Thái Lan “khẩu chiến” về Dự luật hòa giải dân tộc
4 phương án của Dự luật hòa giải dân tộc được trình lên Quốc hội Thái Lan để xem xét đang là tâm điểm mà các đảng phái chính trị “đấu khẩu” với nhau.
Ngày 3/6, người phát ngôn đảng cầm quyền Vì nước Thái, ông Prompong cho rằng, những cáo buộc của đảng Dân chủ về việc Chính phủ Thái lan đứng đằng sau ủng hộ cho các phương án của Dự luật hòa giải dân tộc là vô trách nhiệm.
Ông Prompong cũng phủ nhận cáo buộc của đảng Dân chủ cho rằng, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra ra lệnh cho đảng Vì nước Thái phải đi đến cùng trong việc xem xét và thông qua Dự luật hòa giải dân tộc tại Quốc hội, mà hiện nay đảng Vì nước Thái đang chiếm đa số.
Ngày 2/6, lãnh đạo Mặt trận dân chủ chống độc tài (UDD), lực lượng thân chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và lãnh đạo đảng Dân chủ, đều tổ chức các cuộc tập trung những người ủng hộ để thể hiện quan điểm của mình về Dự luật hòa giải dân tộc và công kích lẫn nhau. Lực lượng chống chính phủ luôn cho rằng, Dự luật hòa giải dân tộc sẽ có lợi và mở đường cho cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra về nước.
Video đang HOT
Áo đỏ – chỗ dựa vững chắc cho đảng cầm quyền Vì nước Thái (Ảnh: Xuân Sơn)
Đảng cầm quyền Vì nước Thái cũng cho rằng, đảng này không liên quan đến một phương án của Dự luật hòa giải dân tộc do Đại tướng Sonthi Boonyaratkalin đưa ra. Tướng Sonthi cũng chính là người cầm đầu cuộc đảo chính quân sự ngày 19/9/2006 tại Thái Lan, lật đổ chính phủ mà Thủ tướng lúc đó là ông Thaksin Shinawatra.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra phát biểu trên Đài phát thanh Quốc gia Thái Lan ngày 2/6 cho rằng, bà cũng chưa từng liên hệ để bàn về nội dung Dự luật hòa giải dân tộc với tướng Sonthi, mặc dù Quốc hội ủng hộ việc đưa các dự thảo luật về hòa giải dân tộc ra xem xét.
Các chính trị gia của đảng cầm quyền Vì nước Thái, cũng như các tổ chức xã hội thân đảng này, ngày 3/6 cũng mạnh mẽ lên tiếng cho rằng, việc Tòa án Hiến pháp ra lệnh Quốc hội tạm dừng các phiên họp để xem xét về Dự luật hòa giải dân tộc và sửa đổi Hiến pháp là vi hiến, với việc viện dẫn một số điều khoản trong Hiến pháp năm 2007 là Hiến pháp Thái Lan hiện nay.
Phía Tòa án Hiến pháp Thái Lan lại cho rằng, họ đã đúng khi đứng ra để giữ vững bản Hiến pháp để bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến tại Thái Lan. Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra và lãnh đạo lực lượng thân chính phủ tối hôm 2/6 còn cho rằng, các động thái của Tòa án Hiến pháp Thái Lan vừa qua cho thấy hình bóng của một cuộc đảo chính đang đến gần, với việc vi phạm Hiến pháp của Tòa án Hiến pháp Thái Lan; và ngay trước đó là cuộc đấu tranh cả trong Nghị viện lẫn ngoài đường phố của đảng Dân chủ đối lập.
Theo nhiều người dân Thái Lan hiện nay, bất ổn chính trị kéo dài nhiều năm tại Thái Lan đã làm nước này mất những cơ hội lớn trong việc phát triển kinh tế – xã hội. Kết quả của Trung tâm thăm dò dư luận Dusit uy tín tại Thái Lan công bố hôm nay mùng 3/5 cho biết, đa số người dân Thái Lan cho rằng, cần hoãn việc xem xét Dự thảo Luật hòa giải dân tộc lại. 71% số người được hỏi cho rằng, việc hoãn là cần thiết để tránh tình hình tiếp tục căng thẳng.
Ngoài ra, hơn 43% số người được hỏi đã phản đối việc Liên minh Nhân dân vì dân chủ tụ tập biểu tình do làm xấu hình ảnh của đất nước, cũng như làm tình hình an ninh thêm phức tạp”./.
Theo VOV
Singapore: Đảng cầm quyền mất ghế trong bầu cử bổ sung
Theo báo The Wall Street Journal, đảng cầm quyền Singapore đã thất bại trong cuộc bầu cử bổ sung. Mặc dù Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền thất bại trong cuộc bầu cử nhưng vẫn giành 81/87 ghế quốc hội, trong khi Đảng Công nhân giành chiến thắng. Ứng viên Đảng Công nhân Png Eng Huat giành 62,09% phiếu, trong khi ứng viên Desmond Choo của PAP chỉ giành 37,91% phiếu bầu.
Những người ủng hộ Đảng Công nhân ăn mừng chiến thắng. Ảnh: Yahoo
Cuộc bầu cử diễn ra ở khu vưc Hougang hôm 26-5. Đây là cuộc bầu cử bổ sung đầu tiên của Singapore kể từ năm 1992 sau khi môt nghị sĩ đang đôi lâp nươc nay bi khai trư khoi đang hôi thang 2. Một số nhà phân tích xem bầu cử bổ sung là sự kiện bất thường nhưng là phép thử tốt đối với các chính sách của chính phủ.
Theo NLD
Medvedev trở thành chủ tịch đảng cầm quyền Nga Đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất (UR) vừa nhất trí bầu chọn Thủ tướng Dmitry Medvedev làm chủ tịch tại đại hội lần thứ 13 của đảng. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: RIA Novosti Đại hội lần thứ 13 của đảng Nước Nga Thống nhất diễn ra hôm qua tại Moscow với 670 đại biểu và khoảng 1.600 khách mời. Đoàn...