Thái Lan: Nạn tự tử gia tăng do dịch Covid-19
Các học giả cảnh báo, số người buộc phải tự tử do khó khăn kinh tế có thể vượt quá số người chết do đại dịch nếu chính phủ không phản ứng kịp thời.
Người dân xếp hàng dưới mưa chờ được cấp bữa ăn miễn phí ở Bangkok hôm 29-4. Ảnh: AP
Những trường hợp thương tâm
Cuối tháng 4 vừa qua, Anyakan được đưa đến cấp cứu và điều trị tại một bệnh viện ở thủ đô Bangkok sau khi uống thuốc diệt chuột trước trụ sở của Bộ Tài chính để phản đối việc không được hỗ trợ tài chính. Anyakan cảm thấy tuyệt vọng khi không thể nhận được khoản tiền hỗ trợ 5.000 baht (khoảng 154 USD) vào thời điểm khó khăn nhất do đại dịch Covid-19 dù chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình “Không ai bị bỏ lại phía sau” nhằm giúp những người gặp khó khăn vượt qua thời kỳ khủng hoảng này. Anyakan đã la hét “không ai quan tâm đến tôi” bên ngoài cổng vào Bộ Tài chính. Sau khi tiếp tục bị phớt lờ, cô đã uống thuốc độc và ngã xuống đất. Sau khi vào viện, đại diện chính phủ đã đến thăm cô và hứa sẽ chuyển tiền hỗ trợ ngay khi có thể.
Hành động tự tử của Anyakan đang là một xu hướng đáng lo ngại tại Thái Lan. Suy thoái kinh tế do dịch Covid-19 gây ra đang khiến ngày càng có nhiều người Thái lan rơi vào tuyệt vọng. Truyền thông địa phương đã đưa tin về những trường hợp rất đáng buồn trong những tuần gần đây, chẳng hạn như câu chuyện về Irada, một người mẹ của hai đứa trẻ đến từ Maha Sarakham, một tỉnh ở đông bắc Thái Lan, đã treo cổ tự tử vào ngày 21-4 sau khi gặp khó khăn trong việc nuôi hai đứa con nhỏ. Irada kiếm sống bằng việc bán sữa chua từ một chiếc xe đẩy nhỏ. Lệnh hạn chế đi lại do dịch Covid-19 khiến cô không thể kiếm tiền.
Video đang HOT
Một ngày trước cái chết của Irada, một người cha 41 tuổi cũng đã nhảy sông tự tử, cô con gái 5 tuổi của anh ta cũng nhảy theo cha mình. Thi thể của họ được cảnh sát tìm thấy trên sông Pa Sak ở Ayutthaya, phía bắc Bangkok. Người dân cho biết, người cha thất nghiệp và không thể tìm được việc làm để kiếm thu nhập.
Số vụ tự tử đáng báo động
Thái Lan là một trong những nước có sự chệnh lệch giàu nghèo cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất ở Đông Nam Á. Trên thực tế, tự tử đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong không tự nhiên ở nước này, sau tai nạn giao thông, và thậm chí còn phổ biến hơn cả các vụ giết người. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên dữ liệu năm 2016 cho thấy, Thái Lan có tỷ lệ tự tử hàng năm cao thứ 32 trên thế giới, với 14,4 vụ tự tử/100.000 dân, tương đương với 10.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Thái Lan có nhiều vụ tự tử trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác.
Đại dịch Covid-19 tàn phá kinh tế làm tình hình thêm tồi tệ. Hồi tháng 4, một nhóm các học giả đã kêu gọi chính phủ viện trợ tài chính bao quát hơn, cho rằng việc mất việc làm và đóng cửa các doanh nghiệp khiến nhiều người rơi vào tuyệt vọng.
Các học giả gồm Atthajak Sattayanurak thuộc Khoa Nhân văn của Đại học Chiang Mai; Somchai Preechasilpakul, Phó giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Chiang Mai; và Prapas Pintobtaeng, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn bắt đầu nghiên cứu các vụ tự tử ở Thái Lan, một vài tuần sau khi chính phủ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch vào cuối tháng 3. Theo kết quả nghiên cứu, tính đến cuối tháng 4, đã có ít nhất 38 vụ tự tử liên quan đến mất việc làm do đại dịch, trong đó có 28 người chết.
Các học giả cảnh báo rằng số trường hợp tự tử do khó khăn kinh tế thậm chí có thể vượt quá số ca tử vong do Covid-19 nếu chính phủ không phản ứng kịp thời. Kể từ ngày 30-4 đến nay, Thái Lan có 56 người tử vong do dịch Covid-19. Đến nay, dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát, tuy nhiên, hậu quả kinh tế vẫn sẽ tác động tiêu cực trong thời gian dài.
Cần hỗ trợ kịp thời
Nhiều người có hoàn cảnh khó khăn đã chịu ảnh hưởng nặng nề kể từ khi Thái Lan xác nhận ca dương tính đầu tiên vào ngày 13-1. Các quan chức y tế cho biết, số lượng các cuộc gọi vào đường dây nóng về sức khỏe tâm thần của họ nhiều chưa từng có. Chỉ riêng trong tháng 3, Bộ Y tế Công cộng đã nhận được 600 cuộc gọi, so với chỉ 20 cuộc hồi tháng 1 và 40 cuộc hồi tháng 2.
Andrea Giorgetta, Giám đốc Châu Á của Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), giải thích, sự bùng phát dịch Covid-19 làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế mà một bộ phận lớn dân số Thái Lan phải đối mặt kể từ khi Tướng Prayut Chan-o-cha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014″. Nhiều người Thái tức giận vì chính phủ dường như không thể áp dụng các gói cứu trợ ngắn hạn, mạnh mẽ, hiệu quả để giảm thiểu tác động kinh tế do đại dịch, trong khi vẫn tiếp tục theo đuổi việc mua sắm quốc phòng và phát triển các cơ sở hạ tầng lớn, các dự án đầu tư.
Theo Cục Thống kê Quốc gia, 54,3% lực lượng lao động Thái Lan là lao động phi chính thức. Những người này có thu nhập bất thường, với mức lương thấp và không được bảo vệ bởi hệ thống an sinh xã hội, khiến họ rất dễ bị tổn thương. Nhóm các học giả trên cho biết chính quyền địa phương nên đưa ra kế hoạch phân phối thực phẩm và hàng hóa cơ bản cho người dân bị ảnh hưởng. Họ cũng cho rằng, các doanh nghiệp có rủi ro thấp nên được phép mở cửa trở lại. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh việc huy động các nguồn lực để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, chính phủ chỉ có thể giải quyết vấn nạn tự tử bằng cách trợ giúp tài chính cho người dân. Hiện có 28,8 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp 5.000 baht, nhưng chỉ có 13,4 triệu người đủ điều kiện, khiến hàng triệu người Thái rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Doanh nghiệp Thái Lan kêu gọi nới lỏng các biện pháp phong tỏa
Các doanh nghiệp Thái Lan mong muốn nới lỏng các biện pháp phong tỏa càng sớm càng tốt để giải tỏa sự gián đoạn kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp tư nhân Thái Lan đang kêu gọi Chính phủ nước này tiếp tục nới lỏng các phong tỏa để cho phép khởi động lại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, chuỗi cung ứng và hạn chế tình trạng thất nghiệp leo thang.
Đề nghị này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp phong tỏa vào ngày 17/5 tới, theo đó cân nhắc mở lại các trung tâm thương mại và các loại hình kinh doanh dịch vụ tại đây.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC), ông Thanavath Phonvichai, khảo sát mới nhất về tình trạng kinh doanh trên toàn quốc đã cho thấy các doanh nghiệp mong muốn nới lỏng các biện pháp phong tỏa càng sớm càng tốt để giải tỏa sự gián đoạn kinh doanh.
Hiện chuỗi cung ứng và du lịch là những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự bùng phát dịch bệnh Covid-19, sức mua của người tiêu dùng giảm sâu dẫn đến tỷ lệ việc làm thấp hơn. Phòng Thương mại Thái Lan hy vọng số lượng người thất nghiệp sẽ giảm nếu các doanh nghiệp được phép mở lại trong tháng 5/2020.
Vào tháng 4/2020, Ủy ban Thường trực Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng Thái Lan dự báo sẽ có khoảng 7 triệu lao động nước này mất việc do đại dịch Covid-19, hầu hết trong số đó là những lao động thu nhập thấp.
Theo đó, có khoảng 4,2 triệu lao động làm việc trung tâm bán lẻ và mua sắm sẽ mất việc, cùng với 1 triệu công nhân xây dựng, 980.000 nhân viên khách sạn, 250.000 nhân viên nhà hàng, 200.000 nhân viên thẩm mỹ và mát-xa và 200.000 công nhân may mặc.
Trong những ngày gần đây, số ca nhiễm mới Covid-19 tại Thái Lan duy trì ở mức 1 con số. Hôm nay (11/5), quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận thêm 6 ca nhiễm và không có ca tử vong, nâng tổng số các bệnh nhân mắc Covid-19 lên 3.015 người, 56 người tử vong và 2.796 bệnh nhân được chữa khỏi./.
Thái Lan lên kế hoạch nới lỏng phong tỏa vào nửa cuối tháng 5 Chính phủ Thái Lan đang lên kế hoạch nới lỏng các biện pháp phong tỏa, theo đó cân nhắc mở lại các trung tâm thương mại vào ngày 17/5 tới. Từ đầu tháng 5 này, Thái Lan bước vào giai đoạn đầu tiên nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch Covid-19, một số cơ sở kinh doanh nhỏ đã được...