Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào khi mẹ thức quá khuya?
Trong thời gian mang thai những thói quen không tốt của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thói quen ngủ trễ hay mất ngủ của bà bầu cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi cũng như của bà bầu. Sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi bà bầu ngủ muộn, thiếu ngủ?
Thai phụ chịu ảnh hưởng ra sao khi thiếu ngủ
Thiếu ngủ khiến bà bầu không tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi lái xe, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại, nếu thế, em bé sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
Thức khuya khiến não bộ thai phụ mệt mỏi, não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất. Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu… có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ .
Ảnh minh họa.
Những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày.
Những tác hại đến thai nhi khi thai phụ thức quá khuya
Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Video đang HOT
Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng.
Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân…
Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.
Những thói quen tốt giúp thai phụ ngủ ngon
- Thai phụ nên tử bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Thai phụ nên ngủ trước 23 giờ đêm, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 30 phút- 1 giờ nghỉ trưa.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biết cá, các loại đậu và vitamin B sẽ cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng…giúp thai phụ có được giấc ngủ ngon. Thai phụ tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
- Dậy sớm đi bộ thư giãn hoạc đi dạo hít thở không khí trong lành, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.
- Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.
- Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.
Theo NTD/doanhnghiepvn
Mẹ bầu 39 tuần kiên quyết sinh mổ dù mẹ chồng phản đối, lúc lấy thai nhi ra bác sĩ toát mồ hôi vì sợ hãi
Khi thai nhi được 39 tuần tuổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động, cô kiên quyết đẻ mổ mặc kệ sự phản đối của mẹ chồng.
Khi con gái đầu lòng được 2 tuổi, Tiểu Vân quyết định có thêm bé nữa dưới sự thúc ép của mẹ chồng. Khi Tiểu Vân đến bệnh viện tầm soát dị tật thai nhi, bác sĩ Triệu thông báo thai nhi vẫn ổn khiến Tiểu Vân rất yên tâm. Mẹ chồng cô chủ quan cho rằng điều này là lẽ đương nhiên bởi cô đã từng sinh con thuận lợi, bà hạn chế Tiểu Vân đi khám thai và tiến hành siêu âm thai bởi lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi.
Lần tái khám tiếp theo, Tiểu Vân không đến bệnh viện bởi cô tin những lời nói của mẹ chồng và cảm thấy thai nhi trong bụng vẫn khỏe mạnh. Khi thai nhi được 8 tháng, Tiểu Vân muốn đến bệnh viện kiểm tra, lần này mẹ chồng tiếp tục ngăn cản và cam đoan với cô là lần mang thai này cũng suôn sẻ như lần trước.
Nhưng khi thai nhi được 39 tuần tuổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động. Khi đến bệnh viện kiểm tra, cô được bác sĩ thông báo dây rốn quấn cổ thai nhi rất nghiêm trọng, hiện tại thai nhi có nguy cơ bị thiếu dưỡng khí và cần tiến hành mổ khẩn cấp.
Mang thai đến tuần 39, Tiểu Vân thấy mệt mỏi, khi đi khám cô được bác sĩ thông báo thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ rất nghiêm trọng.
Mẹ chồng của Tiểu Vân phản đối ra mặt, cho dù thai nhi đã đủ tháng và trong tình trạng nguy cấp nhưng bà vẫn muốn con dâu sinh thường. Tiểu Vân khóc lóc lo lắng, cô kiên quyết nghe theo lời khuyên của bác sĩ Triệu và tiến hành sinh mổ.
Trong phòng phẫu thuật, sau 2 tiếng giành giật sự sống, thai nhi đã chào đời an toàn. Bác sĩ Triệu và ê kíp phẫu thuật toát mồ hôi khi thấy thai nhi bị dây rốn quấn hơn 4 vòng quanh cổ. Thật may Tiểu Vân đã đến bệnh viện kiểm tra, nếu không hậu quả thật khôn lường.
Bác sĩ Triệu đưa ra lời cảnh báo: "Các bà bầu không nên nghĩ rằng chỉ cần khám tầm soát dị tật thai nhi là an toàn cho bé và bỏ qua những lần tái khám tiếp theo. Những lần tái khám trong suốt thai kỳ rất quan trọng và là cơ sở giúp bác sĩ nhanh chóng nhận ra những nguy cơ tiềm ẩn không tốt đối với sức khỏe của thai nhi, chẳng hạn bong nhau non, rò rỉ hoặc vỡ màng ối, dây rốn quấn quanh cổ thai nhi.
Thời điểm 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng nên mẹ bầu cần phải lưu ý. Thai nhi 38 tuần tuổi là đã đủ tháng, cho dù trẻ sinh ra nhẹ cân, nhưng chỉ cần mẹ chú ý bồi bổ cho trẻ thì mọi chuyện vẫn ổn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé".
Theo như lời bác sĩ Triệu các bà bầu không nên bỏ qua những lần tái khám trong thai kì.
Mẹ bầu hãy lưu ý một số biểu hiện khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ như sau:
- Thai ít chuyển động hoặc chuyển động kém: Nếu mẹ phát hiện thai nhi ít chuyển động hơn sau 37 tuần thai thì đây có thể là một trong những biểu hiện của hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ. Một em bé bình thường ở giai đoạn này của thai kỳ sẽ chuyển động khoảng 5 lần trong vòng 30 phút.
- Nhịp tim thai bất thường: Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim của bé được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Nếu có bất kỳ bất thường nào về nhịp tim, thì rất có thể là dấu hiệu bé đang bị dây rốn quấn cổ.
- Thai nhi đột nhiên di chuyển rất mạnh rồi ít hơn hẳn: Theo các chuyên gia, khi thai nhi di chuyển mạnh đột ngột rồi sau đó giảm hẳn thì rất có thể em bé đang cố gắng định vị lại vị trí để làm giảm áp lực do dây rốn gây ra.
Theo News/Helino
Hạn chế nôn khi nghén? Em chậm kinh, đi siêu âm có thai 6 tuần nhưng người em cảm giác rất khó chịu, buồn nôn nhiều khi ăn xong lại nôn. Em rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Xin bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào để hết buồn nôn? Trần Thị Kim Anh (kimanh13793@gmail.com) Trong thời kỳ đầu mang thai (thường là sau 6...