Thái Lan tính bán đất cho người nước ngoài
Nhằm thu hút thêm nhiều người nước ngoài giàu có, Chính phủ Thái Lan cuối tuần trước thông báo kế hoạch cho phép người nước ngoài sở hữu tối đa 1 rai đất ở (tương đương 1.600m2) kể từ tháng 9 năm nay.
Thủ đô Bangkok nhìn từ tháp MahaNakhon – Ảnh: Thailand Magazine
Kế hoạch, do Bộ Nội vụ soạn thảo và chờ Quốc hội thông qua, đang gây tranh cãi lớn ở xứ sở chùa vàng.
Mang về hơn 56 tỉ USD
Theo người phát ngôn Thanakorn Wangboonkongchana của Chính phủ Thái Lan, người nước ngoài muốn mua đất phải đầu tư ít nhất 40 triệu baht (khoảng 1 triệu USD) trong ba năm đối với các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán hoặc các quỹ.
Kế hoạch cũng sẽ thêm các mục như phúc lợi thuế, thị thực 10 năm để thu hút lao động có kỹ năng, người về hưu.
“Thị thực 10 năm sẽ giúp thu hút người nước ngoài có “tiềm năng cao” đến sống và làm việc ở Thái Lan”, Ủy ban Đầu tư Thái Lan giải thích và cho rằng thị thực này sẽ giúp việc sống dài hạn ở nước này dễ dàng và ít thủ tục hơn.
Nước này xác định rõ kế hoạch nhằm thu hút khoảng 1 triệu người nước ngoài thuộc nhóm siêu giàu, người về hưu nhiều tiền và người có tay nghề cao.
Ông Thanakorn ước tính chính sách này sẽ mang lại cho Thái Lan hơn 57 tỉ USD, trong đó bơm cho nền kinh tế Thái Lan 1.000 tỉ baht (khoảng 27,2 tỉ USD), thu hút 800 tỉ baht (21,8 tỉ USD) tiền đầu tư và 270 tỉ baht (7,37 tỉ USD) các doanh thu khác.
Bộ trưởng Nội vụ Thái Lan, ông Nipon Boonyamanee cho biết các tỉnh thành có nhiều người nước ngoài như Bangkok, Samut Prakan, Chonburi (Pattaya), Phuket và Chiang Mai sẽ hưởng lợi từ chính sách mới.
Video đang HOT
Để khuyến khích người nước ngoài mua nhà, Thái Lan có thể sẽ giảm phí chuyển nhượng và thế chấp nhà có giá dưới 3 triệu baht.
Ông Sanan Angubolkul, lãnh đạo Phòng Thương mại Thái Lan, cho rằng chính sách thị thực thường trú dài hạn sẽ thúc đẩy ngành xây dựng và phát triển bất động sản. Theo ông Sanan, nếu kế hoạch thu hút được 100.000 người nước ngoài sẽ tạo ra các khoản đầu tư trị giá ít nhất 4.000 tỉ baht.
Báo Bangkok Post dẫn lời ông Sanan đề nghị chính phủ bổ sung một số yêu cầu như người nước ngoài chỉ được mua nhà trực tiếp, không qua trung gian, mua tại những khu vực được dành riêng và chỉ được bán lại cho người Thái.
Lo ngại
Kế hoạch này sẽ được đánh giá lại sau 5 năm. Nó được công bố trong lúc thị trường du lịch Thái Lan đang phục hồi mạnh mẽ với khoảng 30.000 lượt khách mỗi ngày và dự kiến có thể đạt được mục tiêu 8 triệu lượt vào cuối năm. Mỗi 1 triệu lượt du khách sẽ giúp xứ sở chùa vàng tăng 0,4% GDP.
Chính phủ Thái Lan ước tính kinh tế sẽ tăng 3,5% trong năm 2022 và trở về mức trước đại dịch COVID-19 vào năm 2023.
Bất chấp những nguồn lợi kinh tế khổng lồ ước tính mang lại, kế hoạch này không thể trấn an dư luận trong nước. Nhiều học giả, tổ chức phi chính phủ và lĩnh vực tư nhân ở Thái Lan bày tỏ lo ngại về kế hoạch “bán đất cho người nước ngoài” của chính phủ.
Những ý kiến trái chiều cho rằng đây chỉ là giải pháp tạm thời và có thể đẩy giá bất động sản lên cao.
“Nhiều người Thái còn chưa sở hữu mảnh đất nào, vậy tại sao chúng ta phải cho nhà đầu tư nước ngoài thêm đất?”, bà Pornpana Kuaycharoen, nhà sáng lập và điều phối của Tổ chức Land Watch Thai, bày tỏ bất bình.
Bà Pornpana cho rằng chỉ những người giàu có hưởng lợi từ chính sách này, trong khi sự bất bình đẳng về sở hữu đất ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó, ông Somphop Manarangsa, chủ tịch Viện Công nghệ Panyapiwat, cho rằng chính phủ cần có biện pháp đảm bảo việc tăng thêm đặc quyền cho người nước ngoài sẽ đem lại lợi ích lâu dài, chẳng hạn về đổi mới và phát triển công nghệ.
Chuyên gia Nipon Puapongsakorn của Viện Nghiên cứu và phát triển Thái Lan cho biết nước này thật ra không thiếu vốn mà cần chính sách để thúc đẩy đầu tư, vì những người muốn rót tiền vào Thái Lan hiện gặp nhiều rào cản quy định.
“Nguồn vốn nước ngoài… chỉ là ngắn hạn. Chính phủ cần tạo ra một môi trường đầu tư và cải thiện luật để giúp nhà đầu tư thấy việc làm ăn ở đây là xứng đáng”, ông lập luận.
Người nước ngoài hiện chỉ mua được chung cư
Theo luật pháp hiện tại của Thái Lan, chỉ công dân trong nước mới được sở hữu đất đai và không có ngoại lệ nào cho phép người nước ngoài sở hữu đất.
Người nước ngoài tại Thái Lan chỉ được mua căn hộ chung cư nhưng không được phép sở hữu quá 49% tổng số căn hộ trong một tòa nhà. Ngoài ra, họ không được phép sở hữu các bất động sản khác như nhà.
Trước đó, một số kế hoạch nhằm cho phép người nước ngoài trình lên Chính phủ Thái Lan đều bị bác bỏ. Malaysia là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á cho phép người nước ngoài sở hữu đất trong chương trình Malaysia My Second Home.
Cuộc đua "chiêu dụ" người giàu nước ngoài của Thái Lan
Để tạo một cú hích cho nền kinh tế, chính phủ Thái Lan đang tìm cách thu hút 1 triệu "công dân mới giàu có toàn cầu" đến định cư trong 5 năm tới.
Thành phố Pattaya của Thái Lan (Ảnh minh họa: Xinhua).
Kế hoạch trên, được nội các Thái Lan thông qua hồi tháng 9, đặt mục tiêu thu hút 1 triệu "công dân mới giàu có" trong vòng 5 năm bằng cách cấp cho họ thị thực cư trú dài hạn đặc biệt, miễn là họ đáp ứng ngưỡng đầu tư hoặc mua trái phiếu tối thiểu.
Các công dân giàu có trên toàn cầu có thể đủ điều kiện để được cấp thị thực đặc biệt khi đầu tư hoặc mua trái phiếu trị giá 500.000 USD của Thái Lan. Họ phải duy trì mức lương hàng năm hoặc lương hưu là 80.000 USD trong 2 năm trước đó và có khối tài sản trị giá tối thiểu 1 triệu USD.
Người hưởng lương hưu có các yêu cầu về mua trái phiếu và đầu tư giống nhau, mặc dù mức tối thiểu là 250.0000 USD, cùng với mức lương hưu hàng năm là 40.000 USD. Nếu không mua trái phiếu hoặc đầu tư vào Thái Lan, lương hưu của họ ít nhất phải là 80.000 USD.
Người nước ngoài có tay nghề cao và làm việc ở nước ngoài phải kiếm được 40.000 USD/năm nếu họ có bằng tốt nghiệp, bằng sở hữu trí tuệ hoặc đã làm việc ít nhất 5 năm hoặc nếu không phải có mức lương 80.000 USD/năm.
Chính phủ Thái Lan hy vọng nhóm người nhập cư này gồm: công dân toàn cầu giàu có, người hưu trí từ nước ngoài, những người muốn làm việc ở Thái Lan và các chuyên gia có tay nghề cao (thậm chí bao gồm cả những người muốn làm việc từ nước ngoài) sẽ tạo ra dòng tiền 1.000 tỷ baht (29,5 tỷ USD) vào năm 2026, giúp nền kinh tế nước này phục hồi, trong bối cảnh GDP sụt giảm hơn 6% do đại dịch Covid-19 tác động nặng nề ngành du lịch hái ra tiền.
Hôm 11/10, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết du khách đã tiêm vắc xin từ các quốc gia có nguy cơ thấp bao gồm Trung Quốc, Singapore, Mỹ và Anh có thể vào Thái Lan mà không cần cách ly, làm dấy lên hy vọng rằng nền kinh tế Thái Lan có thể tăng trưởng như quý trước.
Chương trình mới của Thái Lan được đem ra so sánh với kế hoạch "The Elite" trước đây của Thái Lan, được triển khai vào năm 2003, và các chiến dịch tương tự của các quốc gia lân cận như "Ngôi nhà thứ hai" của Malaysia (triển khai năm 2002 cho phép nhà đầu tư nước ngoài có visa cư trú lên đến 10 năm) hay "Tech.Pass" (kế hoạch thị thực để thu hút người nước ngoài trong ngành công nghệ) hoặc "Nhà đầu tư toàn cầu" (chương trình dành cho các doanh nghiệp có giá trị ròng cao) của Singapore.
Hy vọng xen lẫn lo ngại
Trong khi các chi tiết cuối cùng của kế hoạch trên đang được đưa ra bàn thảo kỹ lưỡng, đã có những lo lắng xen lẫn hy vọng về chương trình này. Một số nhà phân tích lo ngại kế hoạch này khó có thể cạnh tranh với các sáng kiến tương tự của Malaysia và Singapore.
Một số người cho rằng các điều khoản kéo dài thời hạn cho thuê tài sản là mối đe dọa đối với quyền sở hữu tài sản của người Thái. Nhiều người khác coi chương trình này như một giải pháp cho lĩnh vực bất động sản, vốn đang gặp khó khăn do lượng khách nước ngoài giảm kể từ đầu năm ngoái.
Một nhà quan sát cho rằng, chương trình này có thể giúp Thái Lan thay đổi cuộc chơi, nhưng thành công thực sự còn phụ thuộc vào những chi tiết chưa được công bố. Trong chương trình Elite, chỉ có khoảng 2.700 người được cấp visa năm ngoái. Chương trình đầu tư di cư lớn nhất thế giới năm ngoái là của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng chỉ có khoảng 13.000 thị thực được cấp.
Một người khác lại có cái nhìn lạc quan hơn. Người này cho rằng, chương trình thị thực dài hạn của Thái Lan là điều "không cần bàn cãi". Lấy Phuket làm ví dụ, nơi có hơn 1.000 biệt thự trị giá hàng triệu USD chủ yếu là cho thuê và đó là một thị trường đã được chứng minh hiệu quả.
Chương trình Elite hiện có tổng cộng gần 9.000 thành viên và tạo ra doanh thu 1,3 tỷ baht cho Thái Lan trong năm tài chính 2019, và vì vậy đây được cho là bước đi mới hoàn toàn hợp lý. Thị thực cư trú dài hạn của Thái Lan được đánh giá sẽ là điểm thu hút nổi bật so với các chương trình của Malaysia và Singapore.
"Ngôi nhà thứ hai" của Malaysia là đã thành công trong việc thu hút người nước ngoài về hưu nhưng cũng gây tranh cãi đáng kể, với việc chính phủ thay đổi yêu cầu thu nhập hàng tháng từ 10.000 ringgit thành 40.000 ringgit (2.390 USD lên 9.570 USD).
Trong khi đó, Singapore không thực sự tìm cách thu hút những người giàu nước ngoài về hưu, nhưng Chương trình Nhà đầu tư Toàn cầu của họ đặt ra số tiền cần có là 2,5 triệu SGD (1,85 triệu USD), vì vậy điều đó không dễ áp dụng.
Thành công ban đầu của mô hình hộp cát du lịch ở Thái Lan Các chương trình hộp cát du lịch của Thái Lan đã thu hút được hơn 38.000 khách du lịch nước ngoài và tạo ra doanh thu 2,33 tỷ baht (69 triệu USD) trong ba tháng triển khai kể từ 1/7. Khách du lịch tới sân bay quốc tế Phuket, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn...