Thái Nguyên: Khẩu sli – món ăn truyền thống của người Tày
Khẩu sli hay còn gọi là bánh bỏng gạo thoạt nhìn, món ăn này tưởng chừng như đơn giản nhưng đằng sau đó chứa đựng biết bao sự dụng công của người làm. Và hơn cả nó còn chứa đựng mong muốn về sự gắn kết trong mối quan hệ anh em, họ tộc và trong cộng đồng của đồng bào dân tộc Tày.
Ngày nay, ngoài làm lễ vật dâng cúng tổ tiên, Khẩu sli còn là món bánh được nhiều người yêu thích tìm mua làm quà biếu
Ngọt thanh vị mật mía, thơm cay mùi gừng, giòn tan trong khoang miệng là những cảm nhận đầu tiên của bất kỳ ai khi thưởng thức món ăn truyền thống này. Tôi đã đi gặp bà Nguyễn Thị Hà, thôn Bãi Lềnh Cắm Xưởng, xã Bảo Cường (Định Hóa) – người suốt 10 năm qua đảm trách làm bánh Khẩu sli trong mâm lễ của huyện dâng tại Lễ hội Lồng Tồng.
Bà chia sẻ bí quyết: Để làm được Khẩu sli thơm ngon thì từ khâu chọn nguyên liệu đã phải rất kỹ càng. Gạo nếp phải là giống nếp Vải hoặc nếp Cái hoa vàng. Chọn lấy những hạt gạo còn nguyên không gãy nát. Sau đó mang gạo đi ngâm khoảng 2 tiếng rồi vớt ra. Lúc này người làm Khẩu sli sẽ lấy bột ngô tẻ hoặc gạo tẻ trộn vào gạo đã ráo nước trước khi cho vào chõ để đồ xôi. Việc này sẽ giúp các hạt xôi không bị bết dính vào nhau. Trong lúc đồ xôi phải canh để hạt gạo vừa chín tới thì bỏ ra, quá lửa xôi sẽ ướt không làm được bánh. Xôi đồ xong được cho ra cán tơi từng hạt. Khoảng 8 -10 tiếng sau, bỏ xôi vào cối giã để hạt cơm dẹt lại, khi đó mang đi rang hạt xôi mới phồng đẹp. Khi rang bỏng, mỗi mẻ chỉ rang một lượng bằng khoảng lưng bát ăn, như thế hạt bỏng mới giòn đều. Bỏng rang xong sẽ được trộn với mật mía hoặc đèn phèn đã nấu dẻo ở độ như người ta làm kẹo kéo (ngon nhất vẫn là nấu với mật mía). Ngày nay, tùy theo sở thích mà người làm khẩu sli có thể cho thêm lạc hay vừng vào bánh. Người ta cũng có thể dùng cốm để làm nguyên liệu cho món bánh này. Trước đây, vì khó khăn, không sẵn bánh kẹo như bây giờ nên người lớn thường làm bánh Khẩu sli để sắp lên ban thờ cúng tổ tiên trong những dịp lễ, tết, làm quà biếu và làm quà cho con trẻ. Trong những ngày lễ chính trong năm, nhất là Tết Nguyên đán thì trong mâm lễ cúng gia tiên của người Tày (Định Hóa) sẽ không thể thiếu món Khẩu sli.
Bà Nguyễn Thị Hà vẫn đồ xôi làm bánh Khẩu Sli bằng chiếc chõ thân dưới là đồng, nửa trên bằng gỗ
Video đang HOT
Trong trí nhớ của bà Hà, những ngày Tết của tuổi thơ đều gắn với làm bánh Khẩu sli. Tối giao thừa, chị em bà phụ mẹ làm một mẻ để sắp lên ban thờ lễ gia tiên đón thời khắc giao thừa. Do trước đây không có gì bảo quản, bánh để lâu bên ngoài sẽ không giòn nữa nên ngày mùng 1 Tết, gia đình lại làm mẻ mới để thiết đãi khách và cũng chỉ làm đủ ăn trong ngày. Mỗi ngày làm một mẻ cho đến khi hết Tết.
Ngày nay, dù cuộc sống đã đủ đầy hơn, nhưng với bà con người Tày nói riêng và người dân Định Hóa nói chung, Khẩu sli không chỉ là món ăn để nhớ về một thời đã qua mà nó đã trở thành món ăn truyền thống chứa đựng văn hóa của cộng đồng người Tày ở mảnh đất An toàn khu kháng chiến. Ý nghĩa trao truyền đó vẫn được người Tày gìn giữ đến hôm nay. Mỗi độ Tết đến Xuân về trong mâm cao cỗ đầy của mỗi gia đình, Khẩu sli vẫn chiếm một vị trí đặc biệt không thể thiếu. Đúng như cái tên của nó “khẩu” là cơm, “sli” là kết dính, người Tày gửi gắm vào món ăn này cả một nhân sinh sâu sắc. Đó là sự đoàn kết, chan hòa và nhân ái.
10 đặc sản Hàn Quốc
Kim chi, bibimbap, gimbap, thịt nướng bulgogi... là những đặc sản mà tín đồ yêu ẩm thực Hàn thường mê mẩn.
Kim chi là món ăn kèm không thể thiếu trong bữa cơm gia đình của người dân địa phương. Kim chi có hàng trăm loại khác nhau, và phần lớn có vị cay. Nó được coi là món ăn "quốc dân", làm nên tên tuổi cho xứ sở của sâm. Ảnh: Shutterstock
Gimbap là món ăn truyền thống của người dân Hàn Quốc, kết hợp hài hòa giữa vị mặn của lá rong biển, mềm dẻo của cơm, thơm béo của trứng chiên, xúc xích, thanh mát cùng dưa chuột và cà rốt... Gimbap được cắt thành khoanh tròn, rất dễ ăn, đơn giản mà đầy đủ chất dinh dưỡng. Đây là món ăn phổ biến thứ hai ở đất nước này, sau kim chi. Ảnh: Shutterstock.
Bulgogi là món thịt nướng (thường là thịt bò) vì người dân tin rằng loại thịt này giúp hương vị món ăn thêm đậm đà. Thịt bò được thái mỏng và tẩm với sốt đậu nành, dầu đậu phộng, thêm tỏi, đường, hành xanh, tiêu đen và sau đó đặt lên vỉ và nướng. Mọi người thường ăn kèm rau diếp, lá vừng cùng các loại kim chi. Ảnh: Shutterstock
Jajangmyeon, mỳ tương đen hay còn gọi là mỳ Jajang - một món ăn thường xuyên xuất hiện trong những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Điều làm nên sự đặc biệt cho món ăn chính là phần nước sốt màu đen được làm từ tương đậu cùng với các phụ liệu như bí, tỏi, thịt hoặc hải sản... băm nhỏ. Ảnh: Shutterstock
Naengmyeon làmỳ lạnh, món ăn phổ biến vào mùa hè. Sợi mì làm từ bột kiều mạch, cán mỏng và có màu xám tối. Nước dùng được chế biến từ nước ninh xương bò. Mỳ lạnh thường được dùng trong bát lớn, vị thanh ngọt mát. Khi dùng món này vào mùa đông, bạn có thể thay nước dùng bằng nước ngâm kim chi giúp giữ ấm cơ thể. Ảnh: Shutterstock.
Japchae có nguyên liệu chính là sợi miến nhỏ được chần chín qua nước sôi, trộn dầu cho các sợi miến rời nhau cùng các nguyên liệu khác như thịt, rau cải, giá đỗ, cà rốt, rau bina, nấm... đã được xào chín. Người Hàn dùng dầu mè để xào. Gia vị chính là xì dầu và ớt cùng hạt vừng. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội. Ảnh: Food and wine
Tteokbokki là những miếng bánh nếp trắng tinh, mềm dẻo, được cắt thành từng khúc hình trụ đều nhau. Mọi người thường phủ lên món bánh này đẫm nước sốt tương ớt đỏ rực, ăn kèm kim chi, trứng luộc, xúc xích, hành lá, vài lát thịt heo hoặc thịt bò... Đây là món ăn đường phố rất được giới trẻ ưa chuộng tại Hàn Quốc. Ảnh: Wiki
Soondubu jjigae là món súp đậu hũ non. Nước súp đỏ "siêu" cay, ăn kèm hải sản, thịt, nấm, kim chi, rau... Trước khi ăn, nhiều người còn cho vào tô súp một quả trứng sống, khuấy đều rồi mới thưởng thức. Đây là món ăn đường phố khá phổ biến vào mùa đông ở Hàn Quốc, được mệnh danh là "thịt bò trong vườn rau". Ảnh: Pinterest
Samgyetang hay gà tần sâm là món ăn được người dân lựa chọn khi muốn bồi bổ sức khỏe. Gà non làm sạch, được nhồi sâm cùng gạo nếp, hoàng kỳ, táo tàu rồi cho vào nồi đá hầm trong nhiều giờ. Với cách nấu cầu kì nhiều công đoạn, món ăn này còn trở thành món ăn thanh mát, tiếp thêm sinh lực vào mùa hè ở xứ sở kim chi. Ảnh: Maangchi
Bibimbap, món cơm trộn này có màu sắc khá bắt mắt: màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt... Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, một chút rau diếp, trứng được rán chín cùng với thịt bò xắt nhỏ đã ướp gia vị. Khi ăn, mọi người sẽ trộn đều các món trong bát, rồi rưới sốt tương ớt. Ảnh: Wiki
Đặc sản rêu đá Từng là món ăn mời khách của người Thái, người Tày vùng núi phía bắc, rêu đá đang dần mất đi khi môi trường sống của chúng thay đổi. Rêu đá thường dùng để tiếp đãi khách quý, hoặc dùng trong những bữa ăn quan trọng như tiệc cưới, mừng nhà mới. Chúng chúng chỉ sinh sống ở những vùng nước sạch chưa...