Thái Nguyên: Ký ức dân tộc Sán Dìu đang được lưu giữ, truyền nối như thế nào?
Đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ngày nay vẫn đang cố gắng lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống như tiếng nói, trang phục, lễ cấp sắc, và hát Sọong Cô… Ông Đỗ Văn Quyền – Phó ban Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên cho biết, người Sán Dìu đến xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên sinh cơ, lập nghiệp đến nay đã 7 đời.
Bảo tồn nghi lễ, lễ hội truyền thống, dân ca, dân vũ dân tộc Sán Dìu
Trải qua các thế hệ, người Sán Dìu tại đây hiện còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống như nghi lễ cấp sắc, những lễ hội truyền thống trong năm…và đặc biệt là hát Soọng Cô.
Ông Quyền cho biết, cách thức thực hiện nghi lễ cấp sắc trải qua 4 bước (Ảnh: Hà Thanh)
Theo ông Quyền, đặc trưng trong lối sống, cung cách sinh hoạt, canh tác nông nghiệp của đồng bào Sán Dìu có phần khác biệt rõ rệt so với các dân tộc khác.
Về trang phục, người phụ nữ Sán Dìu thường mặc áo tứ thân kết hợp với váy ngắn nhằm mục đích để thuận tiện nhất cho việc sản xuất và sinh hoạt. Còn người đàn ông Sán Dìu sẽ mặc quần ngắn vừa chấm đầu gối.
Đặc biệt, tuy sống gần rừng, nhưng người Sán Dìu lại chủ yếu canh tác lúa nước và tuyệt đối không khai thác đất rừng làm nương rẫy.
Người Sán Dìu cũng tổ chức các nghi lễ như lễ xuống đồng, lễ cấp sắc… giống các dân tộc khác, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt. Điển hình như trong nghi lễ cấp sắc, cung cách trang trí đàn cấp sắc của người Sán Dìu rất chi tiết và cầu kỳ.
Video đang HOT
Điều này được thể hiện qua việc treo những bức tranh binh thần, đằng trước những bức tranh sẽ treo những câu đối viết bằng chữ Nho với nội dung nói lên ý nghĩa của mỗi bức tranh trong nghi lễ đó.
Hình ảnh một phần của tờ sớ kỳ yên trấn trạch của người Sán Dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Hà Thanh)
Việc cấp sắc được chia làm 4 bước, sau mỗi bước lại đổi danh xưng. Bước thứ nhất được gọi là nhập môn. Những người muốn làm thầy cúng (chủ yếu là đàn ông), phải học chữ Nho cho đến khi đọc thông viết thạo sẽ làm lễ nhập môn, trở thành sư đệ.
Bước thứ hai, 2 ông thầy sẽ làm lễ cúng cấp sắc cho sư đệ. Sau lễ cấp sắc này, sư đệ sẽ trở thành sư phụ. Bước thứ 3 là tứ gia tổng xuyến. Khi làm xong bước này, người thầy được xưng danh là sư gia.
Bước thứ 4 là bậc cao nhất của hệ thống làm thầy, được gọi là đại phàn chủ. Bước này được phép xuất ra điệp văn để các nam sinh được mở lễ cấp sắc. Đây là phần quan trọng nhất trong nghi lễ cấp sắc. Khi đã được làm lễ cấp sắc rồi thì mới được làm thầy.
Do đó, để được làm thầy và có thể cấp sắc cho các sư đệ thì người chủ tế bắt buộc phải đọc thông viết thạo chữ Nho và phải nói được tiếng dân tộc (tiếng mẹ đẻ).
Đây chính là yếu tố cốt lõi và là nền tảng bền vững để bảo tồn tiếng dân tộc Sán Dìu trong bối cảnh xã hội đang ngày một bị đồng hóa giữa các dân tộc như hiện nay.
Bà con dân tộc Sán Dìu gói bánh chuẩn bị cho nghi lễ cúng Thành Hoàng làng vào dịp Đông chí. (Ảnh: NVCC)
500 thành viên nòng cốt Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu
Ông Đỗ Văn Quyền cho biết thêm, đến nay người Sán Dìu tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vẫn duy trì tết tứ quý hay còn gọi là tết 4 mùa: Xuân, hạ, thu, đông.
Ví dụ như vào mùng 6 tháng Giêng, đồng bào Sán Dìu sẽ tổ chức lễ xuống đồng. Đây là một đại lễ được được người Sán Dìu duy trì nhiều đời nay, cúng Thành Hoàng làng với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Đến ngày 15/11 âm lịch, sau một năm gieo trồng cấy hái, bà con lại cùng nhau tổ chức lễ mùa đông hoặc còn được gọi là lễ Đông chí để tạ ơn, trả lễ Thành Hoàng làng và chuẩn bị các công việc để đón năm mới.
Điều đặc biệt, trong các nghi lễ này chỉ có phần lễ mà không có phần hội.
Các nghệ nhân hát Soọng Cô ngày nay đều là những người lớn tuổi (Ảnh: NVCC)
Một loại hình văn hóa đặc sắc hiện đang được đồng bào Sán Dìu tại xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên lưu truyền và gìn giữ đó là hát Soọng Cô.
Hát Soọng Cô là loại hình hát dân ca được thể hiện qua các câu ca, đối đáp ca ngợi đất nước, xóm làng, tình yêu đôi lứa của đồng bào Sán Dìu.
Tuy nhiên đến nay, hát Soọng Cô cũng như ngôn ngữ của người Sán Dìu đang dần bị mai một theo thời gian. Ngày nay, chủ yếu là những người lớn tuổi hát Soọng Cô.
Để bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Sán Dìu, ngày 12/3/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có quyết định thành lập Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên.
Cho đến nay, Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên đã thu hút được trên 500 hội viên tham gia.
Xôi đen - Vị thuốc bổ của miền núi
Người Sán Dìu ở Trung Mỹ - xã miền núi của huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc có rất nhiều món ăn độc đáo.
Chỉ riêng xôi nếp cũng đã có rất nhiều loại, từ xôi vàng với quả dành dành, xôi xanh với nhiều loại lá rừng đặc sản, xôi tím với quả khoé, xôi đỏ với quả gấc, xôi hồng với quả rôm,... Đặc biệt xôi đen với lá cây xau xau là quý nhất, vừa là món ăn ngon dễ bảo quản được lâu vừa là vị thuốc quý chữa bệnh.
Đối với bà con dân tộc Sán Dìu, trong lễ tết Thanh Minh tảo mộ hàng năm, nhất thiết phải có xôi đen để dù có phải đi tảo mộ xa hàng mấy ngày đường, xôi cũng không bị hỏng. Cách làm xôi đen cũng khá đơn giản.
Cây xau xau là loại cây rừng thân gỗ có mùi thơm hương nhu, lá non có thể dùng làm rau gia vị. Lá cây xau xau ngâm vào thùng nước sẽ cho màu tím đen. Muốn đen tuyền thì nhúng mũi cày đã nung đỏ vào nhiều lần, nước sẽ càng đen sẫm lại. Đem lọc bỏ bã lấy nước để ngâm gạo nếp, sau một đêm vớt ra thấy gạo nếp đã đen đều thì xóc lên rắc chút muối rồi đem đồ xôi. Hạt xôi đã chín càng đen bóng lại, đơm ra đĩa bày lên mâm cỗ.
Xôi đen để lâu vẫn dẻo thơm và càng đen bóng. Xôi đen chỉ bảo quản bình thường cũng lâu bị ôi thiu nên dùng làm thức ăn dự trữ đi đường xa.
Ăn xôi đen rất dễ tiêu, chữa được bệnh hay đau đầu và rất phù hợp với người ốm yếu da xanh do sốt rét rừng, bởi ăn xôi đen còn có tác dụng bổ máu.
Bệnh viện là nhà, chiếu là bàn học - Cô bé dùng chân "vẽ" tương lai So với bạn bè cùng lớp, Linh Thị Hồng không có đôi tay. Nhưng Hồng không nản chí. Cô bé người dân tộc Sán Dìu này hằng ngày vẫn say sưa dùng đôi chân để "hoạch định" tương lai cho mình. Hồng ngồi học trong lớp. "Thường trú" ở bệnh viện Linh Thị Hồng, người Sán Dìu là học sinh lớp 4A2 Trường...