Thái Lan quyết định liều lượng vaccine mRNA tiêm cho người cao tuổi
Ngày 15/3, Bộ Y tế Thái Lan đã cấp phép sử dụng nửa liều vaccine ngừa COVID-19 công nghệ mRNA cho mũi tiêm thứ ba nhằm khuyến khích người dân, đặc biệt là người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính, tiêm nhắc lại.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại một trung tâm tiêm chủng ở thủ đô Bangkok.
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, phát biểu họp báo, Thư ký thường trực Bộ Y tế Kiattiphum Wongrajit cho biết các số liệu gần đây cho thấy hầu hết các ca tử vong do COVID-19 là người cao tuổi. Do đó, Bộ Y tế Thái Lan đã quyết định giảm một nửa liều vaccine của Pfizer/BioNTech để tiêm cho nhóm tuổi này. Đây cũng là liều lượng tiêm đại trà cho người dân muốn tiêm mũi thứ 4. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần một nửa liều vaccine bằng công nghệ mRNA cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Thái Lan, nước này ngày 15/3 ghi nhận 19.742 ca mắc mới và 70 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc từ đầu dịch lên 3.226.697 ca, trong đó có 23.848 người không qua khỏi (kể cả 2.150 ca tử vong trong năm nay).
Theo ông Kiattiphum, 97% số ca tử vong được công bố vào ngày 15/3 là những người thuộc nhóm nguy cơ cao, cụ thể là người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính và phụ nữ mang thai. Số liệu thống kê cho thấy chỉ 0,1% bệnh nhân ở nhóm tuổi dưới 50 không chống chọi được với dịch bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ này tăng lên 0,3% cho nhóm 50-60 tuổi và 7,5% cho nhóm từ 70 tuổi trở lên. Ông cho rằng nếu 60% số người cao tuổi tiêm mũi thứ ba, số ca tử vong có thể giảm hơn một nửa.
Video đang HOT
Cũng theo quan chức trên, Bộ Y tế Thái Lan sẽ triển khai hai chiến dịch trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền Songkran nhằm ngăn chặn các ca mắc và tử vong ở người cao tuổi. Chiến dịch đầu tiên là phát động tiêm chủng rộng rãi từ ngày 21 – 30/3 để đảm bảo hầu hết người cao tuổi đã được tiêm mũi thứ ba hoặc thứ hai trước khi các thành viên trong gia đình đến thăm trong dịp Tết Songkran vào giữa tháng tới. Chiến dịch thứ hai là “tự làm sạch”, trong đó khuyến khích những người có kế hoạch đi thăm người thân cao tuổi ở các tỉnh, tránh tiếp xúc, tham gia các bữa tiệc hoặc khu vực đông người ít nhất một tuần trước khi về nhà. Họ cũng sẽ được khuyến khích làm các xét nghiệm ATK trước khi lên đường về quê trong dịp Tết Songkran.
Hiện khoảng 83% số người cao tuổi của Thái Lan đã tiêm mũi vaccine đầu tiên ngừa COVID-19 và 78,5% đã tiêm mũi thứ hai, trong khi 32% đã tiêm mũi nhắc lại.
Thái Lan tìm cách đảo ngược tình trạng dân số già hóa đáng lo ngại
Thái Lan đang nỗ lực khuyến khích người dân sinh thêm con để ngăn ngừa tỷ lệ sinh giảm. Chính phủ Thái Lan vì đó đã đưa ra nhiều chính sách, sáng kiến hỗ trợ cho mục tiêu này.
Trẻ sơ sinh tại một bệnh viện ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết tỷ lệ sinh tại Thái Lan đã giảm 1/3 kể từ năm 2013. Năm 2021, nước này ghi nhận 544.000 trẻ em mới sinh, mức thấp nhất trong 6 thập niên qua.
Thái Lan đang có tình trạng nhân khẩu học tương tự một số nền kinh tế khác của châu Á như Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên, đối với một thị trường mới nổi dựa nhiều vào lao động giá rẻ và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng thì nguy cơ dân số già hóa là đáng lo ngại với nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này.
Chuyên gia Teera Sindecharak tại Đại học Thammasat nhận định: "Dữ liệu đang phản ánh khủng hoảng dân số khi quan điểm về việc có con đã thay đổi". Quan chức Bộ Y tế Thái Lan Suwannachai Wattanayingcharoenchai chia sẻ với Reuters rằng chính phủ nước này nhận ra cần phải có can thiệp.
Các quan chức tiết lộ kế hoạch của chính phủ Thái Lan bao gồm mở trung tâm sinh sản tại 76 tỉnh và sử dụng người nổi tiếng trên mạng xã hội để ủng hộ, truyền tải thông điệp.
Các chuyên gia cho biết rất khó để đảo ngược tình hình trong điều kiện xã hội đã thay đổi và quan điểm về việc sinh con bị ảnh hưởng bởi lo ngại liên quan đến nợ gia tăng và chăm sóc người cao tuổi. Thái Lan có nguy cơ trở thành một "xã hội siêu cao tuổi" nơi số người trên 60 tuổi chiếm hơn 1/5 dân số. Hiện nay khoảng 18% dân số Thái Lan trên 60 tuổi.
Người phụ nữ bế một em nhỏ tại trạm xe buýt ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters
Tổng thư ký Hội đồng Phát triển kinh tế và xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) Danucha Pichayanan gần đây phát biểu: "Lĩnh vực sản xuất sẽ đối mặt với sụt giảm năng suất... vì vậy chúng ta phải phát triển lao động lành nghề đồng thời áp dụng công nghệ tự động". Ông Danucha cũng nhấn mạnh rằng tình trạng già hóa dân số có thể gây áp lực cho tài chính chính phủ.
Chuyên gia Teera Sindecharak đánh giá: "Việc quyết định sinh con ngày càng khó khăn". Ông đồng thời nhấn mạnh đến việc trong thập niên qua nền kinh tế trì trệ trong khi phí sinh hoạt tăng và thu nhập thì ngược lại. Chia rẽ về chính trị, nợ gia tăng, phí giáo dục cũng là những nhân tố chính dẫn đến thay đổi quan điểm với việc sinh con của người dân Thái Lan. Các chuyên gia do đó nhận định các biện pháp ngắn hạn là chưa đủ.
Bà Chinthathip Nantavong (44 tuổi), người quyết định không sinh con bộc bạch: "Việc nuôi một đứa trẻ khá tốn kém. Một kỳ tại trường mẫu giáo có học phí lên tới 50.000-60.000 baht (khoảng 1.520-1850 USD)". Bà cũng cho rằng những quốc gia khác có chính sách phúc lợi và cơ sở chăm sóc tốt hơn.
Dữ liệu của Ngân hàng Thái Lan cho thấy nợ gia đình tại nước này đã tăng tương đương 90% GDP. Trong khi năm 2010 con số này là 59%.
Thái Lan kêu gọi người cao tuổi tiêm ngừa COVID-19 trước Tết Songkran Cục Kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Thái Lan đã kêu gọi hơn 2 triệu người cao tuổi ở nước này tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước Tết Songkran vì các ca mắc mới có thể tăng cao trong thời gian diễn ra lễ hội té nước này. Người dân tham gia lễ hội té nước ở Bangkok, Thái Lan, ngày 14/4/2019. Ảnh: AFP/...