Thái Lan là thị trường ưu tiên hàng đầu của Ford
Chủ tịch Ford ASEAN, Peter Fleet, cho biết mặc dù hãng đang chú ý đến Indonesia như một trung tâm sản xuất ô tô để đáp ứng nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á, nhưng do các vấn đề cung cấp nên Thái Lan sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của hãng và là trung tâm khu vực trong tương lai gần.
Thái Lan vẫn là thị trường hàng đầu của Ford. (Nguồn: torquenews.com)
Ford cũng đã có mặt tại Việt Nam và Philippines song quy mô sản xuất còn nhỏ. Các nhà máy của đại gia ôtô Mỹ này ở Thái Lan đang cố gắng hoạt động với công suất tối đa, bởi nhu cầu ở Thái Lan và trong toàn Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là rất cao.
Chủ tịch Ford khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Phi, Joe Hinrichs, nói rằng nhiều nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới đang hướng đến Indonesia như một cơ sở sản xuất thay thế, và Ford cũng không là ngoại lệ, song thị trường Thái Lan hiện vẫn lớn hơn một chút so với Indonesia, và điều này có thể đảo ngược trong thời gian không xa.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Ford tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã lỗ 83 triệu trong quý IV/2011, chủ yếu do ảnh hưởng của trận lụt lịch sử đã tàn phá Thái Lan. Mặc dù không bị thiệt hại vì thiên tai này, song liên doanh của Ford với Mazda Motor Corp tại tỉnh Rayong ở miền Đông Thái Lan đã buộc phải tạm ngừng sản xuất vào tháng 10/2011 do gián đoạn nguồn cung các linh kiện.
Ông Joe Hinrichs cho biết hiện trên 90% sản xuất của Ford cho 10 quốc gia ASEAN là ở Thái Lan và các nhà máy của hãng đã gần đạt trở lại mức sản xuất trước khi xẩy ra lũ lụt đối với các loại xe Fiesta và Ranger.
Thiên tai lẫn bất ổn chính trị trong những năm gần đây đều không ảnh hưởng đến cam kết của Ford đối với Thái Lan, với việc hãng vừa chính thức khai trương trong tuần đầu tháng 5/2012 một nhà máy sản xuất ô tô thứ hai tại Rayong, cách thủ đô Bangkok 180 km về phía Đông Nam, với tổng vốn đầu tư 450 triệu USD.
Video đang HOT
Nhà máy này có công suất ban đầu 150.000 chiếc/năm, giúp nâng tổng công suất của Ford ở Thái Lan lên 445.000 chiếc/năm, trong đó tập trung vào các mẫu xe Focus và xe thể thao Echo. Đây cũng là một bước triển khai chiếc lược mở rộng hoạt động nhằm mục tiêu nâng sản lượng toàn cầu của Ford lên 8 triệu chiếc vào năm 2015.
Theo Vietnamplus
Công nghiệp ô tô Việt Nam: Đi về nơi đâu?
Trong bối cảnh lãi suất cao, thuế và phí liên tục tăng, sắp tới sẽ là phí lưu hành đường bộ, công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sống thế nào?
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hai tháng đầu năm 2012 là hai tháng làm ăn cực kì "bết bát". Cụ thể, trong tháng 1, cả VAMA chỉ bán được vỏn vẹn 4.271 chiếc xe đủ loại, giảm trong tất cả các phân loại xe từ xe du lịch cho tới xe tải.
Tháng 2 cũng không khá hơn là bao, với tổng cộng 6.116 chiếc xe được bán ra trên cả nước. Những con số bán xe của tháng 1 và tháng 2 chỉ bằng phân nửa so với những tháng của năm ngoái, dù cho những năm vừa qua khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Dù cho tình hình bán hàng của tháng 2 có nhích hơn so với tháng 1, nhưng với thông tin từ Bộ GTVT là phí bảo trì đường bộ sẽ được tiến hành bắt đầu từ 1/6, chẳng có niềm tin nào về sự nhích lên của doanh số bán hàng của VAMA trong những tháng tiếp theo của năm 2012.
Có quá nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam chưa bao giờ khó sống đến như vậy.
Sức ép từ nền kinh tế
Khủng hoảng kinh tế vẫn ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn tới việc lãi suất ở mức cao, người mua xe rất khó khăn trong việc vay tiền sắm xe hơi, người bán xe cũng phải khóc ròng vì tình trạng tốn kho mà không bán được. Công việc làm ăn của tất cả các doanh nghiệp đều gặp khó, nên chẳng ai nghĩ đến việc mua sắm xe mới.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giảm lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 13%/năm. Đây là một điều chỉnh hợp lý vào thời điểm này, nhưng thực tế chưa có tác động nhiều tới lãi suất cho vay. Phải cần một thời gian nữa và những điều chỉnh lớn hơn từ nền kinh tế thì thị trường ô tô Việt Nam mới có những ảnh hưởng tích cực đáng kể.
Sưu cao thuế nặng
Phí và thuế hiện tại đánh vào thị trường ô tô Việt Nam, bên quản lý thì nói rằng đó là cách để giảm lưu lượng xe và qua đó giảm ùn tắc, nhưng thực tế không chứng minh như vậy.
Thuế cao vẫn cao, phí nhiều vẫn nhiều, còn đường tắc thì vẫn tắc! Bởi người dân ai cũng phải đi học, đi làm, phải ra đường, và cần có phương tiện giao thông cá nhân, trong bối cảnh các phương tiện giao thông công cộng như xe bus không thể đáp ứng nhu cầu. Việc đánh phí và thu thuế hiện nay, chủ yếu mang ý nghĩa tận thu hơn là giảm ùn tắc.
Không những thế, phí và thuế cao còn ảnh hưởng lớn tới khả năng cũng như nhu cầu mua xe của người dân, qua đó giáng một đòn nặng nề vào thị trường ô tô Việt Nam.
Phí trước bạ tăng từ 12% lên 20%. Nếu mua một chiếc xe trị giá 500 triệu đồng, khách hàng sẽ phải trả 100 triệu đồng tiền phí trước bạ. Phí cấp biển tăng từ 2 triệu lên 20 triệu, gấp 10 lần. Tới đây, từ ngày 1/6, phí bảo trì đường bộ sẽ tiếp tục đè nặng lên người mua xe, với mức thu dự kiến từ 180.000 đến 1,4 triệu đồng 1 tháng cho ôtô và 80.000 đến 150.000 đồng 1 năm cho xe máy.
Từng ấy phí và thuế là quá đủ để nhiều người dân nản lòng trong việc sở hữu xe hơi. Người dân giảm nhu cầu mua xe, liệu những nhà sản xuất ô tô Việt Nam sẽ bán xe cho ai?
Lối đi nào cho doanh nghiệp?
Không bán được xe, hàng tồn kho chất đống, doanh nghiệp chỉ còn duy nhất một cách: khuyến mại giảm giá. Nhiều chương trình giảm giá, tặng bảo hiểm hay tặng phụ kiện cho xe hơi được các hãng tung ra, từ Toyota, Ford, Kia... Chắc hẳn từ giờ đến cuối năm, các hãng xe hơi sẽ có một cuộc đua khuyến mại mạnh mẽ để cải thiện doanh số.
Những mẫu xe nhỏ gọn và có giá rẻ cũng được ưu tiên là sản phẩm mục tiêu của các hãng trong thời điểm hiện nay. Ford có Fiesta, Kia chú trọng Morning và GM tập trung vào bán Chevrolet Spark, hi vọng những chiếc xe nhỏ gọn với giá rẻ sẽ dễ bán hơn so với những chiếc sedan sang trọng.
Lộ trình giảm thuế nhập khẩu xe hơi lại tác động một hướng khác tới ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam. Theo lộ trình giảm thuế đối với khu vực ASEAN, tới năm 2018, mức thuế nhập khẩu xe hơi trong khu vực gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philipines, Singapore, Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia sẽ chỉ còn 0%.
Còn đối với WTO, thuế suất nhập khẩu ô tô trên thế giới sẽ phải theo đúng cam kết, tức là khoảng 70% tới năm 2014 và 47% tới năm 2017. Đây là những thách thức cực lớn với các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Cứ theo đà này, các doanh nghiệp sẽ dần rút các nhà máy sản xuất ra khỏi Việt Nam, và chuyển sang phân phối xe nhập khẩu. Đây có lẽ là điều khó tránh khỏi trong tương lai.
Theo Tiền Phong Online
Ford Fiesta 3 cửa trình làng vào 2013 Ford Fiesta ST với thiết kế kiểu hatchback 3 cửa trang bị động cơ EcoBoost tăng áp 1.6 lít 4 xi-lanh, cho công suất 178 mã lực. Ford kỳ vọng vào phiên bản Fiesta ST sẽ thành công khi nâng cấp với thiết kế mới, lưới tản nhiệt phía trước mở rộng, cản trước và sau đều được thay mới mang kiểu dáng...