Thái Nguyên, Phú Thọ có nhiều khu công nghiệp, không để bị động khi dịch COVID-19 xảy ra
Thái Nguyên và Phú Thọ – hai địa phương có nhiều khu công nghiệp, do đó phải coi việc bùng phát dịch COVID-19 ở Bắc Ninh, Bắc Giang là bài học để có những phương án đảm bảo chống dịch, chuẩn bị cơ sở vật chất cho điều trị hồi sức tích cực, không để bệnh nhân nhẹ chuyển sang diễn biến nặng…
Đây là yêu cầu của PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị làm Trưởng đoàn tại buổi kiểm tra công tác chống dịch, đảm bảo công tác hồi sức tích cực, an toàn tiêm chủng tại Thái Nguyên và Phú Thọ ngày 6/6.
Cùng tham gia Đoàn Công tác còn có PGS.TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính, Bộ Y tế; ThS Phạm Thế Thạch, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai, các cán bộ, chuyên viên Cục quản lý Khám, chữa bệnh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng đoàn công tác của Bộ Y tế tại buổi làm việc với ngành y tế Phú Thọ chiều ngày 6/6
Thái Nguyên: 200.000 lao động, tỉnh chuẩn bị sẵn 47 cơ sở cách ly và 4 bệnh viện dã chiến
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Y tế Thái Nguyên Đoàn Ngọc Huy cho biết, tính ngày 6/6 tỉnh có 3 bệnh nhân ở cộng đồng và 5 bệnh nhân ở khu cách ly tập trung. Toàn tỉnh có 4.000 doanh nghiệp với trên 200.000 lao động. Trong đó, riêng Khu công nghiệp Sam Sung có tới trên 63.000 lao động, có quy mô lớn nhất toàn cầu.
Ngành y tế Thái Nguyên đã chuẩn bị 47 cơ sở cách ly, xây dựng 4 bệnh viện dã chiến: Bệnh viện Lao Bệnh phổi; TTYT Thị xã Phổ Yên, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình phục hồi chức năng, Bệnh viện C.. theo thứ tự tuỳ mức độ các ca lây nhiễm, đồng thời chuẩn bị sẵn 15 cơ sở cách ly với tổng số trên 10.300 giường.
PGS.TS Nguyễn Công Hoàng- Gíam đốc BVĐK TW Thái Nguyên cho biết, bệnh viện có 56 cán bộ y tế chuyên ngành hồi sức tích cực với 1 máy ECMO, 30 máy thở nhưng đã sử dụng công suất tối đa. Để phấn đấu trở thành Trung tâm hồi sức tích cực tầm khu vực, Bệnh viện rất cần Bộ Y tế hỗ trợ trang bị thêm máy thở, ECMO, XQ di động….và hỗ trợ công tác đào tạo cán bộ y tế.
Là tỉnh có nguy cơ cao, do số công nhân trong các khu công nghiệp đông, nếu chỉ 10 % ca mắc trong khu công nghiệp đã lên đến 1000 người, Đoàn Công tác đề nghị Sở Y tế, BV ĐK TW Thái Nguyên và Ban Quản lý các khu Công nghiệp Thái Nguyên phải phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng chống dịch.
Phú Thọ: Gần 1.000 giường hồi sức và hơn 280 máy thở
Video đang HOT
Tại Phú Thọ, TS Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Sở Y tế Phú Thọ cho biết, tính từ đầu năm đến nay, tỉnh có 4 bệnh nhân trong cộng đồng điều trị tại Bệnh viện dã chiến tỉnh Phú Thọ, 19 công dân của Phú Thọ mắc, được phát hiện và điều trị tại Hà Nội.
Tỉnh đã xây dựng BV dã chiến công suất tối đa 170 giường bệnh, trong đó khu hồi sức cấp cứu 20 giường bệnh, đồng thời đã có phương án dự phòng thêm 2 bệnh viện với tổng công suất 430 giường bệnh.
Trong công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, toàn tỉnh ghi nhận 7 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm. Đến nay toàn bộ đã phục hồi hoàn toàn, không ghi nhận trường hợp phản ứng muộn sau tiêm.
Riêng chuyên ngành hồi sức cấp cứu hiện toàn tỉnh có 180 bác sỹ, 359 điều dưỡng tại 20 bệnh viện với tổng số 975 giường bệnh hồi sức tích cực, 284 máy thở… Tỉnh Phú Thọ đã cử 90 cán bộ y tế hỗ trợ BVĐK tỉnh Bắc Ninh và BVĐK Tỉnh Bắc Giang.
Toàn tỉnh Phú Thọ có 4 khu công nghiệp, 30 cụm công nghiệp với 120.000 công nhân lao động; Tỉnh đề nghị Bộ Y tế bố trí vắc xin, sinh phẩm cho tỉnh Phú Thọ triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh; Đầu tư trang thiết bị hồi sức tích cực và hỗ trợ công tác đào tạo…
Phải chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất, nhân lực điều trị COVID-19
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, trong thơi gian vưa qua, đê điêu trị các ca bẹnh COVID-19 nạng, Bọ Y tê đã giao nhiẹm vụ cho các Bẹnh viẹn tuyên Trung ương thành lạp các Trung tâm hôi sưc tịch cưc điêu trị các ca bẹnh COVID-19 nạng, bươc đâu các Trung tâm đã điêu trị có kêt quả rât tích cưc.
Đê công tác điêu trị ngươi bẹnh nạng phù hơp đơt dịch hiẹn tại cũng như đê phòng các đơt dịch tiêp theo Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế, các bệnh viện trực thuộc khảo sát năng lưc Hôi sưc câp cưu, công tác chuân bị tiêm chủng tại các địa phương.
Tại buổi làm việc, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã đề nghị Sở Y tế Thái Nguyên, Sở Y tế Phú Thọ phải đánh giá thực trạng và bức tranh tổng thể việc đáp ứng công tác phòng chống dịch trên quy mô toàn tỉnh để xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể để ứng phó chống dịch COVID-19.
Đây là 2 địa phương có nhiều khu công nghiệp, nguy cơ cao khi dịch bùng phát, nếu không có kế hoạch chi tiết và cụ thể, khi dịch bùng phát sẽ bị động.
Với mục tiêu đưa Thái Nguyên và Phú Thọ trở thành một trung tâm Hồi sức cấp cứu vùng cho các tỉnh Đông Bắc, Đoàn công tác đề nghị ngành y tế xây dựng kế hoạch chi tiết, đáp ứng chuyên môn không chỉ cho chống dịch COVID-19 mà cho cả điều trị các bệnh lý cấp cứu hiện nay. Bên cạnh đó các trung tâm này phải xác định còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chỉ đạo tuyến cho các tỉnh trong khu vực.
Đồng thời, xác định phương châm trong phòng chống dịch COVID-19 là chuyển tử chủ động sang tấn công, PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề nghị ngành y tế 2 địa phương phải xác định thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực, năng lực xét nghiệm; rà soát lại số nhân lực bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức cấp cứu, nội khoa, truyền nhiễm, lọc máu, ECMO….
Nếu chưa đáp ứng phải cử ngay cán bộ về BV Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới TW học tập để phục vụ công tác điều trị và đáp ứng tình huống khi dịch bùng phát trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác làm việc với ngành y tế Thái Nguyên
“Ngành y tế Thái Nguyên, Phú Thọ phải xác định phương châm 4 tại chỗ, xây dưng bệnh viện dã chiến, nâng cao năng lực hồi sức tích cực/ hồi sức cấp cứu; chủ động theo dõi sớm bệnh nhẹ, xử lý sớm không để diễn biến nặng”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê yêu cầu.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, việc tính toán nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị các nguồn lực đi kèm phải đảm bảo cho 3 khu vực:
Khu vực 1: bệnh viện dã chiến tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 nhẹ, không triệu chứng, không phải máy thở, ôxy, chỉ chủ yếu điều trị bệnh nền, thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn và nâng cao dinh dưỡng, thể trạng cho người bệnh;
Khu vực 2: bệnh nhân có mức độ trung bình, cần đầu tư ôxy gọng kính, máy thở HFNC…
Khu vực 3:bệnh nhân nặng, nguy kịch(chiếm khoảng 5%).
Các BV trực thuộc Sở Y tế Thái Nguyên, Phú Thọ tham gia kết nối các buổi hội chẩn quốc gia để nắm tình hình và kinh nghiệm điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Về công tác tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ phải có phương án cụ thể, tính toán số lượng bàn tiêm, địa điểm tiêm để công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và đáp ứng cấp cứu trong những trường hợp có phản ứng bất lợi…
Chất lượng môi trường không khí tốt hơn trên ba miền trong ngày Mùng 1 Tết
Ngày 12-2 (tức mùng 1 Tết Tân Sửu), chất lượng môi trường và không khí tốt hơn trên khắp ba miền.
Chất lượng không khí tại nhiều thành phố lớn được ghi nhận là tốt - Ảnh: HOÀNG AN
Ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và môi trường) cho thấy tại các trạm quan trắc đã được thiết lập ở 8 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Cao Bằng, Gia Lai, Thừa Thiên - Huế, có tới 10 điểm có chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức tốt màu xanh, 10 điểm có AQI màu vàng, mức chấp nhận được.
Tuy nhiên, đối với những người nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc các bệnh hô hấp tim mạnh... có thể chịu những tác động nhất định tới sức khỏe. Chỉ có 2 điểm ở UBND huyện Quế Võ và UBND xã Cao Đức (Bắc Ninh) có chỉ số AQI kém - màu da cam, tức những người nhạy cảm có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe, những người bình thường ít ảnh hưởng.
Tại Hà Nội, website moitruongthudo.vn của UBND thành phố Hà Nội chỉ ra tất cả các điểm quan trắc chất lượng không khí đều màu xanh và vàng tức chất lượng không khí ở mức tốt và chấp nhận được.
Hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí (AQI) của Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sĩ) cũng cho thấy chất lượng không khí tốt hơn khi khắp các điểm quan trắc trên cả nước có chỉ số AQI ở mức vàng - chấp nhận được và mức da cam - những người bình thường ít bị ảnh hưởng cho các tỉnh miền Trung trở vào đến hết Nam Bộ.
Từ Thanh Hóa trở ra Bắc Bộ, chất lượng không khí vẫn còn rất nhiều điểm chỉ số AQI màu đỏ - có hại cho sức khỏe. Tại Hà Nội, chất lượng không khí cũng tốt hơn khi hầu hết các điểm quan trắc có màu da cam, thậm chí có 1 điểm màu xanh - tốt cho sức khỏe ở FSoft F-Ville 1 Hòa Lạc (Thạch Thất).
Theo trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty cổ phần Tư vấn và tích hợp công nghệ D&L quản lý), các điểm quan trắc từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trở vào đến hết Nam Bộ cho thấy chất lượng không khí hầu hết ở mức tốt...
Các bác sĩ khuyên người dân nên tranh thủ những lúc không khí trong lành mở cửa giúp không khí lưu thông tốt, giữ nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
Khi chất lượng không khí xấu hơn, cần quét nhà, hút bụi thường xuyên, chạy máy lọc không khí để loại bỏ các tạp chất cùng nhiều yếu tố độc hại ẩn nấp trong không khí.
Vào những thời điểm, ở những nơi không khí bị ô nhiễm nặng, không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết, đặc biệt đối với người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có bệnh lý về hô hấp, tim mạch...
Các bậc phụ huynh đeo khẩu trang cho trẻ, hạn chế cho trẻ ra đường, dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt, mũi cho trẻ; cần chăm sóc, giữ vệ sinh, đảm bảo cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, đầy đủ vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Thái Nguyên: Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số Chiều 2/6, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên chủ trì Hội nghị làm việc với Công ty CP Tiến bộ Quốc tế về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên. Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc...