Thái Lan xem xét áp dụng hộ chiếu vắcxin để thúc đẩy du lịch
Tờ The Nation cho biết Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan Pipat Ratchakitprakarn đã đề nghị Bộ Y tế phê duyệt thực hiện một hệ thống hộ chiếu vắcxin nhằm khởi động ngành du lịch của nước này trong năm nay.
Đường Khao San, một địa điểm du lịch nổi tiếng, ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ông Pipat nói hôm 1/3 rằng Chính phủ Thái Lan đang chờ thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về hộ chiếu vắcxin trước khi ban hành biện pháp này.
Ông Pipat cho rằng việc áp dụng hộ chiếu vắcxin hoặc một phương pháp tương tự cho phép khách du lịch nước ngoài không phải cách ly sẽ đảm bảo có ít nhất 5 triệu du khách nước ngoài đến Thái Lan trong năm 2021.
Video đang HOT
Theo ông Pipat, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 (CCSA) cũng đang thảo luận về một cơ chế cách ly 14 ngày, theo đó sẽ cho phép khách du lịch nước ngoài rời khỏi phòng khách sạn của họ chỉ sau 3 ngày tự cách ly .
Bộ Du lịch và Thể thao cũng đã trình kế hoạch cung cấp vắcxin cho 5 tỉnh phụ thuộc vào du lịch là Phuket, Surat Thani, Chon Buri, Chiang Mai và Krabi.
Sinh viên Thái kêu gọi tẩy chay lễ trao bằng của Quốc vương
Một số sinh viên ủng hộ biểu tình Thái Lan tuyên bố không tham dự lễ tốt nghiệp do Vua Vajiralongkorn chủ trì tại Đại học Thammasat.
"Chúng tôi muốn số người có mặt trong hội trường ít nhất có thể, nhằm gián tiếp truyền đi thông điệp rằng nhiều người trong chúng tôi không hài lòng với chế độ quân chủ, và chúng tôi muốn thay đổi", Suppanat Kingkaew, sinh viên 23 tuổi, hôm nay cho biết, đề cập tới lễ tốt nghiệp hoàng gia được tổ chức tại Đại học Thammasat ở thủ đô Bangkok ngày 30-31/10.
Người biểu tình tập trung tại thủ đô Bangkok, Thái Lan, hôm 29/10. Ảnh: AFP.
Lễ tốt nghiệp, nơi Quốc vương đích thân trao bằng, là một sự kiện trọng đại đối với các sinh viên sắp ra trường và gia đình họ. Các bức ảnh chụp tại buổi lễ thường được nhiều gia đình Thái Lan tự hào treo trong nhà.
Truyền thống này bắt đầu từ năm 1932, trước khi chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt, tại thời điểm hoàng gia muốn củng cố quan hệ với tầng lớp trung lưu đang gia tăng.
Nghi thức này trở nên quan trọng hơn dưới thời cố vương Bhumibol Adulyadej, cha của Vua Maha Vajiralongkorn, người đã dành nhiều thập kỷ hoạt động để tăng cường uy tín của hoàng gia, vốn phải được tôn kính theo quy định của hiến pháp.
Tuy nhiên, cải cách chế độ quân chủ lại là một trong những yêu sách người biểu tình đưa ra trong làn sóng phản đối chính quyền bùng phát từ hồi tháng 7. Đám đông cho rằng quyền lực của Quốc vương Vajiralongkorn nên được giảm bớt, đồng thời đề nghị thay đổi những điều luật giúp ông nắm quyền kiểm soát trực tiếp với một số đơn vị quân đội và khối tài sản hoàng gia.
Một số sinh viên có tên trong danh sách dự lễ tốt nghiệp cho biết áp lực từ gia đình còn lớn hơn cả chính trị. "Mẹ tôi yêu cầu đến dự buổi lễ, nhưng thật lòng mà nói, tôi không thực sự muốn tham gia", một nam sinh 24 tuổi tên Japan cho hay.
Hoàng gia Thái Lan và Đại học Thammasat không phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Chưa rõ có bao nhiêu sinh viên Đại học Thammasat hưởng ứng lời kêu gọi tẩy chay buổi lễ. Tuy nhiên, Papangkorn Asavapanichakul, 24 tuổi, cho biết anh vẫn sẽ tham dự và chụp ảnh kỷ niệm, vì đây là "sự kiện chỉ có một lần trong đời".
Trung Quốc chia sẻ dữ liệu nước với vùng Mekong từ 1/11 Trung Quốc cấp dữ liệu thủy văn cả năm của sông Lan Thương cho Ủy hội sông Mekong (MRC) và 5 nước hạ nguồn, trong đó có Việt Nam, từ đầu tháng sau. Theo đó, Trung Quốc sẽ cung cấp thông tin về mực nước và lượng mưa tại hai trạm thủy văn Doãn Cảnh Hồng và Mãn An, mỗi ngày hai lần...