Thai nhi đạp những điều mẹ chưa “thấu”
Những chuyển động của thai nhi mang rất nhiều thông điệp khác nhau – không chỉ đơn thuần là những cú đạp đâu mẹ nhé.
Từ khoảng tuần thứ 16-18 thai kỳ, mẹ sẽ dần cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Tuy nhiên có thể mẹ chưa biết rằng ngay từ tuần thứ 8, em bé đã biết nhào lộn trong bụng mẹ. Và mẹ đã bao giờ thắc mắc vì sao thai nhi đạp chưa? Hay có những lúc bé đạp ít nhưng lại có khi đạp rất nhiều?
Những lý giải dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu hơn về những cú đạp của con yêu trong bụng:
8 tuần – thai nhi đã biết đạp
Chuyển động của bé lúc này chỉ có thể được phát hiện thông qua siêu âm vì còn quá yếu để mẹ có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động này sau 16-18 tuần. Để cảm nhận được, mẹ cần phải hết sức chú ý, nhiều mẹ đã bỏ lỡ lần đá chân đầu tiên của bé, thường chỉ thoảng qua như cơn gió hoặc như cái búng nhẹ trong bụng. Một số mẹ chia sẻ cảm nhận của mình rằng sau 24 tuần bé đạp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, có những mẹ may mắn cảm nhận thấy những chuyển động của bé từ tuần 13 thai kỳ.
Thai nhi biết đạp trong bụng mẹ từ tuần thứ 8. (ảnh minh họa)
Thai nhi đạp – không chỉ đơn thuần là đạp
Bé đạp để phản ứng với môi trường ngoài bụng mẹ Chúng ta đều biết rằng khi thai nhi phát triển, bé bắt đầu di chuyển trong bụng mẹ. Thực tế, bé không chỉ đá mà còn thực hiện các động tác khác như chuyển động của cơ hoành, nấc, quơ tay, quay sang bên này quay sang bên kia, nhào lộn và nhiều cử động khác nữa. Tuy nhiên không phải tất cả những chuyển động này người mẹ đều phân biệt được. Vì vậy, mỗi lần mẹ cảm nhận được chuyển động của bé, mẹ thường gọi đó là “em bé đạp”.
Trong bụng mẹ, bé cố gắng căng chân tay ra để thư giãn hoặc di chuyển, do đó mẹ cảm thấy bé đang đạp. Những chuyển động hoặc đá chân là một phần của sự phát triển bình thường. Một em bé cũng có thể di chuyển hoặc đạp để phản ứng với một kích thích bên ngoài bụng mẹ như âm thanh, ánh sáng hoặc thậm chí thực phẩm do mẹ tiêu thụ.
Mẹ ăn no – bé đạp nhiều
Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Thông thường chúng sẽ đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ hoặc để phản ứng với một âm thanh lớn.
Một em bé khỏe mạnh phát triển với một tốc độ bình thường có thể đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Giảm số lần đạp có thể là dấu hiệu xấu
Một em bé khỏe mạnh đạp khoảng 15 đến 20 lần một ngày. Nếu bé giảm cử động, có khả năng thai nhi không nhận được đủ dinh dưỡng hoặc oxy. Mẹ cần được kiểm tra bằng siêu âm, xét nghiệm và đo tim thai để tìm ra nguyên nhân giảm chuyển động của thai nhi. Phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những bất thường sẽ làm tăng khả năng sống sót khỏe mạnh của thai nhi.
Khác với suy nghĩ của một số người, một em bé ít đạp hơn không có nghĩa là bé có tính cách trầm lặng hơn mà có nghĩa là bé cần được giúp đỡ. Nếu sau hai giờ em bé không cử động mặc dù mẹ đã ăn một cái gì đó, đây là vấn đề đáng lưu tâm. Đôi khi cử động của thai nhi có xu hướng chậm lại nếu lượng đường của mẹ hạ xuống.
Bé đạp ít – không phải lúc nào cũng nguy hiểm
Mẹ cần biết rằng đôi khi bé cũng muốn nghỉ ngơi trong tử cung một khoảng thời gian. Miễn là thời gian nghỉ này nằm trong khoảng 40-50 phút, mẹ có thể chưa cần lo lắng. Ngoài ra, sau tuần thai thứ 36, có thể thai nhi đạp ít đi do bụng mẹ đã trở nên chật chội.
Theo Khampha
Top 10 loại hạt mẹ ăn, con thông minh
Hạt bí, hạt dưa, hạt chia... không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp cung cấp axít béo thiết yếu giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn vặt hơn bình thường. Ăn vặt không có gì sai nhưng quan trọng các mẹ phải chọn được những loại thực phẩm có lợi cho thai kỳ và các loại hạt là một lựa chọn sáng suốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mẹ bầu ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt chia... là cách tốt nhất để giữ cân nặng vừa phải mà vẫn đủ chất bởi không nạp quá nhiều calo. Ngoài ra, những loại hạt này còn giàu axit béo thiết yếu, vitamin B, protein và khoáng chất rất tốt cho sự hình thành và phát triển đặc biệt là sự phát triển trí não của thai nhi.
Dưới đây là danh sách 10 loại hạt mẹ chớ bỏ qua trong thai kỳ:
Hạt chia
Loại hạt này có chứa hàm lượng cao các axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ khi còn trong bụng mẹ.
Hạt bí ngô
Hạt bí không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.
Hạt hướng dương
Hạt hướng dương là loại hạt có hàm lượng protein lớn hơn so với các loại hạt khác mà nhiệt lượng tương đối thấp. Không những thế, hạt hướng dương còn chứa vitamin E và loại axit có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie giúp mẹ bầu đề phòng hiện tượng thiếu máu.
Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến chất lượng hạt hướng dương. Tuyệt đối không ăn hạt mốc, hạt ẩm hay tẩm ướp quá nhiều phụ gia.
Hạt dưa
Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.
Hạt sen
Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.
Hạt đậu
Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự... là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha - linolenic... đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.
Hạt mắc-ca
Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho... nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.
Hạt óc chó
Cũng như hạt mắc-ca, hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.
Axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.
Hạt thìa là
Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.
Hạt hạnh nhân
Thành phần của hạt hạnh nhân bao gồm folate, axit folic và omega 3. Vì thế, loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.
Theo Khampha
6 điều cấm kỵ khi mẹ bầu ăn hoa quả Mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn hoa quả sau khi vừa ăn no, hoa quả chưa rửa sạch hoặc những loại rau quả để lạnh. Việc ăn uống khi mang thai không cần quá nghiêm ngặt tuy nhiên các mẹ bầu vẫn cần chú ý để tránh gặp phải rắc rối không mong muốn. Ngay cả việc ăn hoa quả trong...