Thái Lan nói tiêm trộn Sinovac và AstraZeneca an toàn
Bộ Y tế Thái Lan cho biết phác đồ vaccine mũi một Sinovac và mũi hai AstraZeneca là an toàn và đã tăng cường miễn dịch cho 1,5 triệu người.
“Công thức tiêm trộn đã được tiêm cho hơn 1,5 triệu người và nó an toàn. Xin đừng nói những điều gây lo ngại”, quan chức cấp cao Bộ Y tế Thái Lan Supakit Sirilak nói trong cuộc họp báo hôm 2/9.
Bộ Y tế Thái Lan cho biết sự kết hợp Sinovac – AstraZeneca đã tăng cường khả năng miễn dịch lên mức tương tự hai mũi AstraZeneca, đồng nghĩa việc tiêm chủng có thể được hoàn thành nhanh hơn do khoảng cách liều ngắn hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Astra Zeneca cho người đàn ông nằm liệt giường ở tỉnh Pattani, miền nam Thái Lan hôm 1/9. Ảnh: AFP .
Bộ trưởng Thường trực Y tế Công cộng Kiatiphum Wongrajit nói rằng công thức này sẽ được sử dụng cho hầu hết các trường hợp tiêm chủng của Thái Lan. Theo Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, các mũi tăng cường sẽ được tiêm cho ba triệu người đã tiêm hai mũi Sinovac, bằng cách sử dụng một loại vaccine khác, có thể từ tháng này.
Video đang HOT
Supakit Sirilak cũng xác nhận Thái Lan, quốc gia đang sản xuất vaccine AstraZeneca, sẽ không còn chỉ tiêm hai liều Sinovac do Trung Quốc sản xuất nữa, bởi công thức tiêm trộn sẽ được áp dụng rộng rãi.
Thái Lan hồi tháng 7 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm trộn vaccine Trung Quốc và một loại vaccine do phương Tây phát triển, khi ca nhiễm và tử vong do Covid-19 trong nước tăng cao và chính phủ phải vật lộn với nguồn cung vaccine. Khoảng 13% trong dân số hơn 66 triệu người của Thái Lan đã được tiêm chủng đầy đủ.
Phần lớn trong số 1,2 triệu ca nhiễm và 12.103 ca tử vong do Covid-19 ở Thái Lan được ghi nhận sau tháng 4 năm nay, do các biến chủng Alpha và Delta với khả năng lây truyền cao.
Trong cuộc tranh luận về khủng hoảng Covid-19 đầu tuần này, Bộ trưởng Y tế Anutin yêu cầu các nghị sĩ không chỉ trích vaccine Sinovac. “Việc nhiều nghị sĩ nhắm vào vaccine Sinovac có thể gây hoảng loạn, hoang mang và lo lắng cho công chúng”, ông nói.
Thái Lan tiêm AstraZeneca cho người đã tiêm đủ liều Sinovac
Thái Lan sẽ tiêm thêm AstraZeneca cho nhân viên y tế đã tiêm hai liều Sinovac, sau khi ghi nhận ca nhiễm, tử vong dù đã tiêm đủ liều Sinovac.
Người đứng đầu Trung tâm Khoa học Y tế Các bệnh Truyền nhiễm mới của Hội Chữ thập đỏ Thái Lan, tiến sĩ Thiravat Hemachudha, tuần trước cho biết nghiên cứu mà ông giúp tiến hành cho thấy vaccine Sinovac của Trung Quốc kém hiệu quả hơn trong việc chống biến chủng Delta. Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận một liều tăng cường AstraZeneca sẽ thúc đẩy hiệu quả, trong khi hai liều AstraZeneca thậm chí hữu hiệu hơn.
Ủy ban Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm hôm 12/7 đồng ý tiêm liều tăng cường AstraZeneca cho nhân viên y tế tuyến đầu, những người đã được tiêm đủ hai liều Sinovac.
Y tá tiêm vaccine AstraZeneca cho người dân ở tỉnh Narathiwat, miền nam Thái Lan, hôm 9/7. Ảnh: AFP .
Quyết định được đưa ra sau khi một y tá tiêm đủ hai liều Sinovac hồi tháng 5 đã tử vong cuối tuần trước do mắc Covid-19. Một nhân viên y tế khác nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bộ Y tế Thái Lan hôm 11/7 công bố 618 trong số 677.348 nhân viên y tế tiêm đủ hai liều Sinovac đã có kết quả dương tính với nCoV.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết những người Thái khác đã được tiêm một liều Sinovac có thể được tiêm liều thứ hai bằng AstraZeneca. Nếu được thực hiện, đây sẽ là đợt tiêm trộn công khai đầu tiên giữa vaccine của Trung Quốc và vaccine của phương Tây.
Thái Lan đã tiêm được khoảng 12,57 triệu liều vaccine, trong đó 9,3 triệu người, tương đương hơn 13% dân số, đã được tiêm ít nhất một liều. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm 100 triệu liều cho 50 triệu người vào cuối năm nay.
Thái Lan sản xuất AstraZeneca trong nước, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu và sẽ tiếp tục nhập khẩu Sinovac. Một phần khoản tài trợ hơn một triệu liều AstraZeneca từ Nhật Bản sẽ được sử dụng để tiêm tăng cường cho nhân viên y tế.
Thái Lan đang đối mặt ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tăng từ tháng 4 và ngày càng tồi tệ hơn do biến chủng Delta. Nước này hôm qua ghi nhận thêm hơn 8.600 ca nhiễm và 80 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt hơn 345.000 và gần 2.800. Hơn 90% ca nhiễm và 95% ca tử vong được ghi nhận từ tháng 4 đến nay.
Hầu hết ca nhiễm và tử vong được ghi nhận ở Bangkok, các tỉnh lân cận và 4 tỉnh cực nam. Ca nhiễm tăng nhanh gây tình trạng thiếu giường bệnh trầm trọng, khiến giới chức phải cho phép bệnh nhân được cách ly tại nhà và các trung tâm cộng đồng.
Một lệnh giới nghiêm ban đêm và các biện pháp hạn chế mới bắt đầu được áp dụng ở thủ đô Thái Lan và một số tỉnh khác từ 12/7. Theo đó, trung tâm mua sắm ở vùng thủ đô Bangkok sẽ đóng cửa trước 20h, ngoại trừ siêu thị, ngân hàng, hiệu thuốc, cửa hàng bán đồ ăn mang đi, trung tâm tiêm chủng, cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại di động. Các trường học trong khu vực sẽ đóng cửa, chỉ cho phép học trực tuyến.
Cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa từ 20h đến 4h hôm sau, tiệm làm đẹp cũng như tiệm mát xa phải đóng cửa hoàn toàn. Phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động từ 21h đến 4h hôm sau, trùng giờ giới nghiêm, và khuyến khích làm việc tại nhà.
Các biện pháp hạn chế sẽ được xem xét lại sau hai tuần.
Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 27/7: Indonesia một ngày trên 2.000 người chết; Malaysia chưa tới đỉnh dịch Chỉ trong ngày 27/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm trên 91.500 ca nhiễm mới và 2.485 ca tử vong, trong đó riêng Indonesia lần đầu tiên ghi nhận ca tử vong mới vượt 2.000 người. Cảnh sát nhắc nhở một du khách nước ngoài đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bali, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo thống kê của trang worldometers.info,...