Thái Lan tháo được ngòi nổ xung đột chính trị
Việc chấp nhận ra một Sắc lệnh Kỳ họp thường kỳ Quốc hội cho thấy Thái Lan cương quyết tiến hành hòa giải dân tộc.
Xung đột chính trị tại Thái Lan đã được tháo ngòi nổ khi Chính phủ Thái Lan vừa quyết định đưa ra Dự thảo Sắc lệnh Kỳ họp thường kỳ Quốc hội Thái Lan sẽ bế mạc vào ngày 19/6.
Những phản ứng chưa từng có tại Quốc hội Thái Lan của Đảng Dân chủ đối lập song hành với các cuộc biểu tình đường phố, bao vây trụ sở Quốc hội, những cuộc điện thoại video của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra từ nước ngoài, những lời trấn an và khẳng định Quân đội không làm đảo chính… trong vòng 2 tuần vừa qua tiếp tục làm chính trường Thái Lan thêm “ nóng”.
Quốc Hội Thái Lan cùng tháo ngòi nổ khi hoãn xem xét 2 Dự luật gây tranh cãi
Một số phát biểu còn bóng gió đề cập việc giải tán Đảng cầm quyền Vì nước Thái hay quy trách nhiệm cho Chủ tịch Quốc hội, người đứng đầu Cơ quan lập pháp Thái Lan nếu đưa ra các quyết định không cân nhắc.
Video đang HOT
Tuy nhiên, với Sắc lệnh dự kiến được công bố chính thức ngày 13/6 đã xoa dịu phần nào những mâu thuẫn đang âm ỉ từ đầu tháng đến nay tại Thái Lan. Bản thân Đảng Dân chủ Đối lập cũng đưa ra lời kêu gọi Chính phủ Thái Lan soạn thảo Sắc lệnh nhằm hạ nhiệt tình hình.
Việc chấp nhận ra một Sắc lệnh như vậy, phần nào cho thấy quan điểm của bà Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Thái Lan trong việc cương quyết tiến hành sửa đổi bản Hiến pháp hiện hành, ủng hộ hòa giải dân tộc nhưng đang mềm mỏng lựa chọn thời điểm được cho là thích hợp hơn.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Somsak Kiatsuranont ngày 12/6 cũng làm dịu tình hình bằng khẳng định, trong kỳ họp lần này sẽ không tiến hành bỏ phiếu Dự luật sửa đổi Hiến pháp phiên thảo luận lần thứ 3 cũng như xem xét về Dự thảo Dự luật Hòa giải Dân tộc. Đây là hai Dự luật mà đảng Dân chủ đối lập và một số Tổ chức tại Thái Lan cho rằng, có những yếu tố cấu thành việc tiến tới xóa bỏ hoặc làm suy yếu hệ thống chính trị Quân chủ Lập hiến hiện nay tại Thái Lan, xóa tội và mở đường cho cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra về nước. Sự việc này cũng làm hài lòng Tòa án Hiến pháp Thái Lan bởi trước đó Tòa đã đề nghị Chủ tịch Quốc hội Thái Lan dừng tiến hành việc bỏ phiếu và xem xét hai Dự luật này.
Chính phủ Thái Lan quyết định Sắc lệnh Quốc hội ngừng họp vào ngày 19/6/2012
Thực chất việc tháo ngòi nổ đã được quyết định trong cuộc họp khẩn đầy khó khăn của đảng cầm quyền Vì nước Thái. Sau những tranh cãi căng thẳng trong cuộc họp giữa nhóm ủng hộ việc tạm thời “lùi một bước” chiếm số đông và nhóm nhất quyết “tiến tới” nhưng chiếm thiểu số, một số nguồn tin cho biết, Đảng Vì nước Thái có quan điểm chung là hoãn không xem xét hai Dự thảo này.
Một số Hạ nghị sỹ đảng Vì nước Thái đang là lãnh đạo Mặt trận Dân chủ chống độc tài (UDD) hay còn gọi là nhóm Áo đỏ cho biết, họ đành phải chấp nhận một quyết định của đảng họ vì nguyên tắc của đảng Vì nước Thái và vì một nền dân chủ.
Ngòi nổ đã tạm thời được tháo nhưng “Quả bom” vẫn còn. Đây là quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về Dự luật sửa đổi Hiến pháp, về Dự luật Hòa giải Dân tộc… – điều dư luận tại Thái Lan quan tâm.
Như Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra từng phát biểu trên Đài Phát thanh Quốc gia, hãy vì quyền lợi của đất nước thì các bên sẽ tìm được tiếng nói chung trong việc cùng nhau giải quyết các vấn đề của đất nước Thái Lan./.
Theo VOV
Đảng Dân chủ Thái Lan phản đối việc xóa tội cho Thaksin
Ngày 4/6, Đảng này tuyên bố sẽ phát hành 100.000 cuốn sách có nội dung làm rõ sự thật về Dự thảo Luật hòa giải dân tộc.
cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra (ảnh: Internet)
Đảng Dân chủ Thái Lan (DP) cho rằng, toàn bộ 4 phương án về Luật hòa giải này đều nhằm mục đích ân xá cho cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, mở đường cho việc trở về Thái Lan sau hơn 5 năm ông Thaksin lưu vong ở nước ngoài.
Đảng dân chủ Thái Lan cho rằng, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin là nguyên nhân của mọi xung đột và chia rẽ xã hội tại Thái Lan vì vậy hòa giải dân tộc là điều cần thiết nhưng không được soạn thảo bất cứ Luật nào có nội dung xóa tội cho ông Thaksin.
Lãnh đạo đảng Dân chủ Thái Lan cũng thừa nhận những hành động phản đối Luật hòa giải dân tộc tại Quốc hội trong mấy ngày qua đã làm tổn hại tới hình ảnh của đảng Dân chủ. Báo chí Thái Lan cho biết, vụ bê bối xẩy ra hôm 31/5 vừa qua tại Quốc hội, khi không đồng tình việc xem xét Dự thảo Luật hòa giải dân tộc được ưu tiên đưa vào chương trình nghị sự, hàng chục Hạ nghị sỹ đảng Dân chủ đã kéo lên bao vây, ném tài liệu vào Chủ tịch Quốc hội Thái Lan, dẫn tới việc cảnh sát phải vào cuộc can thiệp giải cứu và phiên họp Quốc hội phải tạm dừng.
Tuy nhiên Đảng Dân chủ cũng phủ nhận những cáo buộc cho rằng, đảng này kích động người biểu tình nhằm gây sức ép với Quốc hội liên quan việc xem xét Dự luật hòa giải dân tộc.
Hôm 1/6 vừa qua, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ ( PAD) hay còn gọi là những người Áo vàng đã biểu tình bao vây ngăn cản các Hạ nghị sỹ vào họp Quốc hội. Phiên họp đã phải hủy bỏ do không đủ số lượng Nghị sỹ tham dự. Nhiều Nghị sỹ sau khi vào được phòng họp Quốc hội đã phải ra về bằng cách chui qua hàng rào sắt dưới sự bảo vệ của lực lượng an ninh Thái Lan./.
Theo VOV
Hàng nghìn cảnh sát được triển khai tại Bangkok Chỉ huy cảnh sát quốc gia Thái Lan, Tướng Priewpan Damapong, cho biết 3.000 cảnh sát sẽ được triển khai tại thủ đô Bangkok vào ngày 30/5, thời điểm "phe áo vàng" tiến hành biểu tình phản đối chính phủ. Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN)Theo kế hoạch, Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), hay còn gọi là "phe áo vàng," sẽ...