Thái Lan phong tỏa thành phố du lịch Pattaya
Nhằm ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19, chính quyền Thái Lan thông báo Pattaya – thành phố du lịch ven biển miền Đông nước này – sẽ áp đặt lệnh phong tỏa tạm thời, qua đó đóng cửa đối với toàn bộ du khách trong và ngoài nước.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại trạm xét nghiệm ở Bangkok, Thái Lan ngày 25/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tỉnh trưởng tỉnh Chonburi, Phakharathorn Thianchai đã xác nhận việc cấm toàn bộ du khách vào Pattaya theo lệnh phong tỏa, có hiệu lực từ ngày 9/4 đến hết tháng này, cùng với lệnh giới nghiêm vừa có hiệu lực trên toàn Thái Lan từ 22h tối đến 4h sáng các ngày. Chỉ những ai được xác minh có nhà hay đang làm thuê ở Pattaya được phép đi vào thành phố này. Một số chốt kiểm soát đã được thiết lập để kiểm tra việc người dân đi vào các khu vực trong thành phố.
* Ngày 8/4, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt đã khẩn thiết yêu cầu người dân duy trì biện pháp giãn cách xã hội để tiếp tục cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Theo bộ trên, tính đến 6h sáng ngày 8/4 (theo giờ địa phương), Australia đã ghi nhận 5.956 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng khoảng 2% so với một ngày trước đó, với 50 ca tử vong. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Australia có số ca nhiễm mới tăng chưa đến 3%. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hunt cảnh báo rằng số người mắc bệnh có thể gia tăng đáng kể, nếu người dân không tuân thủ các quy định giãn cách xã hội qua 4 ngày Lễ phục sinh vào cuối tuần.
Một địa điểm xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia, ngày 23/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Hunt thông báo sẽ cung cấp 11 triệu khẩu trang mới cho lực lượng y tế từ hôm nay cho đến cuối tuần này. Ngoài ra, Australia sẽ tiếp tục tăng số lượng xét nghiệm đối với đội ngũ y tế trong thời gian tới. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng và hiệu quả chống dịch hiện nay của đội ngũ y tế trên toàn đất nước.
Người đứng đầu Bộ Y tế Australia cũng nhấn mạnh thêm những trường hợp truyền bá sai thông tin về dịch bệnh COVID-19 đe dọa đến cộng đồng và các hành động đe dọa nhân viên y tế sẽ bị phạt nặng, có thể phải ngồi tù.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Australia Mathias Cormann cảnh báo rằng kho dự trữ y tế của nước này đã bộc lộ những những nhược điểm liên quan đến nguồn cung y tế toàn cầu trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành. Ông kêu gọi chính phủ xem xét lại cách tiếp cận của nước này đối với các nguồn cung y tế dự trữ để phòng bị tốt hơn cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
* Cùng ngày, theo Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ, số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã tăng lên 5.194 ca, trong đó có 149 ca tử vong do COVID-19.
Video đang HOT
Người dân nhận thực phẩm miễn phí do chính quyền địa phương hỗ trợ trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát tại New Delhi, Ấn Độ ngày 6/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Maharashtra đã trở thành bang đầu tiên của Ấn Độ ghi nhận trên 1.000 ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, Tamil Nadu và Delhi là hai trong số những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Chính phủ Ấn Độ đang xem xét kéo dài lệnh phong tỏa toàn diện dự kiến kết thúc vào ngày 15/4 tới, theo kiến nghị của các chính quyền bang và các chuyên gia, để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Trong một diễn biến khác, Thủ hiến bang Delhi Arvind Kejriwal cho hay chính quyền thủ đô sẽ đẩy mạnh công tác xét nghiệm tiến hành đồng thời với các biện pháp truy tìm, điều trị, làm việc theo nhóm và theo dõi. Ông đã viện dẫn trường hợp của Hàn Quốc và khẳng định cần phải xét nghiệm hàng loạt để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 trước khi nó bùng nổ như ở các trung tâm đô thị khác tại Mỹ và châu Âu.
Chính quyền Delhi đã đặt mua các bộ dụng cụ thông thường để xét nghiệm 50.000 người và các bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh để xét nghiệm 100.000 người. Ông cũng lưu ý sẽ sớm triển khai việc xét nghiệm ngẫu nhiên tại các điểm nóng trên địa bàn.
Hoàng Linh – Huy Lê
Hổ ở với lợn, xạ thủ cho ăn - trò dụ khách ở sở thú Thái
3 năm sau vụ đột kích Đền Hổ, các cơ sở nuôi nhốt hổ ở Thái Lan vẫn tiếp tục phát triển với mục đích phục vụ du lịch, và những con hổ phải sống trong điều kiện chăm sóc tồi tệ.
Vườn hổ Sriracha ở ngoại ô Pattaya, tỉnh Chonburi là một trong những vườn thú lâu đời nhất Thái Lan. Nơi đây đang nuôi nhốt khoảng 300 con hổ để phục vụ mục đích du lịch. Khách tham quan sẽ phải mua vé vào cửa giá 450 bath (khoảng 340.000 VND) để chiêm ngưỡng và chơi các trò chơi trong vườn thú. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Một trong những trò chơi nổi tiếng của vườn thú là Shoot 'n Feed (tạm dịch Xạ thủ cho hổ ăn). Khách tham quan sẽ bắn vào những tấm bia treo trên cao một chuồng hổ, nếu bắn trúng bia, một miếng thịt sẽ rơi xuống cho những con hổ tranh nhau ăn. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Một nơi khác thu hút khách du lịch trong Vườn hổ Sriracha là những chuồng kính trong đó hổ con và lợn con được nuôi cùng nhau và cùng bú một mẹ, đôi khi là một con lợn nái và đôi khi là một con hổ cái. Đây là phương thức trình diễn bắt nguồn từ Đền Hổ, một cơ sở nuôi nhốt do các nhà sư điều hành, vốn bị cảnh sát Thái Lan điều tra và đóng cửa vào năm 2016 do có liên quan đến đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Tuy nhiên, nơi có nhiều du khách xếp hàng nhất là dịch vụ cho hổ con uống sữa và chụp ảnh. Khách du lịch đến vườn thú phần lớn là người châu Á. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Nhiều du khách cũng có thể chụp ảnh cùng hổ ở bên ngoài những chuồng kính. Việc nuôi hổ để phục vụ khách tham quan đang là ngành kinh doanh bùng nổ ở Thái Lan, với hơn 60 cơ sở đang hoạt động. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Một con hổ nằm nghỉ tại nơi mà nó phải làm người mẫu để chụp ảnh cùng khách du lịch ở Vườn hổ Sriracha. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Vườn hổ Sriracha cũng có một sân khấu riêng, nơi những con hổ được huấn luyện để biểu diễn xiếc. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Hổ nhảy qua vòng lửa khi diễn xiếc ở Vườn hổ Sriracha. Các nhà bảo vệ động vật hoang dã lo ngại về điều kiện nuôi nhốt cũng như việc bạo hành hổ để ép chúng thực hiện những màn biểu diễn này. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Tại một vườn thú ở Samut Prakan, phía nam Bangkok, những con hổ bị nuôi nhốt trong điều kiện chật hẹp hơn nhiều. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Một con hổ trong chuồng ở Trung tâm Nhân giống Động vật hoang dã Khao Prathap Chang tại tỉnh Ratchaburi. Cơ sở này, do chính phủ quản lý, là nơi tiếp nhận 147 con hổ được đưa về sau cuộc đột kích Đền Hổ vào năm 2016. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
Tuy nhiên 86 cá thể trong số này đã chết, đặt ra những câu hỏi về tình trạng bảo tồn và điều kiện chăm sóc trong các cơ sở do chính phủ quản lý. Ảnh: Amanda Mustard/ New York Times.
(Ảnh: New York Times)
Theo Zing.vn
Thiếu nữ 17 bị dây sạc hở giật chết Vừa cầm điện thoại vừa cắm sạc, thiếu nữ bị điện giật do dây hở chạm vào chân giường bằng kim loại. Nong Ying (17 tuổi) trước khi bị điện giật ở tỉnh Chaiyaphum, Thái Lan. Ảnh: Viral Press. Hôm 1/11, cảnh sát tỉnh Chaiyaphum cho biết một thiếu nữ ở địa phương, Nong Ying (17 tuổi), đột ngột qua đời. Trước đó,...