Thái Lan tìm cách đảo ngược tình trạng dân số già hóa đáng lo ngại
Thái Lan đang nỗ lực khuyến khích người dân sinh thêm con để ngăn ngừa tỷ lệ sinh giảm. Chính phủ Thái Lan vì đó đã đưa ra nhiều chính sách, sáng kiến hỗ trợ cho mục tiêu này.
Trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tỷ lệ sinh tại Thái Lan đã giảm 1/3 kể từ năm 2013. Năm 2021, nước này ghi nhận 544.000 trẻ em mới sinh, mức thấp nhất trong 6 thập niên qua.
Thái Lan đang có tình trạng nhân khẩu học tương tự một số nền kinh tế khác của châu Á như Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, đối với một thị trường mới nổi dựa nhiều vào lao động giá rẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng thì nguy cơ dân số già hóa là đáng lo ngại với nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Chuyên gia Teera Sindecharak tại Đại học Thammasat nhận định: “Dữ liệu đang phản ánh khủng hoảng dân số khi quan điểm về việc có con đã thay đổi”. Quan chức Bộ Y tế Thái Lan Suwannachai Wattanayingcharoenchai chia sẻ với Reuters rằng chính phủ nước này nhận ra cần phải có can thiệp.
Các quan chức tiết lộ kế hoạch của chính phủ Thái Lan bao gồm mở trung tâm sinh sản tại 76 tỉnh và sử dụng người nổi tiếng trên mạng xã hội để ủng hộ, truyền tải thông điệp.
Các chuyên gia cho biết rất khó để đảo ngược tình hình trong điều kiện xã hội đã thay đổi và quan điểm về việc sinh con bị ảnh hưởng bởi lo ngại liên quan đến nợ gia tăng và chăm sóc người cao tuổi. Thái Lan có nguy cơ trở thành một “xã hội siêu cao tuổi” nơi số người trên 60 tuổi chiếm hơn 1/5 dân số. Hiện nay khoảng 18% dân số Thái Lan trên 60 tuổi.
Video đang HOT
Người phụ nữ bế một em nhỏ tại trạm xe buýt ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) Danucha Pichayanan gần đây phát biểu: “Lĩnh vực sản xuất sẽ đối mặt với sụt giảm năng suất… vì vậy chúng ta phải phát triển lao động lành nghề đồng thời áp dụng công nghệ tự động”. Ông Danucha cũng nhấn mạnh rằng tình trạng già hóa dân số có thể gây áp lực cho tài chính chính phủ.
Chuyên gia Teera Sindecharak đánh giá: “Việc quyết định sinh con ngày càng khó khăn”. Ông đồng thời nhấn mạnh đến việc trong thập niên qua nền kinh tế trì trệ trong khi phí sinh hoạt tăng và thu nhập thì ngược lại. Chia rẽ về chính trị, nợ gia tăng, phí giáo dục cũng là những nhân tố chính dẫn đến thay đổi quan điểm với việc sinh con của người dân Thái Lan. Các chuyên gia do đó nhận định các biện pháp ngắn hạn là chưa đủ.
Bà Chinthathip Nantavong (44 tuổi), người quyết định không sinh con bộc bạch: “Việc nuôi một đứa trẻ khá tốn kém. Một kỳ tại trường mẫu giáo có học phí lên tới 50.000-60.000 baht (khoảng 1.520-1850 USD)”. Bà cũng cho rằng những quốc gia khác có chính sách phúc lợi và cơ sở chăm sóc tốt hơn.
Dữ liệu của Ngân hàng Thái Lan cho thấy nợ gia đình tại nước này đã tăng tương đương 90% GDP. Trong khi năm 2010 con số này là 59%.
Tranh cãi chuyện truyền thông Trung Quốc kêu gọi đảng viên sinh thêm con
Bài xã luận đăng tải trên trang tin Trung Quốc kêu gọi đảng viên nước này sinh thêm con đã biến mất, sau khi lan truyền nhanh chóng trên mạng, theo SCMP.
Trung Quốc đối mặt với tỷ lệ sinh sụt giảm mạnh trong những năm qua (Ảnh minh họa: AP).
SCMP đưa tin, hồi tháng trước, China Reports Network, trang tin liên kết với tổ chức nhà nước Tập đoàn Xuất bản Quốc tế Trung Quốc, đã đăng tải một bài xã luận, trong đó kêu gọi đảng viên đảng Cộng sản nước này có "nghĩa vụ cá nhân" giúp giải quyết tỷ lệ sinh đang sụt giảm của đất nước bằng cách sinh 3 con.
Bài viết đã gây chú ý trên mạng internet vào ngày 8/12 và được chia sẻ rộng rãi. Sau đó, bài viết đã biến mất dù các hình ảnh chụp lại màn hình vẫn lan truyền trên mạng xã hội. Tính tới ngày 9/12, dòng hashtag liên quan tới bài viết thu hút 5,7 triệu lượt xem trên nền tảng Weibo.
"Không đảng viên nào nên lấy bất cứ lý do gì, dù là khách quan hay cá nhân để không kết hôn và không có con, bài viết có đoạn.
"Các đảng viên không nên ngồi yên khi gia đình và bạn bè chưa kết hôn hoặc chưa sinh đẻ và không bao giờ nên thờ ơ về việc họ chỉ có một hoặc hai con", bài báo viết.
Bài viết đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc khi một số người không hài lòng với giọng điệu của bài viết, viện dẫn Luật Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ quy định các cá nhân có quyền tự do không sinh con.
Nỗ lực gỡ "quả bom" nhân khẩu học
Bài xã luận được đăng tải trong bối cảnh giới chức Trung Quốc gần đây bày tỏ lo ngại về viễn cảnh nước này có thể xảy ra khủng hoảng về dân số, khi tỷ lệ sinh ngày càng có xu hướng giảm và dân số già hóa nhanh chóng.
Số trẻ em ra đời ở Trung Quốc đã giảm 4 năm liên tiếp từ năm 2016 và xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2020, với 12 triệu trẻ. Tại một số tỉnh, số trẻ em được sinh ra dự báo sẽ giảm gần 20% trong năm nay.
Để đối phó với "quả bom" nhân khẩu học, Trung Quốc hồi tháng 5 đã cho phép các cặp đôi được sinh con thứ 3 nhằm thúc đẩy cải thiện tỷ lệ sinh. Trung Quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cặp đôi bằng cách tăng thời gian nghỉ phép và cung cấp các khoản hỗ trợ.
Ngoài ra, giới quan sát nhận định, một trong những mục tiêu của Trung Quốc khi ban hành chính sách cấm dạy thêm với học sinh là để giảm chi phí giáo dục đắt đỏ cha mẹ phải chi khi nuôi con cái. Đây được cho là một trong những rào cản lớn khiến nhiều cặp đôi chưa muốn sinh, hoặc sinh ít con.
Ngoài tỷ lệ sinh thấp, các chuyên gia nhân khẩu học cũng lo ngại tình trạng già hóa dân số. Theo thống kê năm 2020, Trung Quốc có 264 triệu người trên 60 tuổi, chiếm 18,7% dân số nước này. Tháng trước, Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người cao tuổi, bao gồm tăng cường các cơ sở chăm sóc sức khỏe...
Tuy nhiên, nhiều người trẻ Trung Quốc vẫn chưa tỏ ra mặn mà với chính sách 3 con. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thiếu nhà trẻ chất lượng hợp túi tiền cùng với áp lực công việc đang khiến nhiều cặp vợ chồng ngại sinh con.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng hiện vẫn còn quá sớm để có thể đánh giá hiệu quả của chính sách 3 con, sau hàng thập niên Trung Quốc áp dụng chính sách một con (tới năm 2015 mới chính thức gỡ bỏ).
Già hóa dân số - thách thức mới của kinh tế Trung Quốc Trung Quốc có vẻ sẽ trở thành quốc gia đầu tiên "già đi trước khi giàu lên". Ảnh minh họa: AFP Tỷ lệ sinh giảm của Trung Quốc dường như không thể đảo ngược, điều đó đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng kinh tế và xã hội của nước này. Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ vấn đề này...