Thái Lan tính việc hợp pháp hóa 1 triệu lao động nhập cư để quản lý dịch
Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ đề xuất chính phủ cho phép 1 triệu lao động nhập cư bất hợp pháp từ Lào, Campuchia, Myanmar đăng ký làm việc hợp pháp nhằm giúp quản lý tốt hơn trước sự lây lan của dịch COVID-19.
Nhân viên y tế Thái Lan lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một em bé tại một khu người nhập cư ở Samut Sakhon ngày 20-12 – Ảnh: REUTERS
Báo Bangkok Post ngày 29-12 dẫn nguồn từ Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết đề xuất sẽ được đưa ra để chính phủ phê duyệt trong cuộc họp hàng tuần diễn ra cùng ngày. Nếu được thông qua, bộ này sẽ kích hoạt điều 17 trong luật nhập cư để đăng ký cho lao động nhập cư bất hợp pháp.
Đề xuất mới dự kiến áp dụng đối với lao động từ Lào, Campuchia và Myanmar nhập cư vào Thái Lan trước ngày 29-12.
Video đang HOT
Theo đó, sau khi đăng ký, họ sẽ được tiếp tục làm việc tại nơi cũ. Quan trọng nhất, họ được xét nghiệm COVID-19 và phải tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch nghiêm ngặt.
Thái Lan hiện có khoảng 2,3 đến 2,5 triệu lao động nhập cư hợp pháp và khoảng 1 triệu người nước ngoài làm việc chui.
Việc hợp pháp hóa nhằm giúp chính phủ Thái Lan theo dõi những người nhập cư bất hợp pháp và đưa nhóm này vào kế hoạch kiểm soát dịch COVID-19, hiện đã lan ra 38 tỉnh thành sau khi bùng lên từ tỉnh Samut Sakhon.
Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết đợt bùng phát dịch là do những người nhập cư bất hợp pháp. Các chuyên gia Thái Lan cũng đánh giá nhóm người nhập cư bất hợp pháp là trở ngại lớn nhất của Thái Lan trong việc ngăn dịch lây lan trong cộng đồng.
Ngày 28-12, nước này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19 sau gần 2 tháng và 144 ca bệnh mới, nâng tổng số ca tử vong lên 61 trên 6.285 ca bệnh.
Trong nỗ lực ngăn dịch tràn vào thủ đô, chính quyền đã đóng cửa tất cả các cơ sở giải trí ở Bangkok, như các cơ sở mát xa, quán bar có chiêu đã viên, trường đua ngựa, đá gà… từ ngày 29-12.
Tuy nhiên một số quán rượu, nhà hàng có thể tiếp tục hoạt động nếu chỉ phục vụ ăn uống và phải đóng cửa vào 12h đêm.
Dự án của Mỹ sẽ công khai mực nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong
Một dự án do Mỹ tài trợ mới được công bố ngày 14/12, dùng vệ tinh để theo dõi mực nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong, làm gia tăng cạnh tranh chiến lược tại khu vực.
Dòng sông dài 4.350 km chảy từ Trung Quốc xuống Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang ngày càng trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ - Trung, theo Reuters .
Một nghiên cứu năm nay của tổ chức Eyes on Earth từ Mỹ cho rằng các đập của Trung Quốc đã giữ một lượng nước lớn vào năm 2019, giữa lúc các nước hạ lưu phải chịu hạn hán nghiêm trọng. Trung Quốc phản bác lại nghiên cứu này.
Sinh kế của khoảng 60 triệu người ở hạ lưu phụ thuộc vào dòng Mekong.
Dự án mới, mang tên Mekong Dam Monitor, một phần do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, sẽ dùng dữ liệu từ các vệ tinh có thể đo đạc xuyên qua các đám mây để tính toán mực nước ở đập của Trung Quốc và các nước khác. Thông tin sẽ được công khai và cập nhật gần như theo thời gian thực, kể từ ngày 15/12.
Một đoạn sông Mekong ở biên giới Lào và Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Một chỉ số khác về "độ ẩm bề mặt" sẽ cho thấy một khu vực nhất định có độ ẩm cao hơn hay thấp hơn so với bình thường, từ đó rút ra xem các dòng chảy tự nhiên đang bị ảnh hưởng thế nào bởi các đập.
"Công cụ theo dõi này sẽ cung cấp bằng chứng rằng 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong được điều phối một cách tinh vi và vận hành theo cách tối đa hóa sản lượng thủy điện các tỉnh phía đông Trung Quốc, mà không quan tâm một chút nào tới ảnh hưởng ở hạ lưu", theo ông Brian Eyler, từ tổ chức Stimson Center đặt ở Washington, một viện chính sách chuyên về vấn đề này.
Trung Quốc và Mỹ đều có những tổ chức riêng để hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong: nhóm hợp tác Lan Thương - Mekong của Bắc Kinh và quan hệ đối tác Mekong - Mỹ của Washington.
Các nước Mekong quan ngại về hạn hán Lãnh đạo 5 nước hạ lưu sông Mekong bày tỏ quan ngại về các đợt hạn hán nghiêm trọng đã khiến mực nước sông thấp kỷ lục, đặc biệt trong hai năm qua. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 9 theo hình thức...