Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, ngày 16/8, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 9 đã diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, với sự tham dự của các nước thành viên, gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự hội nghị.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 1
Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 9. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Tại hội nghị, các nước đánh giá hợp tác Mekong – Lan Thương thời gian qua đã đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng khu vực Mekong hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Các nước hoan nghênh Thái Lan và Trung Quốc, với vai trò đồng Chủ tịch cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương, đã thúc đẩy tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ 9 nhằm đánh giá việc triển khai những định hướng, được các nhà lãnh đạo 6 nước thông qua, tại Hội nghị cấp cao Mekong – Lan Thương tháng 12/2023, đồng thời thúc đẩy triển khai Kế hoạch hành động Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027.

Các nước hoan nghênh kết quả ấn tượng của hợp tác Mekong – Lan Thương, với gần 100 dự án do Quỹ Đặc biệt Mekong – Lan Thương tài trợ, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, địa phương và doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như thương mại, nông nghiệp, du lịch, quản lý nguồn nước, môi trường, phát triển xanh, y tế, xóa đói giảm nghèo, trao quyền cho phụ nữ.

Với chủ đề “Hướng tới tương lai an toàn và bền vững hơn cho khu vực Mekong – Lan Thương”, các nước thành viên đề xuất nhiều ý tưởng mới nhằm nắm bắt các cơ hội mở ra từ những xu hướng phát triển mới về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các tiến bộ khoa học – công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ phát triển. Các nước nhất trí đẩy mạnh kết nối thông qua phát triển hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, hàng không, bảo đảm chuỗi cung ứng ổn định, thúc đẩy nông nghiệp thông minh và bền vững, tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai, giảm ô nhiễm không khí và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Đặc biệt, quản lý bền vững nguồn nước tiếp tục là nội dung được ưu tiên hàng đầu tại hội nghị; các nước khẳng định nỗ lực triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước Mekong – Lan Thương giai đoạn 2023-2027 và ủng hộ Việt Nam tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hợp tác nguồn nước Mekong – Lan Thương lần thứ 2 trong năm 2025.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 2
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Lan Thương. T

Video đang HOT

hứ trưởng cũng nhấn mạnh 5 kết quả và đóng góp nổi bật của hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian qua, đó là cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, hợp tác hiệu quả và thực chất hơn, lĩnh vực hợp tác mở rộng hơn, sự tham gia sâu rộng hơn của các thành phần xã hội và mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 3
Bà Eksiri Pintaruchi, Thư ký thường trực phụ trách các vấn đề đối ngoại của Vương quốc Thái Lan chào mừng Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng (bìa trái) tham gia Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển đã được các nhà lãnh đạo Mekong – Lan Thương thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã đưa ra một số đề xuất quan trọng:

Thứ nhất, một khu vực Mekong – Lan Thương hiện đại và phát triển phải dựa trên cơ sở bảo đảm thương mại, đầu tư và kết nối thông suốt giữa các nước thành viên. Việt Nam đề xuất Mekong – Lan Thương hợp tác mở rộng thị trường, củng cố chuỗi cung ứng bền vững, kết nối hạ tầng giao thông. Mekong – Lan Thương cần ưu tiên nâng cao năng lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua triển khai hiệu quả Hành lang đổi mới sáng tạo Mekong – Lan Thương.

Thứ hai, để xây dựng một khu vực Mekong – Lan Thương xanh, bền vững và bao trùm, các nước Mekong – Lan Thương cần phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu. Việt Nam ủng hộ Sáng kiến về đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Meklong – Lan Thương về nguồn nước và đề xuất các nước tăng cường hợp tác trong quản lý lũ lụt và hạn hán, chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, tiến hành các nghiên cứu chung, đồng thời xem xét tổ chức Ngày nước Mekong -Lan Thương nhằm nâng cao nhận thức về quản lý, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn nước sông Mekong – Lan Thương.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 4
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Thứ ba, hợp tác Mekong – Lan Thương cần tiếp tục đóng góp thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, sự gắn bó sâu sắc giữa nhân dân 6 nước, đồng thời tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm. Đây cần là nền tảng cho sự phát triển của Mekong – Lan Thương giai đoạn tiếp theo. Theo đó, hướng tới kỷ niệm 10 năm thành lập cơ chế hợp tác Mekong – Lan Thương vào năm 2025, Việt Nam đề xuất tăng cường và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, giao lưu thanh niên, kết nối địa phương, doanh nghiệp, tìm kiếm những ý tưởng hợp tác mới từ thế hệ trẻ của sáu nước.

Các đề xuất và đóng góp của Việt Nam đã được các nước ghi nhận, đánh giá cao và đưa vào các văn kiện về định hướng hợp tác Mekong – Lan Thương trong thời gian tới.

Hợp tác vì người dân, hướng đến một tiểu vùng Mekong an toàn và bền vững - Hình 5
Trưởng đoàn Thái Lan và Trung Quốc chủ trì họp báo chung sau Hội nghị. Ảnh: Huy Tiến/Pv TTXVN tại Thái Lan

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 9 đã thành công tốt đẹp. Hội nghị đã ra Thông cáo báo chí chung và thông qua 3 sáng kiến mới về tăng cường hợp tác quản lý tài nguyên nước, xây dựng môi trường không khí sạch và phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Các nước nhất trí Hội nghị Bộ trưởng Mekong – Lan Thương lần thứ 10 sẽ được tổ chức tại Trung Quốc trong năm 2025 nhằm tiếp tục đẩy mạnh hợp tác Mekong – Lan Thương, đóng góp cho hòa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng và bền vững của khu vực.

Đỗ Sinh – Huy Tiến (TTXVN)

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

Phóng viên TTXVN tại Malaysia đã có cuộc phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, ông Adnan Hussain, cùng Giám đốc Trung tâm Đối ngoại và An ninh Hàng hải, bà Sumathy Permal, về kinh nghiệm của Malaysia cũng như mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển thủy sản bền vững.

Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững - Hình 1
Tàu cá công suất lớn đánh bắt xa bờ cập cảng cá Cửa Tùng. Ảnh minh họa: Nguyên Linh/TTXVN

Vụ trưởng Hussain cho biết Malaysia đặt ưu tiên cao trong việc đảm bảo tính bền vững của nguồn lợi thủy sản trong khi ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển ngành thủy sản. Để đảm bảo ngành thủy sản tiếp tục mang lại lợi ích cho người dân và đất nước, khát vọng phát triển nghề cá bền vững đã được thể hiện trong Chính sách Nông sản Quốc gia 2.0, sau đó được chuyển thành Kế hoạch hành động chiến lược của ngành thủy sản Malaysia. Hai tài liệu hướng dẫn này cùng với các chính sách và hướng dẫn có liên quan khác, tạo thành "xương sống" cho cách Malaysia quản lý nguồn tài nguyên của mình, đồng thời phát triển ngành thủy sản.

Để hỗ trợ nhu cầu ngày càng tăng về cá và các sản phẩm thủy sản, các nỗ lực nhằm tăng sản xuất thông qua nuôi trồng thủy sản được chú trọng. Điều này nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn từ đánh bắt thủy sản. Những nỗ lực liên quan khác của Malaysia bao gồm phục hồi môi trường sống thông qua các rạn san hô nhân tạo, tăng cường khu vực được bảo vệ, tăng cường năng lực giám sát, kiểm soát cùng với sự tham gia thường xuyên với các bên liên quan cũng như trao quyền cho người dân địa phương, đặc biệt là ngư dân ven biển để quản lý các khu bảo tồn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực cũng thúc đẩy việc áp dụng các phương pháp nuôi trồng thủy sản tốt nhất, đồng thời tính đến các hệ thống nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, cũng như là tiêu thụ cá và các sản phẩm thủy sản an toàn và bền vững.

Hiện tại Vụ Thủy sản đang thực hiện biện pháp mới, có thể hiểu là vườn ươm giống cá trên biển nhằm bổ sung và tái cân bằng tài nguyên biển. Bên cạnh đó, các rạn san hô nhân tạo đã trở thành môi trường sống tự nhiên cho cá sinh sản và cũng sẽ cân bằng quần thể cá ở vùng biển Malaysia. Ngoài ra, việc bảo vệ rừng ngập mặn phải được duy trì để đảm bảo môi trường sống tự nhiên trong khi thực hiện khép kín mùa thu hoạch tôm ở Bờ Đông cũng là một cách tốt để đảm bảo nguồn tài nguyên được duy trì.

Theo ông Hussain, hoạt động đánh bắt trái phép tràn lan ở vùng biển của Malaysia đang khiến nước này thiệt hại từ 3-6 tỷ ringgit (637 triệu USD) mỗi năm. Trung bình có 980 tấn hải sản bị đánh bắt trái phép ngoài vùng biển Malaysia mỗi năm, chủ yếu do ngư dân nước ngoài đánh bắt ở các khu vực bị cấm. Lượng hải sản bị đánh cắp ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân và tổn thất lớn về tài nguyên biển của Malaysia. Trong nỗ lực khắc phục tình trạng đánh bắt trái phép, các cơ quan chức năng đã tập trung hơn vào việc thực hiện Chương trình Giám sát và Kiểm soát (MCS) theo Đạo luật Thủy sản năm 1985. MCS là một phần không thể thiếu trong quản lý nghề cá, bao gồm việc giám sát và hành động chống lại những ngư dân không tuân thủ luật pháp địa phương và quốc gia, các công ước tiểu vùng hoặc khu vực, các điều khoản và điều kiện cấp phép. Tác động của việc đánh bắt quá mức một phần do đánh bắt bất hợp pháp sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ đánh bắt, cuối cùng dẫn đến giảm thu nhập cho ngư dân đánh bắt hợp pháp do các hoạt động không bền vững.

Malaysia hợp tác với các nước láng giềng để quản lý nguồn lợi thủy sản. Ông Hussain nhấn mạnh nếu một quốc gia đang bảo vệ các loài bị đe dọa và có nguy cơ tuyệt chủng, cũng như nguồn sinh sản của mình thông qua đánh bắt cá, thì các nước láng giềng cũng nên thực hiện điều tương tự.

Theo Vụ trưởng Hussain,tỷ lệ đánh bắt trái phép tại Malaysia đã giảm tới 4% và giá trị đánh bắt đã tăng lên tới 7% vào năm 2021 so với năm 2020. Tuy nhiên, để thành công hơn, Vụ Thủy sản cần hỗ trợ tài chính và đủ nhân sự để xây dựng Kế hoạch quản lý nghề cá (FMP) và Kế hoạch hành động quốc gia (NPOA) có hiệu quả.

Ông Hussain cho biết Malaysia cũng đối mặt với thách thức trước mắt là ngư dân địa phương thiếu nhận thức và hiểu biết, đặc biệt là về việc duy trì nguồn lợi thủy sản. Ngư dân cần được hiểu rõ về chính sách của chính phủ và được hỗ trợ về kinh phí, cũng như công nghệ đánh bắt mới nhất để đảm bảo họ có thể tối đa hóa công suất tàu thuyền và sản lượng đánh bắt. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho ngư dân Malaysia.

Về phần mình, bà Permal cho biết để đảm bảo hoạt động đánh bắt cá có trách nhiệm, ngư dân Malaysia được khuyến khích sử dụng các thiết bị liên lạc và dẫn đường phù hợp, chẳng hạn như GPS, thiết bị theo dõi di động và Hệ thống nhận dạng tự động (AIS). Những thiết bị này không chỉ hỗ trợ ngư dân trong hoạt động đánh bắt mà còn ngăn chặn việc vô tình xâm phạm lãnh hải của các quốc gia khác.

Chuyên gia Permal cho biết thêm Malaysia rất quan ngại về các hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU) xảy ra trong phạm vi quyền tài phán quốc gia của mình và trên biển cả. Hậu quả của việc khai thác IUU về môi trường, xã hội và kinh tế là rất lớn, ảnh hưởng xấu đến cả các loài mục tiêu và không phải mục tiêu cũng như hệ sinh thái rộng hơn. IUU có thể làm suy giảm nỗ lực quản lý để đạt được nghề cá bền vững và do đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành thủy sản do sự cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, IUU khiến những người đánh cá hợp pháp bị thiệt hại về mặt kinh tế.

Ngoài ra, IUU làm suy yếu nỗ lực quốc tế, khu vực và quốc gia nhằm bảo tồn và quản lý hiệu quả trữ lượng cá và tác hại của việc đánh bắt cá trái phép. Bà Permal nhấn mạnh Chính phủ Malaysia có quan điểm xử lý nghiêm khắc hành vi đánh bắt trái phép của tàu cá nước ngoài, qua đó bảo vệ chủ quyền biển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của đất nước. Căn cứ luật pháp và các quy định liên quan, Malaysia thực hiện hướng dẫn, trấn áp và quản lý các hoạt động đánh bắt trái phép của người nước ngoài theo hai luật chính là Đạo luật về chủ quyền hoạt động kinh tế, ngư nghiệp và Đạo luật về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Malaysia cam kết ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến nghề cá của ngư dân nước ngoài và địa phương thông qua các biện pháp xử lý nhiều lớp. Hoặc bị truy tố tại tòa án với các hình phạt răn đe hoặc thời hạn tạm giam lên đến 2-3 năm hoặc chịu án phạt tù không nộp tiền phạt theo quy định của Đạo luật Thủy sản 1985.

Đánh giá quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia trong lĩnh vực ngư nghiệp, Vụ trưởng Hussain cho biết hai nước có mối quan hệ tốt cả ở cấp độ song phương và khu vực trong lĩnh vực thủy sản.

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà Nội; Biên bản ghi nhớ về thành lập Nhóm công tác kỹ thuật về nghề cá nơi cả hai nước có thể trao đổi song phương về vấn đề thủy sản. Malaysia và Việt Nam đã hợp tác trong các lĩnh vực khác các nền tảng đa phương cụ thể là Nhóm công tác nghề cá ASEAN (ASWGFi), Trung tâm Phát triển thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC), Mạng lưới Nuôi trồng thủy sản ở châu Á-Thái Bình Dương (NACA) và Kế hoạch Hành động khu vực nhằm thúc đẩy trách nhiệm các hoạt động đánh bắt cá bao gồm chống lại hoạt động bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát hoạt động đánh bắt cá trong khu vực (RPOA-IUU).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con traiPhản ứng của ông Trump trước việc Tổng thống Biden ân xá cho con trai
18:08:10 02/12/2024
Nóng: Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ ban bố thiết quân luậtNóng: Tổng thống Hàn Quốc bất ngờ ban bố thiết quân luật
21:35:18 03/12/2024
Hàn Quốc: Phe đối lập ra tối hậu thư đối với Tổng thống Yoon Suk YeolHàn Quốc: Phe đối lập ra tối hậu thư đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol
13:05:10 04/12/2024
Trộm liều lĩnh đập cửa kính, cửa hàng mất 66 túi xách hơn 32 tỷ đồngTrộm liều lĩnh đập cửa kính, cửa hàng mất 66 túi xách hơn 32 tỷ đồng
14:36:34 04/12/2024
Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn QuốcToàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc
07:45:54 04/12/2024
Hàn Quốc trải qua một đêm 'hỗn loạn chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ'Hàn Quốc trải qua một đêm 'hỗn loạn chính trị lớn nhất nhiều thập kỷ'
11:47:49 04/12/2024
Gần 300 binh sĩ Hàn Quốc tiến vào trụ sở quốc hội sau lệnh thiết quân luậtGần 300 binh sĩ Hàn Quốc tiến vào trụ sở quốc hội sau lệnh thiết quân luật
12:23:59 04/12/2024
Có kẻ lạ mặt đang ở trong nhà tôi!Có kẻ lạ mặt đang ở trong nhà tôi!
19:16:37 03/12/2024

Tin đang nóng

Sốc: Nữ sĩ Quỳnh Dao - mẹ đẻ "Hoàn Châu Cách Cách" tử tự ở nhà riêngSốc: Nữ sĩ Quỳnh Dao - mẹ đẻ "Hoàn Châu Cách Cách" tử tự ở nhà riêng
14:59:46 04/12/2024
Cựu cầu thủ Đà Nẵng, Trần Anh Khoa đột ngột qua đờiCựu cầu thủ Đà Nẵng, Trần Anh Khoa đột ngột qua đời
12:03:55 04/12/2024
Sinh con rồi bỏ lại bệnh viện Từ Dũ, 26 năm sau người con tìm về, nói những điều khiến bố mẹ lặng điSinh con rồi bỏ lại bệnh viện Từ Dũ, 26 năm sau người con tìm về, nói những điều khiến bố mẹ lặng đi
11:53:25 04/12/2024
MC Quỳnh Chi đám cưới ở tuổi 38: "Tôi nói rõ về bệnh tình của mình với chồng"MC Quỳnh Chi đám cưới ở tuổi 38: "Tôi nói rõ về bệnh tình của mình với chồng"
13:05:53 04/12/2024
Cá sấu nằm phơi nắng trong sân nhà dân ở TPHCMCá sấu nằm phơi nắng trong sân nhà dân ở TPHCM
12:20:17 04/12/2024
Đàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện tỷ phú Mỹ, thú nhận nóng giận quyết định saiĐàm Vĩnh Hưng rút đơn kiện tỷ phú Mỹ, thú nhận nóng giận quyết định sai
15:29:06 04/12/2024
Kết cục đau lòng của tỷ phú "thần đồng bất động sản" và 30 mỹ nhân "nương tựa"Kết cục đau lòng của tỷ phú "thần đồng bất động sản" và 30 mỹ nhân "nương tựa"
11:15:57 04/12/2024
Cực HOT: Dàn Anh Trai Say Hi đáp xuống Hà Nội cho 2 siêu concert, fan vây kín tạo cảnh tượng chưa từng thấyCực HOT: Dàn Anh Trai Say Hi đáp xuống Hà Nội cho 2 siêu concert, fan vây kín tạo cảnh tượng chưa từng thấy
15:11:20 04/12/2024

Tin mới nhất

Nga đang tiến mạnh, dự báo ảm đạm cho Ukraine

Nga đang tiến mạnh, dự báo ảm đạm cho Ukraine

16:14:54 04/12/2024
Rất có khả năng Nga sẽ cố gắng phá vỡ hệ thống phòng thủ của Ukraine ở Chasiv Yar và Toretsk. Nếu thành công, họ sẽ tiến tới những thị trấn quan trọng nhất còn sót lại ở Donetsk, đầu tiên là Kostiantynivka.
Nga bao vây Ukraine ở trung tâm hậu cần chiến lược, thế 'vạc dầu' được thiết lập

Nga bao vây Ukraine ở trung tâm hậu cần chiến lược, thế 'vạc dầu' được thiết lập

16:12:29 04/12/2024
Cuộc tấn công của Nga đang diễn ra ở Kurakhovo. Theo các báo cáo sơ bộ, lực lượng Nga đã kiểm soát toàn bộ khu vực trung tâm của thành phố. Lực lượng Ukraine gần như đã bị đẩy lùi khỏi các tòa nhà chung cư ở trung tâm.
Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD

Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD

15:04:04 04/12/2024
Thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng cho biết, kế hoạch bán vũ khí trên sẽ tác động tới chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ thông qua việc cải thiện an ninh cho Ukraine.
Tác động với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi

Tác động với Hàn Quốc sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi

15:01:53 04/12/2024
Ông Yoon đã phản ứng lại những lời chỉ trích bằng cách tuyên bố chúng là tin giả, thậm chí còn sử dụng ngôn ngữ gay gắt, tuyên bố các thế lực ủng hộ Triều Tiên hoặc chống nhà nước đứng sau những lời chỉ trích ông.
Qatar rót 1,3 tỷ USD đầu tư vào công nghệ khí hậu tại Anh

Qatar rót 1,3 tỷ USD đầu tư vào công nghệ khí hậu tại Anh

14:53:10 04/12/2024
Theo thông cáo báo chí từ chính phủ Anh, khoản đầu tư này dự kiến không chỉ thúc đẩy phát triển các giải pháp bền vững mà còn tạo ra hàng nghìn việc làm cho lao động có tay nghề cao tại cả hai quốc gia.
Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng

Toàn cảnh lệnh thiết quân luật tại Hàn Quốc và những tác động sâu rộng

14:48:54 04/12/2024
Rạng sáng 4/12, chỉ vài giờ sau khi lệnh được ban bố, Quốc hội Hàn Quốc đã tổ chức phiên họp khẩn cấp với tỷ lệ đồng thuận 100%, nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ lệnh thiết quân luật được thông qua.
Nhà tù tư nhân Mỹ trước cơ hội bùng nổ nhờ chính sách cứng rắn của ông Trump

Nhà tù tư nhân Mỹ trước cơ hội bùng nổ nhờ chính sách cứng rắn của ông Trump

14:46:51 04/12/2024
Những con số nói trên, vốn rất bất thường trong một ngày, đã tiếp tục tăng kể từ đó, tạo nên sự phấn khích trong các giám đốc điều hành cấp cao, những người đã nói về việc tăng sức chứa lên hàng triệu tù nhân nếu cần thiết.
Thế giới thiệt hại nặng trong mùa bão 2024

Thế giới thiệt hại nặng trong mùa bão 2024

14:46:05 04/12/2024
Munich Re nêu rõ nhiệt độ mặt biển quá cao, do tác động của biến đối khí hậu, đã làm gia tăng cường độ các cơn bão và cả lượng mưa trút xuống.
Gia tăng căng thẳng trên chính trường Hàn Quốc

Gia tăng căng thẳng trên chính trường Hàn Quốc

14:41:56 04/12/2024
Một người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cũng cho biết Chính phủ nước này ủng hộ việc Tổng thống Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh thiết quân luật và tôn trọng yêu cầu của Quốc hội Hàn Quốc về việc chấm dứt tình trạng này.
Trung Quốc phản ứng trước lời đe dọa áp thuế của ông Trump đối với BRICS

Trung Quốc phản ứng trước lời đe dọa áp thuế của ông Trump đối với BRICS

14:33:18 04/12/2024
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các quốc gia BRICS nếu khối này tạo ra hoặc ủng hộ một loại tiền tệ thay thế đồng USD.
Chỉ số Dax của Đức lần đầu tiên vượt mốc 20.000 điểm

Chỉ số Dax của Đức lần đầu tiên vượt mốc 20.000 điểm

14:31:56 04/12/2024
DAX chạm đỉnh kỷ lục 20.038,01 điểm, tăng 0,5% trong phiên giao dịch. Sự kiện này diễn ra chỉ chưa đầy ba tháng sau khi DAX cán mốc 19.000 điểm, đồng thời khẳng định mức tăng trưởng ấn tượng 19% kể từ đầu năm.
Đại sứ quán Mỹ ban hành cảnh báo khẩn cấp với công dân tại Hàn Quốc

Đại sứ quán Mỹ ban hành cảnh báo khẩn cấp với công dân tại Hàn Quốc

14:29:57 04/12/2024
Đại sứ quán Mỹ đã phát đi thông báo nhằm cảnh báo về tình hình bất ổn sau khi Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh thiết quân luật, đồng thời khuyến nghị công dân nước này nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin bất ngờ về cách giúp vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành sống tốt 10 năm mà không cần đi làm

Thông tin bất ngờ về cách giúp vợ trẻ kém 40 tuổi của Lý Khôn Thành sống tốt 10 năm mà không cần đi làm

Netizen

16:46:31 04/12/2024
Một trong những mối tình lệch tuổi gây ồn ào nhất MXH Trung Quốc chính là câu chuyện của cố nhạc sĩ Lý Khôn Thành (SN 1957) và Lâm Tĩnh Ân (SN 1996).
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Park Min Young

Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Park Min Young

Hậu trường phim

16:27:47 04/12/2024
Cụ thể, đây là tấm ảnh được cắt ra từ cảnh tắm trong phim Công chúa Ja Myung Go. Trong ảnh, nữ diễn viên để lộ một phần vòng 1 đẫy đà lên trên mặt nước khiến người xem nóng mắt .
Jennie (BLACKPINK) bị lăng mạ khắp MXH vì tình cũ V (BTS)

Jennie (BLACKPINK) bị lăng mạ khắp MXH vì tình cũ V (BTS)

Sao châu á

15:56:32 04/12/2024
Thời gian gần đây, Jennie (BLACKPINK) trở thành nạn nhân của bạo lực mạng. Điều này khiến người hâm mộ lo lắng cho nữ idol.
Sao Việt 4/12: Trấn Thành xót xa khi vợ bị ngã thang cuốn

Sao Việt 4/12: Trấn Thành xót xa khi vợ bị ngã thang cuốn

Sao việt

15:48:38 04/12/2024
Trấn Thành đăng ảnh chân bà xã Hari Won đầy vết trầy xước do bị ngã thang cuốn. Anh bày tỏ thương bà xã nhưng vẫn không quên trêu Hari Won.
Hạnh Sino nói gì khi bị loại đầu tiên tại Chị đẹp đạp gió 2024?

Hạnh Sino nói gì khi bị loại đầu tiên tại Chị đẹp đạp gió 2024?

Tv show

15:46:29 04/12/2024
Được đứng trên sân khấu đầu tư hoành tráng, Hạnh Sino tìm lại được những cảm xúc ngày còn hoạt động nhóm nhạc sau nhiều năm vắng bóng.
Quan hệ tình dục đồng tính nam, nhiều đàn ông sốc khi nhiễm HIV

Quan hệ tình dục đồng tính nam, nhiều đàn ông sốc khi nhiễm HIV

Sức khỏe

15:03:33 04/12/2024
Theo ông Thái Văn Nhàn, nhiều trường hợp quan hệ tình dục đồng tính nam đã sốc, có tâm lý chán nản, thậm chí là muốn tự tử khi phát hiện nhiễm HIV.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng về mối quan hệ với Mỹ

14:26:24 04/12/2024
Ông khẳng định tầm quan trọng của đối thoại chiến lược để thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau, tránh tính toán sai lầm và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có lợi ích chung.
Vay 1,4 tỷ đồng rồi bỏ trốn, bị bắt khi ra ngân hàng giao dịch

Vay 1,4 tỷ đồng rồi bỏ trốn, bị bắt khi ra ngân hàng giao dịch

Pháp luật

14:16:26 04/12/2024
Theo hồ sơ của cơ quan Công an, năm 2023, Giang sử dụng thủ đoạn gian dối để vay số tiền 1,4 tỷ đồng của người khác rồi chiếm đoạt.