Thái Lan, Malaysia… tranh vé vớt dự Asian Cup 2023 cùng Việt Nam
Ngoại trừ Việt Nam, 7 đội bóng khác của Đông Nam Á đều phải dự vòng loại để tranh những tấm vé cuối cùng dự Asian Cup 2023.
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) vừa thông báo lịch bốc thăm, chia bảng vòng loại Cúp bóng đá châu Á (Asian Cup) 2023 sẽ diễn ra vào ngày 24-2, tại trụ sở tổ chức này ở Kuala Lumpur – Malaysia.
Đội tuyển Việt Nam từng vào tới tứ kết Asian Cup 2019 và đã có vé sớm dự Asian Cup 2023
Vòng chung kết Asian Cup tổ chức định kỳ 4 năm/lần, quy tụ 24 đội bóng mạnh nhất châu lục. Việc xét chọn các đội tham dự dựa trên kết quả vòng loại World Cup khu vực châu Á và vòng loại dành riêng cho các đội chưa có vé.
Thông qua vòng loại thứ hai World Cup 2022, Asian Cup 2023 đã xác định được 13 đội bóng đủ điều kiện góp mặt vòng chung kết (bao gồm 12 đội giành quyền vào vòng loại thứ ba World Cup 2022 và Trung Quốc – chủ nhà Asian Cup 2023), trong đó đội tuyển Việt Nam là đại diện duy nhất của Đông Nam Á góp mặt.
11 tấm vé còn lại sẽ là cuộc đua của 24 đội bóng (bao gồm 7 đại diện Đông Nam Á), thông qua vòng loại diễn ra từ ngày 8 đến 14-6-2022.
24 đội bóng này được chia làm 4 nhóm hạt giống.
Video đang HOT
Nhóm 1 gồm Uzbekistan, Bahrain, Jordan, Kyrgyzstan, Palestine và Ấn Độ. Nhóm 2 gồm Thái Lan, Tajikistan, Philippines, Turkmenistan, Kuwait, Hong Kong (Trung Quốc). Nhóm 3 gồm Afghanistan, Yemen, Myanmar, Malaysia, Maldives, Indonesia. Nhóm 4 có Singapore, Nepal, Campuchia, Mông Cổ, Bangladesh, Srilanka.
Thái Lan (phải) cùng 6 đại diện khác của Đông Nam Á sẽ tranh vé vớt dự vòng chung kết Asian Cup 2023
24 đội bóng được chia vào 6 bảng, mỗi bảng 4 đội, đá vòng tròn một lượt chọn ra 6 đội nhất bảng cùng 5 đội nhì bảng có thành tích tốt dự vòng chung kết.
Các đại diện Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Myanmar, Philippines đều đặt mục tiêu giành vé vớt tới Trung Quốc năm sau và xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất trong năm 2022.
Ở Asian Cup 2019, Đông Nam Á có 3 đại diện góp mặt vòng chung kết gồm Việt Nam, Thái Lan, Philippines, trong đó thầy trò HLV Park Hang-seo đạt thành tích tốt nhất: tốp 8 chung cuộc.
Tuyển nữ Việt Nam, sau World Cup là chân trời nào?
Chiến tích giành vé dự Cúp Thế giới là thành quả xuất sắc của bóng đá nữ Việt Nam, đó là điều không ai phủ nhận được.
Nhưng trong tiến trình phát triển, phía sau một kết quả vừa đạt được luôn phải có mục tiêu mới. Sau khi bước ra World Cup, đích đến tiếp theo của những cầu thủ nữ Việt Nam sẽ là gì?
Khó khăn chờ phía trước
8 năm trước, trên sân Thống Nhất, đội tuyển nữ Thái Lan đã đánh bại chính chủ nhà Việt Nam để giành vé dự World Cup. Họ không chỉ thi đấu tốt, mà thậm chí còn giành chiến thắng đầu tay ngay trong lần đầu bơi ra biển lớn. Trận thắng Bờ Biển Ngà 3-2 ở vòng bảng World Cup 2015 của đội tuyển nữ Thái Lan khiến cả châu Á phải nể phục đội bóng Đông Nam Á này. Nhưng đến kỳ World Cup tiếp theo, người Thái mới dần cảm thấy sân chơi thế giới quá tầm với họ.
Hải Yến (số 12) có thể xuất ngoại thi đấu trong thời gian tới.
Sân Auguste-Delaune, 21 giờ ngày 11/6/2019. Đội tuyển nữ Thái Lan bước vào trận đấu đầu tay ở World Cup 2019, với đối thủ là đội tuyển Mỹ. Chẳng ai có thể dự đoán đây là thời khắc mở đầu cho một cuộc tàn sát. Với đẳng cấp vượt trội, đội tuyển Mỹ ghi đến 13 bàn vào lưới Thái Lan, riêng chân sút Alex Morgan ghi đến 5 bàn. Trận đấu này đã phá kỷ lục về tỷ số cách biệt ở một kỳ World Cup nữ.
Bất lực khi phải chứng kiến đội nhà liên tục bị đối phương chọc thủng lưới, nhiều cầu thủ nữ Thái Lan khóc nấc trên sân sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên. Sau hành trình thần tiên ở kỳ World Cup 2015, đây là lần đầu họ trải nghiệm về đẳng cấp khác biệt giữa những nền bóng đá. 5 ngày sau, những cô gái Thái Lan tiếp tục để cường quốc bóng đá nữ Thụy Điển chọc thủng lưới 5 bàn. Điểm sáng hiếm hoi ở trận đấu này là họ có 1 bàn gỡ.
Trước Thái Lan, Nhật Bản cũng từng nếm trái đắng ở lần đầu tham dự World Cup nữ. Tại giải đấu năm 1991, lính mới Nhật Bản bị Thụy Điển vùi dập với tỷ số 8-0. Sau chức vô địch năm 2011, họ gặp lại bại tướng cũ là đội tuyển Mỹ tại World Cup 2015. Không chút nhân nhượng, những cô gái Mỹ quyết phục thù thất bại 4 năm trước, và lần này họ đánh bại Nhật Bản với tỷ số 5-2, tỷ số đậm nhất trong lịch sử các trận chung kết World Cup nữ.
Những trái đắng đội tuyển Nhật Bản, Thái Lan đã trải qua hoàn toàn có thể đến với những cô gái Việt Nam tại Australia và New Zealand năm tới. Theo thể thức bốc thăm chia bảng của World Cup 2023, tuyển nữ Việt Nam chắc chắn sẽ nằm cùng bảng với ít nhất 1 đội tuyển châu Âu, 1 đội tuyển Bắc Mỹ/Mỹ Latinh. Đó đều là khu vực tập trung những đội tuyển nữ hàng đầu, và một trận thua đậm có thể khiến không ít người suy sụp.
Các thành viên đội tuyển nữ Việt Nam cũng phần nào lường trước được khó khăn bủa vây ở kỳ World Cup sắp diễn ra. Những trận đấu với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc ở Asian Cup vừa rồi cho thấy chúng ta vẫn còn thua kém khá nhiều về sức vóc và khả năng tranh chấp. Trong bối cảnh đó, thật khó để duy trì thế trận trước Anh, Pháp hay Mỹ, những đội bóng có thể dễ dàng sút tung lưới Hàn Quốc 3-4 bàn.
Xa và gần
Khi nào chúng ta quan tâm đến bóng đá nữ? Wang Shuang, thành viên đội tuyển nữ Trung Quốc vừa lên ngôi vô địch Asian Cup từng có một nhận xét rất thâm thúy về điều này. Cô nói: "Chúng tôi chỉ được đề cập đến khi giành thành tích thực sự xuất sắc, hoặc khi ai đó muốn tìm thêm dẫn chứng để chê bai đội tuyển nam". Quả thực, truyền thông Trung Quốc thời gian qua đã không ít lần dùng chiến thắng của các cô gái để chê bai đội nam, những người vừa thua Việt Nam 1-3 ngay trong ngày mùng 1 Tết.
Tại Việt Nam, người hiểu rõ hơn ai hết tình cảnh khó khăn của bóng đá nữ là HLV Mai Đức Chung. Kết thúc SEA Games 2017, đội tuyển nữ Việt Nam về nước với tấm huy chương vàng, còn đội U23 nam thất bại ngay từ vòng bảng. Trong bối cảnh sự chú ý đổ dồn đến cầu thủ nữ còn cầu thủ nam bị chỉ trích, ông Chung "gái" thắng thắn chia sẻ trong phòng họp báo: "Mong mọi người đừng quay lưng với đội tuyển nam lúc này, đừng để các em cảm thấy tủi thân. Điều đó không tốt cho bóng đá Việt Nam".
Tủi thân vì bị quay lưng, đó là điều bóng đá nữ thường xuyên phải đối mặt suốt nhiều năm qua. Mỗi trận đấu ở giải vô địch quốc gia nữ thường chỉ có chưa đến 100 khán giả tới xem, phần lớn là người nhà, bạn bè các cầu thủ đến cổ vũ. Những khán đài không khán giả là điều chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở các trận bóng nữ được phát trên sóng truyền hình. Bóng đá nữ Việt Nam được quan tâm, nhưng chỉ ở mức độ đội tuyển quốc gia.
Ai có thể kể tên đội bóng nữ vô địch quốc gia trong 2 năm gần nhất? Những CLB chuyên nghiệp nữ Việt Nam hiện có tên là gì? Có ai biết Sơn La cũng có CLB nữ không? Đó là những câu hỏi rất khó với người hâm mộ, khi mối quan tâm chỉ xoay quanh bóng đá nam và những trận cầu quốc tế. Điều đó mở đầu cho một chuỗi domino của bóng đá nữ: Không có CĐV khiến CLB không có doanh nghiệp tài trợ, qua đó thu nhập cầu thủ nữ khá bấp bênh, nhiều người phải bỏ nghề đi làm công việc khác.
Để ủng hộ bóng đá nữ, chúng ta hãy theo dõi họ thi đấu nhiều hơn, thậm chí trực tiếp đến sân cổ vũ. Đó là cách tốt nhất để bóng đá nữ Việt Nam có hướng phát triển trong tương lai, chứ không phải những lời tung hô đến dồn dập trong một vài sự kiện bất chợt. Nếu không, tất cả chỉ như lời nói gió bay, đến rồi lại đi, và cầu thủ nữ sẽ trở lại là những người vô hình trong mắt CĐV theo dõi bóng đá.
U23 Việt Nam lên đường tham dự giải Đông Nam Á Chiều 11/2, thầy trò huấn luyện viên Đinh Thế Nam lên đường sang Campuchia để tranh tài ở giải U23 Đông Nam Á 2022. Tại giải U23 Đông Nam Á, thầy trò HLV Đinh Thế Nam ở bảng C cùng với Thái Lan và Singapore. Bảng A có chủ nhà Campuchia, Timor Leste, Philippines và Brunei. Bảng B là cuộc cạnh tranh của...