Thái Lan ra lệnh bắt người cầm đầu biểu tình
Tòa án Thái Lan đã ra lệnh bắt cựu Phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, người dẫn đầu đoàn biểu tình chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ.
Phe chống đối biểu tình và chiếm đóng bên ngoài Cục Ngân sách ở Bangkok – Ảnh: Minh Quang
Lệnh bắt được đưa ra ngày 26.11 sau khi ông Suthep cầm đầu cuộc “xâm chiếm” Cục Ngân sách thuộc Bộ Tài chính trước đó. Cảnh sát yêu cầu ông này ra trình diện vào hôm nay 27.11 nếu không sẽ sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, trên diễn đàn của người biểu tình, ông Suthep tuyên bố sẽ chưa trình diện và còn kêu gọi tiếp tục chiếm đóng nhiều cơ quan chính phủ khác.
Đến hôm qua, đám đông tổ chức cắm trại lâu dài ở Cục Ngân sách đồng thời bao vây các bộ Nông nghiệp, Nội vụ, Giao thông, Du lịch và Thể thao. Họ tuyên bố kêu gọi công chức, nhân viên nhà nước không đi làm, không tiếp tay cho cái mà họ gọi là “chế độ Thaksin” – ám chỉ chính quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra là “tay sai” cho anh bà là cựu Thủ tướng Thaksin. Tại Bộ Nội vụ, nơi bị cho là “phục vụ đắc lực cho Thaksin”, phe chống đối tuyên bố không cho ai vào làm việc và nhà chức trách phải đưa tất cả nhân viên rời khỏi để bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên Thanh Niên, số lượng người tham gia biểu tình đã giảm đáng kể so với ngày trước.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập cuộc họp khẩn cấp với đại diện ngoại giao các nước để thông báo tình hình ở Bangkok sau khi hơn 20 nước lên tiếng lo ngại về bất ổn ở Thái Lan. Trước đó, chính phủ đã ban hành tình trạng an ninh nội bộ khẩn cấp kéo dài đến hết năm 2013. Bên trong nghị trường, các nghị sĩ phe đối lập dồn dập chỉ trích Thủ tướng Yingluck với cáo buộc “không đủ năng lực, chỉ làm theo lệnh của anh trai, đề xuất những dự luật gây mâu thuẫn xã hội và chưa kiểm soát được tham nhũng”. Nữ thủ tướng đã bác bỏ mọi cáo buộc này. Dự kiến, vào ngày mai 28.11, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với bà.
Video đang HOT
Trao đổi với Thanh Niên, tiến sĩ Jade Donovanik – Hiệu trưởng trường luật thuộc Đại học Siam ở Bangkok – nhận định người biểu tình sẽ tiếp tục nhắm vào thêm nhiều các cơ quan để gây áp lực. Theo ông, nếu chính phủ không có động thái chứng tỏ lắng nghe ý kiến của người dân thì mâu thuẫn sẽ lên cao trào. Ông Jade cho rằng nhiều người đang bất bình vì cáo buộc ông Thaksin can thiệp sâu vào chính phủ, vấn đề tham nhũng và một số chính sách khác. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng khẳng định bao vây và chiếm giữ cơ quan nhà nước là việc làm vi phạm pháp luật. Cũng có chuyên gia cảnh báo biểu tình hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đảo chính mới do quân đội tiến hành.
Theo TNO
Hạ viện Thái Lan rút dự luật ân xá
Hạ viện Thái Lan hôm nay 7.11 đã biểu quyết rút dự luật ân xá khỏi nghị trường và sẽ không đưa dự luật này vào quốc hội nữa.
Những người biểu tình phản đối dự luật ân xá
Cảnh sát chống bạo động
Không chỉ dự luật ân xá, hạ viện cũng quyết định rút luôn 5 dự luật khác được các nghị sĩ đảng Puea Thai giới thiệu để quốc hội bàn thảo trong đợt này dù 5 dự luật chưa được các nghị sĩ thông qua và cũng không bị người dân phản đối.
Dự luật ân xá đã bị phản ứng mạnh mẽ từ dân chúng Thái Lan kể từ khi hạ viện nước này thông qua hôm 31.10. Các cuộc biểu tình ngày càng đông người dân thuộc các thành phần xuống đường phản đối trên khắp Thái Lan.
Dự luật ân xá gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Thái Lan
Sau khi hạ viện biểu quyết rút dự luật, Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã lên truyền hình thông báo với người dân và tuyên bố điều làm người dân bất bình đã được giải quyết. Chính phủ sẽ không nhắc lại và sẽ không đề nghị dự luật này nữa.
Bà kêu gọi người dân bình tĩnh và không gây bất ổn nơi công cộng, nhất là không loan tin đồn không đúng sự thật rằng chính phủ sẽ bắt tay với quân đội đàn áp người biểu tình.
Mặc dù hạ viện đã rút dự luật khỏi nghị trường nhưng những người phản đối vẫn tiếp tục biểu tình khắp Bangkok
Bà Yingluck cũng cho biết những cuộc biểu tình phản đối dự luật đang gây bất lợi cho Thái Lan khi nhiều quốc gia đưa ra những cảnh báo công dân nước mình đến du lịch Thái Lan.
Mặc dù hạ viện đã rút dự luật khỏi nghị trường nhưng những người phản đối vẫn tiếp tục biểu tình khắp Bangkok.
Hôm nay, nhiều nhóm chống đối xuống đường, đồng thời kéo đến khu vực tòa nhà chính phủ và quốc hội. Cảnh sát chống bạo động được tăng cường ở tòa nhà chính phủ để ngăn không cho người biểu tình tiến vào.
Ngày mai 8.11, Thượng viện Thái Lan sẽ nhóm họp và dự kiến cũng sẽ có biểu quyết đối với dự luật này. Ông Nikom Wairatpanij, Chủ tịch Thượng viện, hôm qua cho biết sẽ bác dự luật này vì người dân.
Dự luật ân xá được xây dựng vốn nhằm ân xá cho những người liên quan đến tình trạng bạo lực trong giai đoạn 2006 - 2010. Phe đối lập cho rằng dự luật sẽ mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra về nước, trong khi những người ủng hộ ông Thaksin phản đối vì đối tượng ân xá có thể bao gồm một số quan chức của chính phủ Thủ tướng Abhisit Vejjajiva trước đây.
Theo TNO
Người biểu tình Thái Lan chiếm nhiều cơ quan chính phủ Cuộc biểu tình ngày 25.11 tại Bangkok được cho là lớn nhất kể từ đợt bạo động làm 90 người chết hồi năm 2010. Người biểu tình bao vây trụ sở Cảnh sát thủ đô - Ảnh: Minh Quang Xuất hiện trên truyền hình tối qua, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tuyên bố áp dụng tình trạng an ninh khẩn cấp cho...