Thái Lan và Campuchia sẽ sớm nối lại đàm phán về tranh chấp trên biển
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 8/11 cho biết Campuchia đã được thông báo về việc nối lại các cuộc đàm phán liên quan đến các khu vực tranh chấp trên biển theo Bản ghi nhớ (MoU) năm 2001, sau khi Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) được thành lập vào giữa tháng này.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thông điệp này đã được bà Paetongtarn gửi tới Thủ tướng Campuchia Hun Manet nhân dịp hai nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11, tại Côn Minh, Trung Quốc.
Theo Thủ tướng Thái Lan, việc thành lập JTC dự kiến sẽ được hoàn tất sau khi bà kết thúc chuyến công du tới Peru để tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 diễn ra từ ngày 10-16/11.
Bà Paetongtarn khẳng định: “Đến lúc đó, JTC sẽ tiếp tục đàm phán theo MoU”; đồng thời lưu ý thêm rằng MoU được ký vào năm 2001 đóng vai trò là khuôn khổ chính để đàm phán về Khu vực yêu sách chồng lấn (OCA).
Thái Lan và Campuchia đều tuyên bố chủ quyền đối với một khu vực rộng khoảng 26.000 km2 ở Vịnh Thái Lan. Khu vực này được cho là giàu tài nguyên năng lượng hóa thạch. Campuchia đã đưa ra yêu sách ban đầu vào năm 1972, nhưng Thái Lan sau đó đã bác bỏ yêu sách của quốc gia láng giềng này.
Hai nước đã ký MoU vào năm 2001, khi cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đang nắm quyền, để hướng tới việc cùng khai thác chung tại các khu vực chồng lấn và phân định biên giới trên biển.
Tuy nhiên, sau đó việc thực hiện MoU bị đình trệ cho đến nay vì vấp phải sự phản đối của một bộ phận người dân Thái Lan khi cho rằng MoU có thể khiến Thái Lan mất chủ quyền đối với một số khu vực.
Thái Lan, Campuchia sẽ đàm phán lại về thăm dò mỏ khí ngoài khơi 300 tỉ USD
Thái Lan và Campuchia sẽ tái khởi động các cuộc đàm phán về thăm dò một mỏ dầu khí ngoài khơi có giá trị ít nhất 300 tỉ USD mà hai nước từng tranh chấp kể từ những năm 1970.
Theo South China Morning Post ngày 10.10, đầu năm nay, Thái Lan và Campuchia đã nhất trí thảo luận về cách khai thác công bằng lô khí đốt rộng 26.000 km 2, ước tính chứa khoảng 283 tỉ m 3 khí đốt tự nhiên (LNG) và 300 triệu thùng dầu thô.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết hoạt động thăm dò chung là một trong 10 mục tiêu hàng đầu của chính phủ. Theo Bangkok Post dẫn lời bà Shinawatra, hoạt động thăm dò chung sẽ giúp tăng cường an ninh năng lượng và cắt giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu cao trong bối cảnh Thái Lan tìm cách tăng cường trữ lượng dầu khí của mình.
Thái Lan, Campuchia sẽ đàm phán lại về thăm dò mỏ khí ngoài khơi 300 tỉ USD
Về phần mình, Campuchia vẫn cam kết thảo luận vấn đề khai thác chung với Thái Lan. Phát ngôn viên chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết: "Nếu chính phủ mới của Thái Lan sẵn sàng, chúng tôi rất vui lòng tiếp tục đàm phán".
Các cuộc đàm phán giữa hai bên về thăm dò dầu khí đã bị đình trệ kể từ năm 2001. "Chúng ta không cần giải quyết những quan điểm khác nhau về chủ quyền, chúng ta chỉ cần thảo luận với quốc gia láng giềng và cố gắng tận dụng các nguồn lực. Điều đó sẽ tăng cường an ninh cũng như cắt giảm chi phí tiện ích", Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira phát biểu.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN -Nhật Bản lần thứ 27 tại Lào vào ngày 10.10.2024. ẢNH: REUTERS
Khí đốt tự nhiên cung cấp khoảng 60% nhu cầu điện của Thái Lan, trong đó nguồn cung trong nước chiếm hơn một nửa. Với tốc độ tiêu thụ hiện tại, đất nước này có thể cạn kiệt khí đốt trong vòng 5 - 10 năm.
Giám đốc điều hành của Viện Dầu khí và Năng lượng Thái Lan Kurujit Nakornthap cảnh báo: "Chúng ta sẽ cần nhập khẩu nhiều LNG hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát điện". Ông Nakornthap nói thêm rằng trữ lượng chưa được khai thác của Thái Lan có thể cung cấp cho đất nước thêm ít nhất 20 năm nữa.
Truyền thông Đức đán.h giá động lực đằng sau bức tranh kinh tế sáng màu của Việt Nam Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế mới nổi ở Đông Nam Á. Thu hoạch lúa vụ Đông Xuân trên cánh đồng xã Tân Nghĩa, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Nguyễn Văn Trí - TTXVN Theo dự báo mới của WB, tăng trưởng kinh tế ở...