Thái Lan: Nguy cơ xảy ra nội chiến
Hôm qua 22-12, hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ đã tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức.
Người biểu tình chiếm giữ các tuyến giao thông tại Bangkok hôm 22-12
Ít nhất 1.000 người chủ yếu là phụ nữ cũng tập trung bên ngoài ngôi nhà của bà Yingluck ở ngoại ô thành phố, trong khi một số lượng lớn cảnh sát đã được triển khai để ngăn chặn người biểu tình tiến vào bên trong. Vào thời điểm diễn ra cuộc biểu tình, bà Yingluck đang đi thăm một số tỉnh đông bắc Thái Lan. Ông Ekanat Prompan, Người phát ngôn Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (phe chống chính phủ) trước đó dự kiến có khoảng 2-3 triệu người biểu tình tham gia.
Cuộc tuần hành trên diễn ra một ngày sau khi Đảng Dân chủ đối lập tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn dự kiến vào ngày 2-2 tới, đồng thời tiếp tục gây sức ép đòi bãi nhiệm chính phủ lâm thời, chỉ định Thủ tướng mới và lập “Hội đồng nhân dân” có nhiệm vụ thực hiện cải cách chính trị. Ngay sau đó, bà Yingluck đã lên tiếng chỉ trích quyết định trên của phe đối lập. “Chính phủ đã trả quyền lực về cho nhân dân và hãy để họ quyết định tương lai của đất nước”, bà Yingluck nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, tướng Prayuth Chan-ocha, Tư lệnh Lục quân Thái Lan cảnh báo nguy cơ xảy ra nội chiến nếu cuộc khủng hoảng chính trị không được giải quyết.
Theo ANTD
Quân đội Thái cảnh báo nguy cơ nội chiến
Tư lệnh Lục quân Thái Lan Prayuth Chan-ocha hôm qua cảnh báo về nguy cơ diễn ra nội chiến nếu mâu thuẫn chính trị hiện nay còn tiếp diễn.
Giới lãnh đạo quân sự Thái Lan cảnh báo nguy cơ nội chiến nếu mâu thuẫn chính trị hiện nay không chấm dứt. Ảnh: BBC
"Chúng ta không chỉ phải quan sát tình hình diễn ra ở Bangkok, mà còn cả ở các tỉnh khác nữa. Sự chia rẽ tồn tại ở các làng xã nông thôn, có thể dẫn đến khả năng một cuộc nội chiến", tờ Bangkok Post dẫn lời tướng Prayuth.
Ông cũng cho biết mâu thuẫn hiện tại có thể được giải quyết theo lộ trình từ dễ đến khó và nên nhanh chóng được tiến hành. "Chúng ta có thể giải quyết các vấn đề dễ trước, trong khi các vòng thảo luận là cần thiết để xử lý các vấn đề còn lại. Hiện nay các bên phủ nhận lẫn nhau. Công chúng cần suy nghĩ để đạt được một đề xuất mang tính đồng thuận", Prayuth nói.
Vị tư lệnh lục quân cũng đề nghị thành lập một "Nghị viện Nhân dân", bao gồm tất cả các phe phái, nhưng ông cũng nhấn mạnh ý tưởng này khác với mô hình "Hội động Nhân dân" do thủ lĩnh phe biểu tình Suthep Thaugsuban đưa ra trước đó.
Prayut cũng cho biết quân đội không gây sức ép buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức và tuyên bố "đừng bao giờ nói về việc đảo chính một lần nữa".
Động thái này của giới lãnh đạo quân sự Thái Lan diễn ra sau cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng ngày hôm qua, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Yingluck. Bà đồng thời đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng Quốc phòng.
Cũng hôm qua, các đại diện của đảng Dân chủ gửi thông điệp đến đảng Pheu Thai của bà Yingluck, yêu cầu trì hoãn bầu cử. "Bầu không khí chính trị hiện nay không cho phép cuộc bầu cử diễn ra", Ong-art Klampaibul, phó chủ tịch đảng Dân chủ cho biết.
Trong khi đó, làn sóng biểu tình do cựu phó thủ tướng Suthep dẫn đầu, vẫn chưa chấm dứt, dù lực lượng tham gia đã suy giảm. Họ đòi bà Yingluck từ chức để tạo điều kiện thành lập một Hội đồng Nhân dân với những người được chỉ định sẵn, nhằm tận diệt ảnh hưởng của gia tộc Shinawatra.
Cựu thủ tướng Somchai Wongsawat, một lãnh đạo chủ chốt của đảng Pheu Thai cho hay, đảng này dự kiến sẽ mời các phe nhóm chính trị khác nhau tham gia một cuộc họp ngày mai, nhằm tìm ra giải pháp cho bế tắc chính trị hiện nay.
Theo VNE
Hàng trăm người chết vì những vụ đụng độ đẫm máu ở Nam Sudan Liên Hiệp Quốc (LHQ) dẫn các báo cáo chính quyền địa phương ở Nam Sudan ngày 17.12 cho biết có khoảng 400-500 người đã thiệt mạng và 800 người bị thương trong những vụ đụng độ đẫm máu mới đây. Người dân Nam Sudan lánh nạn tại một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ - Ảnh: AFP "Hai bệnh...