Thái Nguyên: Vụ tàn sát rừng già: Truy trách nhiệm kiểm lâm địa phương
“Trách nhiệm đầu tiên trước tình trạng rừng bị chặt phá tại KBT Thần Sa Phượng Hoàng (Võ Nhai – Thái Nguyên) phải thuộc về Ban quản lý KBT, trong đó Trạm kiểm lâm xã Sảng Mộc phải chịu trách nhiệm trực tiếp”, ông Triệu Văn Lực – Cục phó Cục Kiêm lâm khẳng định.
Trước những bức xúc của dư luận sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải liên tiếp loạt phóng sự phản ánh tình trạng lâm tặc phá rừng già xảy ra trong Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, làm rõ, báo cáo về vấn đề trên lên Phó Thủ tướng trước ngày 10/8/2012.
Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN&PTNT) đã tiến hành thành lập đoàn kiểm tra, trực tiếp kiểm tra tình trạng phá rừng tại KBT Thần Sa Phượng Hoàng.
Cục phó Cục Kiêm lâm: “Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Ban quản lý KBT, trong đó Trạm kiểm lâm xã Sảng Mộc phải chịu trách nhiệm trực tiếp”.
Làm việc với PV Dân trí sau cuộc kiểm tra, ông Triệu Văn Lực – Cục phó Cục Kiểm lâm – cho biết, Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo Cục Kiểm lâm phối hợp với Vụ Thanh tra pháp chế, Vụ Bảo tồn thiên nhiên… thành lập đoàn kiểm tra, xác minh tình hình gỗ rừng bị chặt hạ trái phép, vận chuyển tiêu thụ gỗ trái phép tại 2 xã Nghinh Tường và Sảng Mộc, thuộc huyện Võ Nhai – Thái Nguyên.
Đoàn đã đi kiểm tra thực tế tại 2 khu vực chính là khu Lân đất đỏ tại xã Nghinh Tường và Lân Nghiềng tại xã Sảng Mộc (Võ Nhai), phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên và UBND huyện Võ Nhai, BQL khu Thần Sa Phượng Hoàng, hạt kiểm lâm.
Theo ông Lực, Đoàn kiểm tra cũng đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên do ông Đặng Viết Thuần – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đại diện cùng đại diện Sở Nông nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan.
21 hộp gỗ bằng 5,7m3 xác định là gỗ khai thác trái phép của các đối tượng lâm tặc tại Lân đất đỏ – Nghinh Tường (Võ Nhai – Thái Nguyên).
Kết quả kiểm tra bước đầu được ông Lực thừa nhận: “Có thực tế tại các khu đi kiểm tra, tình trạng khai thác tận thu trái phép gỗ nghiến, gỗ trai lý được chặt hạ từ trước là có thật. Phát hiện trong khu kiểm tra có 8 cây khai thác mới: 6 cây dẻ, 1 cây Sâng và 1 cây lõi thọ. Tổng khối lượng 8 cây là 7,1m3 gỗ. Khai thác trái phép, gỗ đã được vận chuyển đưa ra khỏi rừng. Chỉ còn lại gỗ chặt và bìa bắp. Đó là hiện trường còn mới.
Khu vào Lân Nghiềng có một số gỗ tập kết tại ven đường, dạng xẻ cột, xà, ván bưng nhà ở với các loại gỗ trai lý, dẻ…Chúng tôi đã thống kê 103 thanh tương đương 9,142m3 gỗ. Chúng tôi đã thu thập được 3 đơn của 3 chủ hộ xác nhận là gỗ làm nhà. Nhưng điều này cũng không đúng quy định. Việc gỗ được tàng trữ trong nhà dân, kể cả xã đồng ý cho khai thác làm nhà, cũng là khai thác trái phép. Tôi đã có ý kiến chỉ đạo ngay việc này”.
Video đang HOT
Trên khu Lân đất đỏ (Nghinh Tường), gỗ tập kết 2 bên đường là gỗ khai thác tận thu, tận dụng được UBND huyện Võ Nhai cấp giấy phép. 9 lán trại tại khu Lân đất đỏ đã được lực lượng chức năng phá hủy. Tuy nhiên, tại đó vẫn còn một lượng gỗ 21 hộp gỗ bằng 5,7m3 xác định là gỗ khai thác trái phép của các đối tượng lâm tặc.
Sau khi kiểm tra thực trạng rừng bị phá tại xã Sảng Mộc, ông Triệu Văn Lực cho biết: “Hiện trường đúng là nghiêm trọng nhưng những cây nghiến đang bị lâm tặc tận thu đã bị chặt hạ từ trước đó khá lâu. Vẫn còn những cây nghiến dài còn nguyên bị chặt hạ mọc rêu mốc trong rừng. Từ con đường của PV Dân trí nêu như trong bài viết, chúng tôi đi mở rộng ra khoảng 100 đến 200 mét, chưa phát hiện những cây gỗ nghiến mới bị chặt hạ. Trong khu vực chúng tôi đi kiểm tra, những cây nghiến có đường kính khoảng 40cm trở nên đã không còn nữa”.
Rừng đặc dụng bị tàn phá tại rừng Sảng Mộc thuộc KBT Thần Sa – Phượng Hoàng.
Ông Lực cho biết, liên quan đến thông tin lực lượng kiểm lâm trạm Sảng Mộc có dấu hiệu tiêu cực, Đoàn đã yêu cầu 4 kiểm lâm tại trạm Sảng Mộc làm bản giải trình. Trong bản tường trình cả 4 kiểm lâm đều không thừa nhận có tiêu cực. Theo ông Lực, do thời gian ngắn nên chưa thể kết luận ngay được các kiểm lâm này có tiêu cực hay không. Đoàn đã đề xuất với tỉnh Thái Nguyên tiếp tục cho theo dõi, điều tra thêm.
Chi cục Kiểm lâm và xã Nghinh Tường xác nhận có tên “K ngọng” như báo Dân trí nêu trên địa bàn nhưng đối tượng này chưa bao giờ buôn bán, tàng trữ gỗ. Qua các kênh thông tin quần chúng, người dân cung cấp thêm 7 đối tượng nữa là đầu nậu thu gom gỗ. Tuy nhiên lãnh đạo Cục Kiểm lâm đã hỏi 7 đối tượng đó với BQL khu bảo tồn, với trạm kiểm lâm và với xã họ đều không công nhận.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở kết quả kiểm tra xác minh thông tin báo điện tử Dân trí nêu, đoàn kiểm tra Cục kiểm lâm đã yêu cầu phải làm rõ nguyên nhân chủ quan cũng như nguyên nhân khách quan dẫn đến việc rừng bị phá như vậy. Từ đó, phải quy trách nhiệm cụ thể với những cá nhân, tập thể để xảy ra tình trạng trên.
Cho biết về trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến sự việc, lãnh đạo Cục Kiểm lâm khẳng định: “Trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về Ban quản lý KBT, trong đó Trạm Kiểm lâm xã Sảng Mộc phải chịu trách nhiệm trực tiếp. Các lực lượng liên đới khác cũng cần phải xem xét trách nhiệm liên quan”.
Cũng theo ông Lực, tại KBT Thần Sa Phượng Hoàng, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng rừng vẫn bị phá là do người dân còn sống cạnh rừng nhiều, đời sống khó khăn. Cũng có thể họ khai thác gỗ làm nhà thật, nhưng một phần cũng là do lợi nhuận thu được từ việc khai thác gỗ cao trong khi việc quản lý còn bất cập. Việc tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm lâm chưa chặt chẽ, đặc biệt là việc kiểm soát và xử lý các đầu nậu chưa triệt để.
“Trong công cuộc giữ rừng, vai trò của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng. Nếu như UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo thật quyết liệt, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên vào cuộc thật quyết liệt thì chắc chắn hiện tượng chặt phá rừng như vậy sẽ được kiểm soát tốt hơn” – ông Lực trăn trở.
Theo Dân Trí
Nạn nhân kể lại vụ cuồng sát hai bé gái song sinh của tên nghiện
Sau "buổi tiệc" bồ đà cùng với nhóm bạn, Mạnh đã gây ra một thảm án khiến hai đứa trẻ song sinh mới 7 tháng tuổi ở tỉnh Đồng Nai chết tức tưởi và 4 người khác trọng thương.
Phút định mệnh
Sáng 20/6, chúng tôi tìm đến nhà bà Hồ Thị Phàm (76 tuổi) là mẹ của chị Phạm Thị Thu Hà (33 tuổi, ở ấp Bình Phú, xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) có hai con gái song sinh của chị là Nguyễn Loan Phương và Nguyễn Phương Vy (cùng hơn 7 tháng tuổi) bị kẻ thủ ác Phạm Văn Mạnh (26 tuổi, ngụ cùng ấp) sát hại dã man.
Cảnh tang tóc bao trùm lên cả xóm nghèo. Hàng trăm người dân có mặt tại căn nhà nhỏ không khỏi quặn lòng rơi lệ khi thấy người mẹ trẻ gào khóc vật vã bên hai chiếc quan tài nhỏ, bên trong là hai bé gái gương mặt như thiên thần đang nhắm nghiền mắt cạnh bình sữa và những món đồ chơi.
Có mặt tại đám tang tiễn đưa hai bé gái xấu số, nhiều người chứng kiến buổi chiều định mệnh kể lại: Trưa ngày 19/6, Phạm Văn Mạnh và một số người bạn có đến nhà Trần Công Danh cùng ấp Bình Phú tổ chức hút bồ đà. Sau khi "phê", Mạnh về nhà và nói với mẹ là bà Trần Thị Xinh (55 tuổi) và chị Phạm Thị Gái (37 tuổi) lấy dây trói mình lại để khỏi bị "điên".
Rất nhiều người thương xót số phân của hai đứa trẻ song sinh mới 7 tháng tuổi.
Tuy nhiên, hai người này chưa kịp trói Mạnh lại thì hắn đã lên cơn, mặt hầm hầm liền chạy đến xin chị Gái tiền để đi mua ma túy nhưng chị này không cho. Bực tức hắn liền lao vào lấy con dao chặt đá lạnh có răng cưa xông tới chém liên tiếp vào đầu chị gái mình.
Không dừng lại ở đó, tên Mạnh tiếp tục lao ra đường thì gặp anh Trần Toàn đi xe máy chở người bạn phía sau là chị Nguyễn Thị Tâm (31 tuổi) và bé Đài Trang (4 tuổi, con gái chị Tâm). Lúc này Mạnh như con thú lao vào chém anh Toàn hai nhát vào đầu. Rất may nạn nhân đội mũ bảo hiểm nên chỉ vỡ mũ, không ảnh hưởng đến người.
"Lúc đó tôi và con gái ngã xuống đường liền bị Mạnh xông vào chém. Tôi liền lăn trên đường để đỡ. Tuy nhiên hắn không buông tay mà tiếp tục chém nhưng tôi đã đỡ và cầm được tay hắn rồi tước con dao..."- chị Tâm kể lại giọng run rẩy vì vừa thoát khỏi bàn tay của kẻ tàn ác.
Khi bị mất vũ khí, Mạnh chạy lại chỗ đống cát xây dựng bên đường của một công trình xây nhà lấy chiếc cuốc lao đi. Lúc này mọi người trong xóm bỏ chạy tán loạn. Thấy con gây án, bà Trần Thị Xinh lao vào ôm con cũng bị Mạnh cầm cuốc bổ liên tiếp vào đầu khiến bà này gục tại chỗ.
Không dừng lại ở đó, Mạnh lao vào nhà trọ của chị Phạm Thị Hà. Khi này thấy trong nhà có bà Hồ Thị Phàm đang trông cháu nội là bé Duy Cường (7 tuổi) và hai cháu ngoại sinh đôi Nguyễn Loan Phương và Nguyễn Phương Vy thì Mạnh lao vào điên cuồng dùng cuốc bổ vào bốn bà cháu khiến tất cả gục bất động. Lúc này một số đàn ông trong ấp chạy tới khống chế bắt giữ Mạnh. Khi bị bắt, kẻ tàn ác vẫn phê ma túy.
Liên quan đến vụ cuồng sát này, ngoài hung thủ Phạm Văn Mạnh, Công an huyện Nhơn Trạch đang tạm giữ các đối tượng có liên quan gồm: Trần Công Lợi; Trần Công Danh; Phan Công Vinh và Phan Thế Mạnh vì trước đó đã tổ chức hút bồ đà.
Hiện sức khỏe của bà Phàm, bà Xinh và chị Gái đã tạm qua cơn nguy kịch. Riêng cháu Cường đã được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) ngay trong ngày với nhiều chấn thương nặng ở đỉnh trán, gãy xương hàm, đa chấn thương, tụ máu diện rộng trong tình trạng nguy kịch.
Tủi phận hai đứa trẻ song sinh.
Qua tìm hiểu được biết hoàn cảnh của 5 mẹ con chị Phạm Thị Thu Hà hết sức thương tâm. 15 năm trước, chị lấy chồng ở thị xã Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên cuộc hôn nhân kéo dài khoảng được 8 năm thì vợ chông phân ly mỗi người một nơi. Khi này chị Hà đã có được hai đứa con.
Khi li dị, chị Hà đưa hai con nhỏ về lại mẹ đẻ ở xã Long Tân sống. Hàng ngày chị đi làm công nhân, tối về thì nhận đồ may vá thêm kiếm tiền cho con ăn học. Thời gian cứ thế trôi đi và cuộc sống tuy nghèo khó nhưng 3 mẹ con chị Hà vẫn luôn vui vẻ.
Người mẹ chết ngất khi hai đứa con mãi mãi rời xa mình.
Không ngờ, cách đây gần 3 năm trước một lần đi xuống nhà chị gái chơi ở huyện Phước Long (tỉnh Bình Phước) chơi, tình cơ chị Hà quen với người thanh niên tên là Nguyễn Trường Linh. Tình yêu chớp nhoáng nhanh chóng đến với người đàn bà có một đời chồng này.
Sau đó hai người thuê nhà trọ tại ấp Bình Phúc (xã Long Tân) sống như vợ chồng không hôn thú. Hàng ngày chị Hà đi làm công nhân tại khu công nghiệp Nhơn Trạch còn gã chồng hờ đi làm phụ hồ. Tưởng rằng hạnh phúc thực sự đã đến với người đàn bà hồng nhan bạc phận này.
Nhưng không ngờ, khi chị Hà mang thai sinh song sinh hai bé gái thì Linh bỏ đi không một lời từ biệt. Cũng từ đó cuộc sống của 5 mẹ con chị Hà đã khó khăn càng trở lên khó khăn hơn. Vì mới sinh không đi làm được, chị Hà phải vay mượn tiền của người thân để mua sữa nuôi con. Thương con, thương cháu nhưng nhà quá nghèo nên mẹ của chị là bà Hồ Thị Phàm cũng chẳng lo gì được.
Đói phải mò, mới sinh con được 3 tháng, người mẹ trẻ đành gửi con nhờ mẹ giữ để đi làm mưu sinh. Tuy nhiên với đồng lương công nhân may ọp ẹp, cuộc sống của chị luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sữa cho con uống chị Hà phải đi mua chịu ở quán đến ngày con chết chị vẫn chưa trả hết.
Ông Phạm Minh Tâm - Chủ tịch UBND xã Long Tân cho biết, trước mắt chính quyền xã đã hỗ trợ gia đình chị Hà số tiền 4 triệu đồng. Bên cạnh đó bà con nhân dân trong xã tự vận động quyên góp được 8 triệu đồng hỗ trợ cho gia đình hai bé gái bị sát hại.
"Sự việc xảy ra hết sức bất ngờ và đau lòng. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo điều kiện cho gia đình nạn nhân sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, chúng tôi sẽ liên tục kiểm tra những đối tượng có biểu hiện nghi vấn nghiện ma túy để ngăn chặn kịp thời tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Đây cũng là bài học cho những gia đình nuông chiều con cái để sa vào con đường tội phạm", ông Tâm cho biết.
Nguyễn Kiên
Theo Infonet
Đời bi thảm của thợ săn bị gấu móc mắt, lột da Nó ngoạm vỡ cả mảng xương mặt, xương mũi, dùng móng vuốt kéo cả hai con mắt của ông ra ngoài, lột tanh bành từng mảng da đầu. Trong những bài viết trước, độc giả đã được lạc vào "bảo tàng giết chóc thú rừng" ở Sơn La của một thợ săn, được đắm mình vào những câu chuyện diệt thú dữ và...