể chất của thai nhi trong bụng mẹ.
Khi bước vào giai đoạn mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ tăng cao. Chính vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng lúc này là vô cùng cần thiết.
Nhiều bà mẹ trẻ lo lắng không biết rằng bản thân nên ăn những gì, nên ăn bao nhiêu, hay ăn với khẩu phần như thế nào để thai nhi nhận được đủ chất.
Dinh dưỡng 3 tháng đầu tiên
Ảnh minh họa
3 tháng thai kỳ đầu vô cùng quan trọng. Thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ mới bắt đầu hình thành nên chế độ dinh dưỡng cho bà bầu đóng một vai trò rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoàn thiện của bào thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay trong 3 tháng đầu tiên, mẹ bầu cần dung nạp khoảng 200 - 300 kcal mỗi ngày, không cần tẩm bổ quá nhiều dưỡng chất vì bào thai còn nhỏ chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất.
Mẹ bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng như thông thường để hạn chế mệt mỏi và nâng cao vi chất cho cơ thể, giúp bé cưng giảm thiểu nguy cơ dị tật bẩm sinh như: Axit folic (có trong gan động vật, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau màu xanh đậm, rau dền, củ cải, bông cải, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, quýt, bưởi...); Sắt (có trong rau xanh, thịt đỏ, đậu phụ) ; Vitamin B12 (có trong cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa, thịt bò, hạt điều, hạt hạnh nhân, bông cải xanh, kiwi, xoài...).
Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6
Đây là thời gian phần lớn các mẹ bầu không còn "vật vã" vì nghén nên việc ăn uống sẽ dễ dàng hơn. Về phần thai nhi, nhu cầu dinh dưỡng sẽ tăng lên vượt trội để phục vụ quá trình tăng trưởng. Do vậy, muốn đáp ứng nhu cầu của thai nhi, mẹ nên tăng khoảng 300 kcal trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng được khuyên nên tăng cường thêm 1000 - 1200mg canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển hệ xương của bé. Lưu ý các mẹ không cần ăn nhiều, ăn đủ dưỡng chất là ổn! Các mẹ cũng nên chú ý tăng cường nhiều axit béo omega 3 và choline - "chìa khóa" giúp trí não và hệ thần kinh của bé phát triển tốt nhất.
3 tháng cuối thai kỳ
Đây là thời điểm các mẹ bận rộn với việc chuẩn bị cho bé chào đời. Do đó, mẹ bầu không nên lơ là việc ăn uống. Theo đó, các mẹ cần tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giúp xương chắc khỏe, bổ sung rau xanh, trái cây ngăn ngừa táo bón.
Dù đang ở giai đoạn nào của hành trình mang thai, mẹ bầu đều nên tránh những thực phẩm không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, như: Thực phẩm tái, gỏi, nước uống có gas, chất kích thích, thuốc lá,....
Đặc biệt, các mẹ không nên ăn quá nhiều đồ ngọt bởi đồ ngọt sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cân không kiểm soát, dễ gây tiểu đường thai kỳ và tăng nguy cơ sinh mổ. Do đó, dù không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối đồ ngọt nhưng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thì đồ ngọt nên được hạn chế.
Ngoài một chế độ ăn uống hợp lý thì lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là nên kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé, đảm bảo sự phát triển của thai nhi.
Mang thai bị đau vùng thắt lưng, do đâu? Tôi mang thai lần đầu, hiện thai đã được 8 tháng. Thai nhi phát triển tốt nhưng 1 tuần nay tôi bị đau lưng, rất khó vận động cúi xuống đứng lên. Xin bác sĩ cho lời khuyên? Ảnh minh họa leminhhoa@gmail.com Gần nửa trường hợp có đau thắt lưng trong khi mang thai, nhất là 3 tháng giữa và 3 tháng cuối....