Thái Lan trong chiến lược của Trung Quốc
Trung Quốc đang không ngừng tranh thủ Thái Lan để có được một đồng minh hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích chiến lược lâu dài.
Cuối tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat thực hiện chuyến thăm chính thức Trung Quốc kéo dài 3 ngày, theo tờ The Bangkok Post. Sau đó, ông Suwanatat thông báo 130 binh sĩ hải quân Thái Lan sẽ sang Quảng Châu, Trung Quốc, tập trận chung với nước chủ nhà từ ngày 9 – 29.5. Một nhóm sĩ quan nước này cũng sẽ sớm đến Trung Quốc để tham gia khóa huấn luyện về tàu ngầm. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đồng ý hỗ trợ Bangkok phát triển dự án giàn phóng tên lửa DGI-1G trị giá 1,5 tỉ baht (hơn 1.050 tỉ đồng).
Giao tình nhiều năm
Thực ra, hai nước này vốn hợp tác quốc phòng sâu rộng từ nhiều năm qua. Năm 1991, tiến sĩ Bates Gill, hiện đang giữ chức Giám đốc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế (SIPRI), công bố báo cáo China looks to Thailand – Exporting Arms, Exporting Influence về quan hệ quân sự Trung – Thái. Theo đó, từ năm 1985, Bắc Kinh bắt đầu cung cấp nhiều loại vũ khí chủ lực cho Bangkok như súng pháo hạng nặng, súng phòng không, súng chống tăng cùng 24 xe tăng T-59. Tháng 3.1987, trung tướng SuchindaKhraprayu, lúc bấy giờ giữ chức Phó tham mưu trưởng quân đội Thái Lan, tuyên bố nước này vừa mua một đơn hàng vũ khí từ Trung Quốc. Đơn hàng gồm 30 xe tăng T-69S, 10 khẩu đội súng phòng không, 3.000 súng phóng lựu. Cuối năm 1987, Bắc Kinh bán thêm 800 xe bọc thép, tên lửa tầm nhiệt phòng không HY-5, súng pháo tầm xa. Tháng 3.1988, Thái Lan lại mua thêm một loạt khí tài của Trung Quốc gồm: 23 xe tăng T-69, 360 xe bọc thép, hệ thống radar dẫn đường tên lửa đối không. Cuối năm 1988, Bangkok thông báo ý định mua tàu hộ tống lớp Giang Hồ, tàu ngầm lớp Tống, chiến đấu cơ F-7, xe tăng chiến đấu chủ lực. Tuy nhiên, sau đó, kế hoạch mua tàu ngầm và chiến đấu cơ bị trì hoãn.
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (trái) gặp người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại Bắc Kinh hồi tháng 4.2012 – Ảnh: Reuters
Bên cạnh hợp tác quân sự, quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc với Thái Lan cũng không ngừng tăng trưởng, theo Tân Hoa xã. Từ năm 2010 – 2011, giá trị đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan tăng gấp 3 lần đạt gần 800 triệu USD. Tổng kim ngạch thương mại song phương 2 nước đạt 64,77 tỉ USD vào năm 2011 và đến năm 2015 thì con số này dự kiến cán mốc 100 tỉ USD. Hiện tại, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan. Ngoài ra, Bangkok cũng là thành viên đầu tiên trong khối ASEAN thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với Bắc Kinh. Hồi cuối năm ngoái, trong chuyến thăm Thái Lan của Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, 2 bên cũng ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ trị giá 11 tỉ USD.
Quan hệ Mỹ – Thái Theo nhận định của tiến sĩ Ernest Z.Bower, Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (Hawaii), quan hệ Mỹ – Thái có nền tảng vững chắc. Vì thế, chỉ cần Washington và Bangkok biết cách tôn trọng lẫn nhau thì mối quan hệ sẽ phát triển tốt đẹp, bất chấp các thách thức trong khu vực. Nhiều năm qua, Mỹ luôn là đối tác thương mại quan trọng và có nhiều hợp tác quân sự với Thái Lan. Hiện tại, các loại vũ khí Mỹ như chiến đấu cơ F-15, F-16, máy bay vận tải quân sự C-130 hay các loại tàu hộ tống vẫn đóng vai trò nòng cốt của quân đội. Ngoài ra, hai bên còn thường xuyên tổ chức tập trận chung đa phương định kỳ hằng năm với tên gọi Hổ mang vàng có quy mô lớn. Thời gian qua, Thái Lan vẫn giữ quan hệ tốt với Mỹ.
Video đang HOT
Bắc Kinh và Bangkok còn triển khai nhiều chương trình hợp tác văn hóa, giáo dục trong nhiều năm qua. Hiện tại, khoảng 800.000 người Thái đang theo học tiếng Hoa. Trung Quốc hiện xây dựng hoàn tất 12 trường nghiên cứu về Khổng Tử tại Thái Lan.
Chiến lược vươn mình
Nhận định mối hợp tác Trung – Thái, chuyên gia Teshu Singh của Học viện Nghiên cứu hòa bình và xung đột (Ấn Độ) cho rằng Bắc Kinh đang muốn Bangkok trở thành đồng minh thân cận tại ASEAN. Thông qua Thái Lan, Trung Quốc có thể chiếm thêm ưu thế trong các đàm phán và thỏa thuận với khối ASEAN. Việc tranh thủ Bangkok cũng thuận lợi hơn khi hai bên không hề tồn tại những tranh chấp như giữa Trung Quốc với các nước khác. Ngoài ra, Trung Quốc cũng không bỏ qua vai trò vành đai hành lang của Thái Lan trên bản đồ địa chiến lược tại ASEAN. Dựa vào Thái Lan, Trung Quốc có thể dễ dàng thực hiện các chiến lược vươn mình ra Ấn Độ Dương lẫn Thái Bình Dương.
Xa hơn, chuyên gia Singh đánh giá Trung Quốc còn nhắm đến dự án kênh đào Thái mà Thái Lan đang theo đuổi. Ý tưởng về kênh đào này vốn có từ thế kỷ 17 nhưng vì nhiều nguyên nhân nên Thái Lan chưa thực hiện được. Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld từng tiết lộ Trung Quốc dự định chi 20 – 25 tỉ cho Thái Lan để xây dựng kênh đào Thái, theo tờ The Pittsburgh Tribune-Review. Nếu được hoàn thành, kênh đào này trở thành tuyến hàng hải đủ sức thay thế eo biển Malacca đóng vai trò cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. So với eo biển Malacca, kênh đào Thái giúp rút ngắn quãng đường di chuyển. Điều này vô cùng cần thiết đối với Bắc Kinh khi phần lớn tàu chở dầu của Trung Quốc hiện đang đi qua eo biển Malacca. Vì thế, việc tranh thủ Thái Lan tất nhiên trở thành một trong các ưu tiên của Trung Quốc.
Theo Thanh Niên
Cuộc chiến đất đai ở Trung Quốc: Sóng gió Ô Khảm
Thời gian qua tại Trung Quốc xảy ra nhiều vụ bất ổn liên quan đến chính sách thu hồi đất đai khiến Thủ tướng Ôn Gia Bảo phải lên tiếng.
Trong chuyến thăm tỉnh Quảng Đông vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố ông hiểu được sự phẫn nộ của nông dân khi bị lấy đất và cam kết sẽ để họ có tiếng nói tập thể trong các quyết định về đất đai, theo Tân Hoa xã.
Chuyến thăm của ông Ôn diễn ra sau khi ở Quảng Đông xảy ra một số vụ biểu tình phản đối của người dân, điển hình nhất là tại làng Ô Khảm hồi cuối năm 2011. Bên cạnh đó, chuyện cưỡng chế đất cũng gây sóng gió tại một số địa phương khác, theo Nhân Dân nhật báo. Các vụ việc này phản ánh một thực trạng nhức nhối khi nông dân Trung Quốc bị đẩy vào thế chống đối để bảo vệ nguồn sống do bị một số thế lực nhân danh chính quyền sử dụng đất phi pháp và kiếm lời bất chính. "Tại sao vấn đề này lại lan rộng? Đó là do chiếm đất của người dân một cách độc đoán... Cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ đất là nguồn sống của nông dân nhưng quyền lợi của họ không được bảo vệ theo đúng nghĩa của nó", Tân Hoa xã dẫn lời Thủ tướng Ôn nói tại Quảng Đông.
Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi đất - Ảnh: Weibo
Cuộc biểu tình
Những người quan tâm tới Ô Khảm đã nín thở dõi theo tình hình tại ngôi làng có dân số 20.000 người ở thị xã Lục Phong này. Đây là một ngôi làng ven biển, người dân vừa chài lưới vừa làm nông. Theo báo South China Morning Post, từ khoảng gần cuối năm 2011, dân làng Ô Khảm bắt đầu phản ánh việc chi bộ làng do Bí thư Tiết Xương đứng đầu và chính quyền địa phương bán phần lớn đất đai trong làng cho các công ty bất động sản, thu lợi hơn 100 triệu USD. Bị mất đất mà lại nhận bồi thường rẻ mạt, cộng với lạm phát tăng khiến đời sống người dân ngày càng khó khăn.
Cuối tháng 9.2011, hàng trăm người dân Ô Khảm biểu tình trước trụ sở chính quyền Lục Phong và đụng độ với lực lượng an ninh, làm nhiều người bị thương và bị bắt. Có tin nhiều thanh niên tham gia biểu tình bị "xã hội đen" hành hung, khiến dân làng càng phẫn nộ. Truyền thông Trung Quốc dẫn tuyên bố chính thức của nhà chức trách cáo buộc "các băng đảng bị kẻ xấu xúi giục" đã tấn công cảnh sát và gây rối loạn trật tự trị an. Sau vài ngày bất ổn, nhà chức trách cam kết sẽ điều tra kỹ về các vụ bán đất nên các vụ phản đối tạm thời hạ nhiệt.
Ông Lâm Tổ Loan, từ thủ lĩnh biểu tình thành bí thư chi bộ - Ảnh: Reuters
Mối đe dọa lớn nhất Nhiều chuyên gia Trung Quốc và nước ngoài xem tình trạng cưỡng chiếm đất trái phép là mối đe dọa lớn nhất đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Tờ The Wall Street Journal dẫn lời Giáo sư Dư Gia Vinh tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho hay tranh chấp đất đai chiếm 65% các vụ biểu tình phản đối ở nông thôn Trung Quốc. Ông Dư ước tính giới chức địa phương thu hồi khoảng 6,64 triệu ha đất nông thôn từ năm 1990, bỏ túi 314 tỉ USD tiền chênh lệnh giữa tiền bồi thường và giá trị thị trường. Văn Khoa
Đến tháng 12, một trong những người đứng đầu vụ biểu tình là Tiết Cẩm Ba bị bắt và tử vong trong đồn cảnh sát, theo báo Thanh Niên Trung Quốc. Chính quyền từ chối trả thi thể ông Tiết, dẫn đến nghi ngờ về việc ông "bị đánh chết". Hơn 10.000 người ở Ô Khảm phẫn nộ trục xuất cảnh sát và các thành viên chi bộ khỏi làng, lập hàng rào phòng thủ và ngày ngày tổ chức phản đối quy mô lớn. Cảnh sát chống bạo động lập tức được triển khai đến Ô Khảm, nhưng sau nhiều đợt tấn công bằng dùi cui, hơi cay và vòi rồng, bắt rất nhiều người, lực lượng an ninh vẫn không thể vượt qua phòng tuyến ngoài làng. Trang tin Sohu dẫn nguồn địa phương cho hay chính quyền huyện quyết định phong tỏa đường vào làng nhằm chặn nguồn thực phẩm, nước ngọt và ngăn luôn đường ra khơi đánh cá của người dân. Tuy nhiên, người dân vẫn cương quyết bám trụ, một tấc không rời.
Sự bất mãn của dân chúng
Tính nghiêm trọng của vụ việc khiến lãnh đạo cấp cao của Quảng Đông không thể ngồi yên. Theo Nhân Dân nhật báo, Bí thư Tỉnh ủy Uông Dương ra lệnh trao trả thi thể ông Tiết Cẩm Ba và thả hết những người bị bắt. Đích thân Phó bí thư Chu Minh Quốc đến điều đình với dân làng, cam kết điều tra lại cái chết của ông Tiết và các vụ thu hồi đất cũng như cho bầu công khai ban lãnh đạo mới của làng vào ngày 1.3.2012. Ông Lâm Tổ Loan, một trong những người lãnh đạo đợt biểu tình, được bầu làm Bí thư Chi bộ Ô Khảm, thay ông Tiết Xương. Ngày 21.12.2011, dân làng đồng ý chấm dứt phản đối, kết thúc khoảng 10 ngày đấu tranh.
Ngày 27.12, Nhật báo Quảng Đông dẫn lời Phó bí thư Chu Minh Quốc cảnh báo nhu cầu đòi quyền lợi của người dân ngày một tăng cao. "Ý thức về dân chủ, công bằng và quyền lợi của dân chúng luôn mạnh lên và người dân có nhiều kênh để bày tỏ sự bất mãn của mình", ông nói. Theo tờ báo, phát biểu trên được đưa ra trong buổi họp rút kinh nghiệm sau vụ căng thẳng tại Ô Khảm. Ông Chu nói chính quyền phải chịu trách nhiệm trong vụ việc, chỉ ra rằng 2/3 đất bị bán đi nhưng cuộc sống người dân vẫn không khá hơn.
Dù sóng gió đã qua nhưng hiện dư luận vẫn đang băn khoăn không biết tới khi nào đất đai mới được trả về cho dân làng Ô Khảm và những nhượng bộ của chính quyền phải chăng chỉ là phương cách tạm thời cho qua chuyện.
Theo Thanh niên
"Trung Quốc không có khả năng mua châu Âu" Theo AFP, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 3/2 cho biết cường quốc châu Á này không có khả năng lẫn ý định "mua châu Âu," trong bối cảnh dư luận quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào các nền kinh tế thuộc khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang gặp khó khăn do...