Thái Lan phản đối dự án thủy điện Mekong: Nếu không mua…
Sử dụng lợi thế của người mua điện để thương lượng với Lào về các đập thủy điện trên sông Mekong là một cách để tác động của chúng.
Thái Lan vừa tuyên bố bác bỏ báo cáo kỹ thuật của dự án đập thủy điện Sanakham của Lào vì lo ngại những tác động khó lường của dự án này khi con đập chỉ cách tỉnh Loei của Thái Lan khoảng 2km.
Tuyên bố được đưa ra tại cuộc họp lần 2 của Ủy hội sông Mekong (MRC) nhằm xem xét báo cáo kỹ thuật của dự án, trong khuôn khổ quy trình tham vấn trước của các nước thành viên.
Dự án đập thủy điện do Tập đoàn China Datang (Trung Quốc) phát triển, có tổng công suất 684 MW với chi phí hơn 2 tỷ USD và mất 8 năm xây dựng. Dự kiến, khi đập thủy điện đi vào vận hành năm 2028 sẽ chủ yếu bán điện sang Thái Lan.
Quyền của người mua
Từ trước đến nay, Thái Lan vẫn là nước mua điện lớn nhất của Lào. Thế nhưng lần này, Thái Lan đe doạ sẽ không ký thỏa thuận mua bán điện với Lào nếu xác định dự án thủy điện gây hại cho môi trường và đời sống của người dân ở khu vực sông Mekong.
Trao đổi với Đất Việt, Ths Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác biến đổi khí hậu Cần Thơ, khẳng định, Lào xây thủy điện là việc nội bộ của quốc gia này và các quốc gia khác không thể ngăn cản. Tuy nhiên, việc Thái Lan nói thẳng vê dự định không mua điện từ đập Sanakham của Lào cũng một cách để hạn chế những tác động tiêu cực từ việc xây thủy điện trên dòng Mekong.
Theo vị chuyên gia, khi xây thủy điện trên một dòng sông có tôm, cá, đa dạng sinh học nhiều thì nó luôn có hại cho môi trường sinh thái, và về lâu dài, nước chủ trương xây dựng thủy điện có thể phải gánh đủ hậu quả.
Các nước ở hạ nguồn sông Mekong như Thái Lan, Việt Nam là những quốc gia chịu tác động nhiều nhất từ các đập thủy điện trên thượng nguồn, trong đó, ĐBSCL của Việt Nam có thể phải chịu tác động lớn.
“Chế độ nước ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng hoàn toàn bởi sông Mekong vì ngoài mưa, ĐBSCL chỉ còn một nguồn nước là nước sông Mekong. Chế độ thủy văn, đa dạng sinh học bị thay đổi, tôm, cá không còn nhiều như xưa, thậm chí có nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do không thích nghi được với sự thay đổi của quy luật, đồng bằng bị thiếu hụt phù sa… Đó là những vấn đề Việt Nam, cụ thể là ĐBSCL, phải đối mặt lâu dài”, Ths Kỷ Quang Vinh chỉ rõ.
Video đang HOT
Vị chuyên gia đánh giá, cách làm của Thái Lan là một cách hay. Bản thân Thái Lan trước đây rất cần năng lượng nhưng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, các quốc gia bắt buộc phải bảo tồn tự nhiên, sinh thái, hướng tới sử dụng năng lượng sạch.
Thủy điện ban đầu được cho là tốt cho nông nghiệp, giảm lũ thượng nguồn, điều chỉnh thủy lợi. Nhưng lợi ích này chỉ được phát huy khi các hồ chứa chứa hết được lượng nước mưa trong một năm, nếu không thủy điện hoàn toàn chỉ có phát điện mà không điều tiết được gì, thiếu nước thì chịu mà khi nhiều nước thì phải xả, từ đó ảnh hưởng đến sinh thái ở hạ lưu.
Chính vì thế, sử dụng ưu thế của người mua điện là một cách để buộc quốc gia xây dựng thủy điện phải ngồi vào bàn thương lượng.
Sông Mekong đoạn chảy qua khu vực biên giới Lào và Thái Lan. Ảnh: Reuters
Cần xem xét lại chính sách năng lượng
Tiếp cận từ một góc độ khác, theo vị chuyên gia, điện gió, điện mặt trời ngày càng phát triển, cho nên, chủ trương xây dựng các đập thủy điện không có thể tạo nên gánh nặng cho các quốc gia đang đeo đuổi loại hình năng lượng truyền thống này.
Từ đó, ông khuyến nghị, đối với mỗi quốc gia, việc phát triển năng lượng phải bền vững. Đã đến lúc các quốc gia phải xem xét kỹ lưỡng chính sách năng lượng của mình.
Thủy điện mới đầu tưởng là bền vững nhưng thực ra ảnh hưởng đến cả môi trường tự nhiên và sinh thái, và như vậy gây hại đến cuộc sống của người dân sống ở lưu vực dòng sông đó.
Điện mặt trời cũng gây một số lo ngại khi sau 30 năm, dự án chấm dứt, xử lý pin mặt trời hết hạn thế nào, chính sách thu hồi dự án ra sao? Điện gió bền hơn, không gây hại môi trường nhưng đầu tư ban đầu cao.
Điện hạt nhân cũng chỉ được khoảng 100 năm nữa, chất thải vô cùng độc hại nếu quản lý không tốt. Sau vụ nổ Chernobyl, thảm họa động đất, sóng thần và rò rỉ hạt nhân từ máy Fukushima tại Nhật Bản, tâm lý e ngại điện hạt nhân càng nhiều hơn.
Phải đánh giá một cách toàn diện các phương án năng lượng, nhưng có thể khẳng định năng lượng sạch là xu hướng phát triển của tương lai và là điều tất yếu. Giá điện gió, điện mặt trời ngày càng rẻ, trong tương lai không xa Việt Nam có thể tự thỏa mãn được phần lớn nhu cầu điện của mình,Việt Nam cũng cần xem xét nhu cầu tiếp tục nhập khẩu điện trong tương lai”, Ths Kỷ Quang Vinh đề xuất.
Thái Lan thách thức kế hoạch xây đập 2 tỷ USD của Lào trên sông Mekong
Thái Lan công khai phản đối kế hoạch của Lào về việc xây đập trên sông Mekong, động thái hiếm hoi cho thấy làn sóng bất đồng gia tăng ở khu vực.
Thái Lan phản đối việc xây dựng đập Sanakham trị giá 2 tỷ USD từ cuối năm 2020. Bất chấp nghi thức ngoại giao, các quan chức chính phủ ở Bangkok công khai chỉ trích dự án trên truyền thông, theo Nikkei Asia.
Con đập, do công ty Datang của Trung Quốc xây dựng, dự kiến tạo ra 684 megawatt điện khi đi vào hoạt động từ năm 2028. Dự án được xem là một phần không thể thiếu trong chiến lược trở thành "nguồn điện Đông Nam Á" của chính phủ Lào.
Bangkok tiếp tục bày tỏ quan ngại trong tháng này, cho biết họ đã bác báo cáo kỹ thuật mới tại cuộc họp do Ủy hội Sông Mekong, cơ quan liên chính phủ có trụ sở tại Vientiane, thủ đô Lào, chủ trì. Ủy hội được thành lập để quản lý tài nguyên nước ở lưu vực sông Mekong, với các thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
"Chúng tôi đang nêu lên những lo ngại của mình thông qua [ủy hội], nơi đã gửi cho chúng tôi dữ liệu không đầy đủ và không cập nhật", Somkiat Prajamwong, Tổng thư ký Văn phòng Thủy lợi Quốc gia Thái Lan, nói với Nikkei Asia, đề cập đến báo cáo của chính phủ Lào và Datang.
Sông Mekong đoạn gần biên giới Thái - Lào. (Ảnh: Reuters)
Thái Lan chỉ ra nhiều quan ngại xuất phát từ tác động môi trường tiềm tàng của dự án ở ngay phía bên kia biên giới. Con đập dự kiến được xây dựng cách huyện Chiang Kan của Loei, tỉnh miền núi Đông Bắc Thái Lan, khoảng 2 km.
"Đây sẽ là con đập đầu tiên được xây dựng gần Thái Lan như vậy", ông Somkiat cho biết. "Chúng tôi lo lắng về tác động, vì không thể đoán trước được".
Lo ngại của Thái Lan rằng con đập sẽ làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong vẫn chưa được loại trừ, vì nó có nguy cơ ảnh hưởng đến một đoạn biên giới phía Đông của nước này.
Thái Lan đe dọa sẽ không ký vào thỏa thuận mua bán điện (PPA) với Lào. Thỏa thuận này thường là thông lệ trước khi một con đập được xây dựng và cho phép nhà phát triển giành được các khoản vay và thu về lợi nhuận.
Thái Lan trước nay vẫn đứng đầu trong các nước mua điện xuất khẩu của Lào. PPA là thỏa thuận được ký kết bởi Cơ quan Phát điện Thái Lan (EGAT), đơn vị thuộc sở hữu nhà nước.
Việc Bangkok phản đối dự án đã khiến các nhà hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Thái Lan phải chú ý.
"Có rất nhiều cái đầu tiên: lần đầu tiên Thái Lan công khai phản đối một con đập của Lào và lần đầu tiên có thông báo về việc không ký PPA", Premrudee Daoroung, điều phối viên của Cơ quan Giám sát Đầu tư Đập ở Lào, cho biết.
"Quan điểm của ông Somkiat về PPA đang đi ngược lại chính sách hiện tại của EGAT và Bộ Năng lượng, là Thái Lan sẽ mua điện từ Lào. Việc này chưa bao giờ xảy ra cho đến nay".
Lào và Trung Quốc đã hợp tác nhiều năm để xây dựng đập trên sông Mekong và các phụ lưu của sông. Theo Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, nước này xây dựng 79 đập trên dòng chính và các nhánh sông, trong tổng số 100 đập dự kiến hoàn thành vào năm 2030.
Các nhà lãnh đạo của Lào đặt hy vọng vào việc xuất khẩu điện không giới hạn, hầu hết sang Thái Lan, trên con đường trở thành "nguồn điện của Đông Nam Á". Mục tiêu là xuất khẩu 20 gigawatt điện vào năm 2030.
Bốn nước khởi động cuộc tuần tra chung thứ 101 trên sông Mekong Nhân viên thực thi pháp luật của Trung Quốc, Lào, Myanmar và Thái Lan đã tham gia cuộc tuần tra chung lần thứ 101 trên sông Mekong để bảo vệ tuyến đường thủy này khỏi các hoạt động tội phạm. Đoạn sông Mekong chảy qua Lào. Ảnh: Reuters Tân Hoa xã ngày 26/1 cho biết, theo Sở Công an tỉnh Vân Nam, trong...