Thái Nguyên: Nuôi đủ loại cá ngon dưới ao to rộng, lão nông thu trăm triệu mỗi năm
Với diện tích hơn 2ha mặt nước, ông Trần Văn Quang (57 tuổi, xóm La Đao, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) thả gần 20.000 con cá nước ngọt các loại, thu về hàng trăm triệu mỗi năm.
Đến xóm La Đao, xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên hỏi thăm về mô hình nuôi cá của gia đình ông Trần Văn Quang, không ai là không biết. Dù đã 57 tuổi, nhưng ông Quang vẫn làm đủ thứ việc kiếm về thu nhập lớn cho gia đình.
Với diện tích hơn 2ha mặt nước, gia đình ông Trần Văn Quang thả gần 20.000 con cá ngọt các loại như: Rô phi đơn tính, trắm, mè, trôi, chép…
Ông Quang cho biết, ông nuôi cá đã nhiều năm nay nhưng chỉ với quy mô nhỏ. Đến năm 2015, ông bắt đầu mở rộng diện tích và nuôi cá theo hướng công nghiệp. Hiện nay với diện tích hơn 2ha mặt nước, ông đang thả khoảng 12.000 con cá rô phi đơn tính, 1.000 con cá trắm, 1.000 con cá chép… Bên cạnh nuôi cá thịt, ông Quang còn nuôi cả cá giống.
Dẫn PV Dân Việt đi thăm ao cá của gia đình, vừa đi ông Quang vừa chia sẻ: “Nuôi cá lãi hơn những loại vật nuôi khác mà tỷ lệ rủi ro lại ít hơn, hơn nữa cũng không mất quá nhiều công chăm sóc. Mỗi ngày, tôi chỉ cần chăn 2 lần, một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Trung bình mỗi tấn cá, tôi lãi khoảng 7 – 10 triệu đồng. Dự kiến với sản lượng khoảng 20 tấn cá và giá cả tốt như năm nay, sau khi trừ các loại chi phí, gia đình tôi lãi khoảng 300 triệu đồng”.
Nuôi cá có tỷ lệ rủi ro ít, cũng không mất quá nhiều công chăm sóc
Theo ông Quang, điều quan trọng khi nuôi cá là phải đảm bảo nguồn nước sạch, nếu có nước ra vào thường xuyên thì rất tốt. Cá thường hay bị bệnh theo mùa, nhất là thời điểm giao mùa vào khoảng tháng 8 – 9 hằng năm, chủ yếu mắc các bệnh như xuất huyết và nhiễm khuẩn.
Khi bị nhiễm khuẩn, cá sẽ không ăn mà nổi lờ đờ trên mặt nước, có màu đen. Khi đó, người nuôi cần phải xử lý để đảm bảo nguồn nước sạch cho cá. Bên cạnh đó, kết hợp cho cá ăn kháng sinh và sử dụng chế phẩm sinh học để khử khuẩn nước.
Theo ông Quang, điều quan trọng khi nuôi cá là phải đảm bảo nguồn nước sạch cho cá.
Video đang HOT
Cũng theo ông Quang, muốn thành công, người nuôi cần nắm một số kỹ thuật nuôi cá trong ao. Theo đó, trước khi thả cá, người nuôi phải thực hiện việc khử trùng ao bằng vôi bột và phun các chế phẩm sinh học, sau đó mới tiến hành thả cá xuống ao. Thời điểm được lựa chọn để thả cá đẹp nhất vào khoảng tháng 6 – 7 hoặc tháng Giêng hằng năm vì lúc này thời tiết mát mẻ nên cá ít bệnh, tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn.
Với mật độ thả cá dày, khoảng 3 – 4 con/m2, cá thường bị thiếu oxy, do đó bắt buộc phải có máy tạo khí để đảm bảo nguồn oxy cho cá. Ngoài ra, độ sâu của ao cá chỉ nên từ 1,5-2m, kè ao phải được xây dựng kiên cố.
Khi nuôi cá với mật độ lớn bắt buộc phải có máy tạo khí để đảm bảo nguồn oxy cho cá.
Thức ăn của cá chủ yếu là cám công nghiệp kết hợp với cỏ. Mỗi ngày, gia đình ông chăn hết khoảng 1,5 tạ cám. Ngoài ra, ông Quang còn nuôi bèo trong ao để chăn cá con.
Sau khoảng 6 tháng, cá rô phi đạt trọng lượng khoảng 1kg/con, cá trắm đạt trọng từ 2,5kg/con trở lên là có thể xuất bán.
“Hiện nay, gia đình tôi đang mua cá giống chủ yếu từ các trại cá ở Hiệp Hòa, Bắc Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh, Hải Dương… nói chung cứ giống ở đâu tốt thì mua. Có một kinh nghiệm nữa là trước khi bán cá, người nuôi nên cho cá nghỉ ăn từ 3 ngày đến khoảng 1 tuần để cá thật sự sạch,” ông Quang chia sẻ.
Thức ăn của cá chủ yếu là cám công nghiệp kết hợp với cỏ, mỗi ngày cho cá ăn 2 lần vào sáng và tối
Ông Quang cho biết, nuôi cá không chỉ giúp nâng cao thu nhập cho gia đình mà còn góp phần đảm bảo môi trường và phục vụ nguồn nước tưới tiêu cho bà con sản xuất. Hiện tại, ông đang hoàn tất thủ tục hồ sơ để thành lập HTX, tạo công ăn việc làm cho các hộ gia đình để nâng cao thu nhập.
Thái Nguyên: Một nông dân phát tài nhờ nuôi loài thú cứ 1 năm vật ra cắt thứ này bán đắt tiền
Nhờ nuôi hươu lấy nhung, bán hươu giống, anh Ngô Văn Hùng - Giám đốc HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên) không chỉ phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp các hội viên trong hợp HTX có thu nhập ổn định.
Nói về mô hình nuôi hươu sao lấy nhung trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, phải nhắc đến anh Ngô Văn Hùng, người đầu tiên mạnh dạn phát triển mô hình nuôi hươu sao lấy nhung tại địa phương. Hiện nay, anh Hùng là Giám đốc HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa (xóm Tè, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, Thái Nguyên)
Anh Hùng bắt đầu thành lập HTX nuôi hươu từ năm 2017 với 7 thành viên.
Anh Hùng cho biết, anh từng có thời gian tham gia quân ngũ từ năm 1992 - 1994. Sau khi xuất ngũ trở về, anh làm thầu xây dựng ở nhiều nơi với nguồn thu nhập khá ổn định. Tuy nhiên, anh vẫn muốn trở về địa phương phát triển kinh tế gia đình để có điều kiện gần vợ con.
Phú Yên: Nuôi loài rắn dài ngoẵng ăn ít, đưa tay vơ được cả đống, cứ bán 1 con thu 800 ngàn đồng
Sau khi tìm hiểu trên mạng về một số mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh quyết định từ bỏ công việc trước đây và phát triển mô hình nuôi hươu sao lấy nhung.
Năm 2017, anh thanh lập HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa với 7 thành viên ban đầu. Đến nay, HTX đã phát triển số lượng lên 12 thành viên, trong đó hầu hết đều là những cựu chiến binh.
Theo anh Hùng, hươu là loài động vật hoang dã nên điều kiện sống tương đối đơn giản, ít bị bệnh. Bởi vậy, nuôi hươu không phải đầu tư quá nhiều cho việc xây dựng chuồng trại, mà chỉ mất tiền đầu tư con giống ban đầu.
Thức ăn của hươu chủ yếu là cỏ, hoa quả và lá cây tươi. Trung bình mỗi ngày, một con hươu ăn từ 5 - 6kg cỏ và khoảng 500 gram hoa quả. Cần chú ý không nên cho hươu ăn quá nhiều tinh bột vì hươu dễ bị đầy bụng.
Gia đình anh Hùng hiện đang nuôi tất cả 10 con hươu sao.
Mùa xuân là thời gian hươu nhú lộc nhung. Lúc này mới cho hươu ăn thêm tinh bột để nhung hươu được mập mạp, đẹp và nhiều chất dinh dưỡng. Sau khoảng 50 - 60 ngày lên nhung, sẽ tiến hành cắt và thu hoạch nhung.
Hiện nay gia đình anh đang nuôi 10 con hươu sao và là một trong những hộ nuôi nhiều nhất của HTX.
Anh Hùng cắt cỏ làm thức ăn cho hươu.
Theo anh Hùng, bên cạnh việc nuôi hươu lấy thịt, HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa còn bán con giống, nhung hươu và nhiều sản phẩm giá trị khác từ hươu như cao hươu, huyết nhung hươu. Các sản phẩm này đều có tem nhãn truy xuất nguồn gốc.
Anh Hùng cho biết, thời gian nuôi hươu để lấy nhung tốt nhất là 5 năm, khi đó nhung hươu sẽ đạt trọng lượng tối đa với giá bán có thể lên tới 24 triệu đồng/cặp. Ngoài ra, với mỗi con hươu giống, anh Hùng có thể thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng/con. Thậm chí, anh có thể thu lãi 15-16 triệu đồng/con nếu con giống đẹp.
Hiện tại HTX có một số sản phẩm chính từ hươu như thịt hươu, cao hươu, huyết nhung hươu, nhung hươu...
Hiện tại, sản phẩm cao hươu và huyết nhung hươu đang được HTX bán với giá 500.000 dồng/lạng, thịt hươu có giá 400.000 đồng/kg. Sản phẩm giá trị nhất là nhung hươu được bán với giá 2,2 triệu đồng/lạng.
Anh Hùng cho biết thêm, trong năm tới, anh sẽ đăng ký 2 sản phẩm OCOP là thịt hươu và nhung hươu do có nguồn sản phẩm dồi dào và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Một trong những sản phẩm có giá trị cao từ hươu của HTX hiện nay là nhung hươu ngâm mật ong.
Ngoài các sản phẩm từ hươu, HTX Trọng Hùng còn có nhiều loại sản phẩm khác như mật ong, nước dứa ép...
Bên cạnh việc nuôi hươu, HTX nuôi hươu Hội Cựu chiến binh Trọng Hùng Tân Hòa còn sản xuất nhiều sản phẩm khác như mật ong, gà, chim bồ câu, nước ép dứa... với doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho các thành viên trong HTX.
Đoạn đường vành đai gần nghìn tỷ đồng ở vùng thủ đô Tuyến đường dài hơn 9 km với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên, là một trong các dự án đầu tiên thuộc tuyến vành đai 5 vùng thủ đô. Dự án đường qua huyện Phú Bình, Thái Nguyên là tuyến đầu tiên thuộc hệ thống đường vành đai 5 vùng thủ đô, khởi công cuối năm 2018 và...