Thái Nguyên: Nuôi gà đồi kiểu thế này, có tiền tỷ cũng đúng thôi
Nhờ chuyển từ nuôi gà truyền thống sang nuôi gà thả đồi theo hướng an toàn sinh học, phát triển thương hiệu “ Gà đồi Phú Bình”, mỗi năm gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên (xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) đã thu về trên 1 tỷ đồng.
Trước khi tham gia HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên cũng đã có thâm niên gần 20 năm trong việc nuôi gà. Tuy nhiên, phải đến khi tham gia HTX vào năm 2014 và thực hiện theo mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học, gia đình anh mới thực sự có của ăn của đề từ việc nuôi gà.
Với diện tích chuồng trại khoảng 750m2 của gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên (xóm Cà, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình) đáp ứng khoảng 6.000 con gà mỗi lứa
“Trước đây gia đình tôi cũng như nhiều hộ chăn nuôi gà trong vùng vẫn chủ yếu nuôi gà theo phương pháp truyền thống. Việc kiểm soát chất lượng đầu vào không được chặt chẽ, thức ăn cho gà hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Do đó chất lượng thịt không đảm bảo, nhiều khi gà chết rất nhiều…”, anh Tuyên chia sẻ.
Phải đến năm 2014, khi HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh được thành lập cùng thời điểm nhãn hiệu “Gà đồi Phú Bình” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể, gia đình anh Tuyên mới bắt đầu thực hiện quy trình chăn nuôi gà theo hướng chuyên nghiệp, đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn và chất lượng.
Từ tháng 6/2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đã tạo ra những ưu điểm vượt trội. Với việc áp dụng mô hình này, kỹ thuật lựa chọn con giống được nâng cao hơn trước, việc kiểm soát chất lượng đầu vào dễ dàng và đảm bảo hơn, nhờ đó chất lượng sản phẩm được nâng lên mà chi phí đầu vào lại giảm đi đáng kể.
Anh Tuyên cho biết, hiện gia đình anh có khoảng 1,5ha diện tích đồi dành cho chăn nuôi trong đó khoảng 750m2 là diện tích chuồng trại để nuôi gà, đáp ứng mỗi lứa 6.000 con gà. Gia đình anh Tuyên thường xuyên nuôi 2 giống gà chính là gà ri và gà ri lai. Đây là 2 giống gà dễ nuôi phù hợp với điều kiện bán chăn thả, có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc được thị trường và người tiêu dùng ưa chuộng.
Video đang HOT
Anh Tuyên hiện là Phó giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh, đồng thời là 1 trong 10 thành viên của Hợp tác xã thực hiện mô hình chăn nuôi gà đồi theo hướng an toàn sinh học.
Theo anh Tuyên, quy trình nuôi gà đồi trải qua rất nhiều công đoạn, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn con giống. Sau đó đến công đoạn lựa chọn thức ăn chăn nuôi và vệ sinh chuồng trại để phòng tránh bệnh tật cho gà cũng vô cùng quan trọng. Việc nuôi gà phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, nhiệt độ thích hợp nhất cho gà là từ 20 – 30oC, nên tùy theo tình hình thời tiết mà điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Thông thường ở thời điểm từ 1 – 2 tháng đầu gà sẽ được chăn hoàn toàn bằng cám công nghiệp. Sau đó đến tháng thứ 3, thức ăn cho gà sẽ được thay đổi bằng loại thức ăn phối trộn gồm các thành phần chủ yếu như ngô, khô đậu tương, cám mạch và một số loại khoáng chất khác…
Ngoài việc lựa chọn con giống đảm bảo thì việc vệ sinh chuồng trại cũng quan trọng không kém. Sau khi xuất bán một lứa gà phải để trống chuồng trại từ 15 – 20 ngày để vệ sinh, phun thuốc sát trùng, rắc vôi rồi mới cho lứa tiếp theo vào chuồng. Gà thường mắc các bệnh như cầu trùng, CRD (hen), ký sinh trùng và ecoli (tiêu chảy) nên việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh cho gà là hết sức cần thiết.
Việc nuôi gà thả đồi không mất quá nhiều công chăm sóc và ít bệnh tật hơn gà nuôi chuồng, hơn nữa chất lượng thịt gà đồi lại thơm ngon và săn chắc hơn
“Việc nuôi gà thả đồi không mất quá nhiều công chăm sóc và ít bệnh tật hơn gà nuôi chuồng. Hơn nữa việc kết hợp nuôi gà thả đồi với quy trình chăm sóc khép kín, được Trung tâm kiểm định, theo dõi thường xuyên nên chất lượng thịt gà đồi thơm ngon và săn chắc hơn. Mỗi ngày, hai vợ chồng tôi chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ để chăm sóc gà, thời gian còn lại vợ chồng tôi vẫn có thể làm thêm ruộng và trồng rừng,” anh Tuyên nói.
Ngoài nuôi gà đồi thịt thương phẩm, gia đình anh còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Tuyên bán ra thị trường khoảng 40.000 con gà giống với giá bán 12.000 đồng/con.
Hiện nay, gia đình anh đang ký hợp đồng trực tiếp với 4 đơn vị thu mua gà đồi thương phẩm, chủ yếu là các cửa hàng, khách sạn ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Kạn và một số trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Bình.
Ngoài nuôi gà thương phẩm, gia đình anh Tuyên còn tự sản xuất con giống để bán và phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình.
Hằng năm, HTX dịch vụ nông nghiệp Đông Thịnh xuất bán khoảng 60.000 con gà giống và trên 10.000 con gà đồi thương phẩm (tương đương 200 tấn/năm) với doanh thu gần 10 tỷ đồng/năm. Riêng gia đình anh Tuyên, mỗi năm xuất bán từ 10.000 – 20.000 con gà đồi thương phẩm, doanh thu từ 1 – 1,2 tỷ đồng/năm.
Cũng theo anh Tuyên, giá gà đồi năm nay cao hơn những năm trước, ở thời điểm hiện tại giá gà ri thịt là 80.000 đồng/kg, và giá gà ri lai là 60.000 đồng/kg.
Theo Danviet
Lật thuyền giữa hồ, 2 cha con chết đuối thương tâm
Sự việc đau lòng xảy ra chiều 25/5 tại khu vực hồ câu Hố Cóc, xóm Cầu Cong, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Tối 25/5, qua trao đổi nhanh với PV, ông Nguyễn Bá Trực - Chủ tịch UBND xã Tân Khánh cho biết, trưa 25/5, anh Nông Xuân Hùng (sinh năm 1974, hiện đang công tác tại Kho Bạc Nhà Nước tỉnh Bắc Kạn) cùng con trai là cháu Nông Xuân Mạnh (sinh năm 2005) trú tại tổ 8, phường Phùng Chí Kiên, TP.Bắc Kạn, đi ăn cỗ tại xóm Thông, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Sau khi ăn cơm xong, hai bố con anh Hùng cùng nhau chèo thuyền đi câu cá tại khu vực hồ câu Hố Cóc thuộc địa phận xóm Cầu Cong, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình. Khi thuyền ra giữa hồ đã bất ngờ bị lật khiến 2 người bị rơi xuống nước và chết đuối.
Hiện trường vụ tai nạn đuối nước thương tâm tại khu vực hồ Hố Cóc, xóm Cầu Cong, xã Tân Khánh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, sau khi lật thuyền, anh Hùng bơi được vào bờ thì nghe tiếng cháu Mạnh kêu cứu nên vội vã bơi ra chỗ con trai. Nhưng do cháu Mạnh không biết bơi nên đã bấu víu vào bố khiến cả hai bố con bị đuối nước.
Người dân tập trung tại khu vực hồ câu xem cơ quan chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân. (Ảnh: Bạn đọc cung cấp)
Ngay sau khi sự việc xảy ra, người dân địa phương đã báo lên chính quyền và cơ quan chức năng đã nhanh chóng có mặt tại khu vực hồ câu để tìm kiếm thi thể các nạn nhân. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cơ quan chức năng mới tìm được thi thể của cháu Nông Xuân Mạnh. Còn nạn nhân Nông Xuân Hùng vẫn đang được tìm kiếm.
Theo Danviet
Quảng Nam: Nuôi heo rừng, gà ta la liệt, thích ăn thì gọi về bắt Nhờ phát triển mô hình kinh tế vườn rừng mà hộ bà Hồ Thị Nhé (56 tuổi), người Bhnoong (dân tộc Giẻ-triêng) ở thôn 1, xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam có thu nhập ổn định và bình quân mỗi năm lãi hơn 150 triệu đồng. Mô hình điểm ở đại ngàn Trường Sơn Trò chuyện với Dân Việt, bà...