Thái Lan, Malaysia tập trận với Trung Quốc trên vùng biển ít nhạy cảm
Hải quân Thái Lan và Malaysia sẽ tham gia cuộc tập trận chung bắt đầu từ ngày 20.10 với Trung Quốc ở eo biển Malacca, được cho là vùng biển ít nhạy cảm trong quan hệ với các nước khu vực.
Trung Quốc sẽ gửi lực lượng hùng hậu trong cuộc tập trận với Thái Lan và Malaysia REUTERS
Cuộc tập trận sẽ kéo dài trong 10 ngày. Đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa hải quân ba nước ở ngoài khơi Malaysia, gần với khu vực thuộc cửa ngõ nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Giới chức quân đội Thái Lan cho biết trong cuộc gặp với giới chức quân sự Malaysia hồi tháng 9, Bangkok được Kuala Lumpur mời tham gia cuộc tập trận Hòa bình và Hữu nghị (Peace and Friendship), vốn được Trung Quốc và Malaysia khởi xướng từ năm 2014.
Trung Quốc sẽ gửi 3 tàu khu trục, 2 trực thăng, 3 máy bay vận tải và gần 700 quân, trong khi Thái Lan gửi 53 quân tham gia cuộc tập trận. Malaysia chưa công bố “đội hình” tham gia cuộc tập trận năm nay.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc gọi đây là hoạt động quân sự liên kết giữa ba quốc gia nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên vùng biển khu vực; tăng cường hợp tác và nâng cao khả năng phối hợp, ứng phó trước mối đe dọa an ninh giữa quân đội ba nước.
“Cuộc tập trận không nhắm vào quốc gia nào”, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trong một thông cáo.
Video đang HOT
Các nhà quan sát quân sự và ngoại giao nhận định cuộc tập trận ba bên là một minh chứng các nước ASEAN và Trung Quốc có thể làm việc với nhau trong các vấn đề an ninh quốc phòng ở những vùng ít nhạy cảm hơn.
“Đối với Malaysia và Thái Lan, đây là cách xây dựng lòng tin với Trung Quốc, đồng thời cho thấy họ không lựa chọn bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông”, Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore phát biểu.
Cuộc tập trận ở vùng eo biển Malacca không thuộc Biển Đông, nhưng gần với đảo Sumatra của Indonesia. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Indonesia Arrmanatha Nasir cho biết đó là “hoạt động thông thường của các quốc gia trên vùng biển của họ”, tuy nhiên Jakarta sẽ “theo sát diễn biến của cuộc tập trận này”, theo Malaysia Sun hôm 19.10.
South China Morning Post nhận định cuộc tập trận được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục gia tăng ở khu vực Biển Đông, đặc biệt nhân chuyến thăm 2 ngày của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến Việt Nam bắt đầu hôm 16.10.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, người đứng đầu Lầu Năm Góc thăm Việt Nam trước khi tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN được tổ chức ở Singapore.
Hồi tháng 9.2018, tàu Trung Quốc tiếp cận cách vài chục mét lúc tàu chiến Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, buộc tàu Mỹ phải đổi hướng để “tránh va chạm”.
Giới chức quân sự Mỹ khi đó đánh giá đây là tình huống nguy hiểm và hành vi của Trung Quốc là hung hăng.
Theo TNO
Bất ngờ lý do tàu ngầm Mỹ thường mang theo bỏng ngô
Bỏng ngô là thứ không thể thiếu trong các bài diễn tập cứu người ngã xuống biển của thủy thủ tàu ngầm hải quân Mỹ.
Tàu ngầm tấn công USS Jacksonville tiếp cận tàu hậu cần USS Emory S. Land tại Sepanggar, Malaysia. Ảnh: US Navy.
Phần lớn các tàu ngầm Mỹ đều mang theo bỏng ngô để sử dụng trong các bài tập tìm kiếm cứu nạn trên biển, trung tá Sarah Self-Kyler, sĩ quan phụ trách truyền thông của lực lượng tàu ngầm hải quân Mỹ tại Đại Tây Dương, cho biết.
Trong nội dung diễn tập cứu người ngã xuống biển, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ sẽ thả một chiếc túi lớn chứa bỏng ngô xuống biển để mô phỏng "nạn nhân". Túi bỏng ngô có kích thước gần bằng đầu người, nổi được trên mặt nước khoảng 10 phút và rất khó để phát hiện khi đứng trên tháp của tàu ngầm. Những điều này tăng áp lực cho các thủy thủ tham gia bài tập, Self-Kyler cho biết.
Việc sử dụng bỏng ngô cho các bài tập cứu nạn trên biển không phải là quy định bắt buộc của hải quân Mỹ, nhưng nó thường được chọn do bỏng ngô và túi đựng đều có khả năng tự phân hủy trong môi trường. Ngoài ra, các thủy thủ có thể sử dụng bìa các tông hoặc bất cứ loại vật liệu nào có thể phân hủy được trong bài tập này, theo Business Insider.
Thông thường các bài tập "giải cứu túi bỏng ngô" chỉ được triển khai khi tàu ngầm ra hoặc vào căn cứ, đây là khoảng thời gian hiếm hoi các tàu ngầm bơi nổi trên mặt nước. Nhiều thành viên thủy thủ đoàn tàu ngầm phải tham gia bài tập này.
Khi bắt đầu bài tập, thủy thủ lấy ngô từ kho chính của tàu ngầm, cho vào lò vi sóng để tạo thành bỏng ngô, sau đó đổ vào túi và mang lên tháp chỉ huy để ném xuống biển. Tiếp theo, kíp trực trên tháp chỉ huy sẽ hô lên thông báo có người rơi xuống biển, các thủy thủ trực trong phòng điều khiển sẽ xác định vị trí có "người gặp nạn" và điều khiển tàu ngầm tới gần vị trí này.
Thủy thủ trên tháp chỉ huy tàu ngầm USS Tennessee khi con tàu quay về căn cứ tàu ngầm Kings Bay. Ảnh: US Navy.
Toàn bộ thời gian giải cứu chỉ vẻn vẹn bốn phút, nếu ngâm mình trong làn nước lạnh giá lâu hơn khoảng thời gian này, nạn nhân bị rơi xuống biến sẽ chết. Đây cũng là khoảng thời gian trước khi túi bỏng ngô ngấm nước và tan ra. Trong lúc con tàu được điều khiển tới gần vị trí túi bỏng ngô, những người trực trên boong phải liên tục theo dõi và chỉ tay vào "người gặp nạn".
"Tất cả các kíp trực đều phải đủ năng lực tham gia những chiến dịch như vậy. Họ phải chứng tỏ cho thuyền trưởng biết họ có thể đưa con tàu đến vị trí của túi bỏng ngô", Self-Kyler nói.
Trong trường hợp một thành viên thủy thủ đoàn ngã xuống biển, các thủy thủ làm nhiệm vụ được yêu cầu theo dõi liên tục người gặp nạn và thông báo vị trí cuối cùng của người này tương tự như bài tập với túi bỏng ngô. Thủy thủ đoàn sẽ được điểm danh để xác định danh tính của người gặp nạn.
Các chiến hạm trên mặt nước của hải quân Mỹ không sử dụng bỏng ngô cho các bài tập tương tự, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Lực lượng Mặt nước Đại Tây Dương Hải quân Mỹ Jim DeAngio cho biết.
"Họ thường sử dụng 'phao khói', một chiếc hộp khi thả vào nước biển sẽ tự kích hoạt, nổi và tỏa khói để các thủy thủ lấy làm mục tiêu cho bài tập tìm kiếm cứu nạn", theo DeAngio.
Theo Nguyễn Tiến (VNE)
Malaysia bắt cựu Phó Thủ tướng với cáo buộc lạm quyền, rửa tiền Ngày 18/10, Ủy ban chống tham nhũng Malaysia (MACC) bắt giữ cựu Phó Thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi trong cuộc điều tra về lạm dụng quyền lực, lạm dụng tín nhiệm, cũng như rửa tiền liên quan đến một quỹ tài trợ. Ông Hamidi, hiện là Chủ tịch đảng Tổ chức Dân tộc Mã Lai thống nhất (UMNO) đối lập, bị bắt vào...