Thái Lan kêu gọi khu vực châu Á – Thái Bình Dương chung tay phục hồi kinh tế hậu Covid-19
Ngày 19-11, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã có bài phát biểu về “Vị trí của ASEAN trong tương lai của APEC” tại Đối thoại trực tuyến APEC CEO 2020, kêu gọi các CEO khu vực châu Á – Thái Bình Dương (TBD) chung tay thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha. (Ảnh Reuters)
Đồng thời, thu hút sự quan tâm đến thế mạnh của Thái Lan trong kết nối khu vực, khả năng thích ứng, phản ứng nhanh nhạy với đại dịch Covid-19 và trông đợi vào năm chủ nhà APEC của nước này vào năm 2022.
Theo đó, ông Prayut kêu gọi CEO khu vực châu Á – TBD chung tay thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, phục hồi một khu vực châu Á – TBD mới, tốt hơn với nội lực phát triển mạnh mẽ, tự cường và không bỏ ai lại phía sau.
APEC và ASEAN có thể tận dụng thế mạnh của nhau, đặc biệt là các mạng lưới kết nối có sẵn về vật chất, thể chế hoặc kết nối kỹ thuật số cũng như khả năng thích ứng nhanh trước các thay đổi, chẳng hạn như phản ứng với đại dịch Covid-19. Công cuộc hướng đến thương mại, đầu tư tự do rộng mở của mỗi diễn đàn cũng có thể bổ trợ cho nhau, đặc biệt là việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa ASEAN và các nước đối tác đối thoại.
Thủ tướng Thái lan cũng kêu gọi sự quan tâm đến thế mạnh của nước này trong kết nối khu vực bằng việc nhấn mạnh các dự án như Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC), Dự án Nhịp cầu Thái (Thai Bridge Project), cảng nước sâu Laem Chabang. Các dự án này sẽ được kết nối với các trung tâm kho vận của quốc tế.
Ông Prayut nhấn mạnh khả năng thích ứng và phản ứng nhanh chóng của Thái Lan trước đại dịch Covid-19, cụ thể là hệ thống y tế công cộng hoạt động hiệu quả và vai trò nhà sản xuất lương thực, thực phẩm và xuất khẩu không bị gián đoạn của thế giới.
Ông Prayut hối thúc cả lĩnh vực công và tư hỗ trợ các MSME (doanh nghiệp nhỏ và vừa), phụ nữ, thanh niên và những nhóm dễ bị tổn thương để họ có thể tham gia chủ động vào nền kinh tế toàn cầu, thông qua việc thúc đẩy sự kết nối về tài chính và khả năng tiếp cận với công nghệ.
Các lĩnh vực chủ chốt này sẽ được triển khai trong năm APEC 2022 tại Thái Lan.
Video đang HOT
"Điểm mù" trong kế hoạch của Mỹ kiềm chế Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Mỹ duy trì quan hệ lâu dài với nhiều nước ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng sự khác biệt về mối quan tâm của 2 bên đang hạn chế ảnh hưởng của Washington nhằm kiềm chế Bắc Kinh trong khu vực.
Các đảo quốc ở Thái Bình Dương trong cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung
Cuối tháng 8/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper (khi đó còn đương chức) có chuyến thăm lịch sử tới Palau và Ngoại trưởng Pompeo sau đó vào cuối tháng 10 vừa qua cũng đã dừng chân tại các đảo quốc Maldives và Sri Lanka. Điều này phần nào phản ánh tầm quan trọng của các đảo quốc nhỏ với kế hoạch của Mỹ nhằm đối phó với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Chuyến thăm Palau của ông Esper là chuyến thăm đầu tiên của một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới đây, mặc dù Mỹ "đã duy trì sự hiện diện quân sự liên tục ở đây kể từ năm 1969".
Thủy quân lục chiến Mỹ ở Koror, Palau ngày 22/11/2018. Ảnh: Thủy quân lục chiến Mỹ
Tổng thống Palau Tommy Remengesau đã chào đón ông Esper với một lời đề nghị cụ thể, đó là yêu cầu quân đội Mỹ "xây dựng các cơ sở chung, sau đó hãy đến và sử dụng chúng thường xuyên". Ông Remengesau đã lặp lại yêu cầu này khi Bộ trưởng Hải quân Kenneth Braithwaite ghé thăm Palau hồi tháng 10.
"Một số yêu cầu về cơ sở hạ tầng mà những người đứng đầu Palau đưa ra, cũng sẽ là những cơ hội thúc đẩy khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ", ông Remengsau nhận định.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Braithwaite đã trả lời trong một sự kiện sau chuyến thăm Palau của ông rằng: "Palau là một đồng minh tận tâm. Họ đang ở tuyến đầu trước ảnh hưởng của Trung Quốc và họ đã cam kết với chúng ta".
Các đảo quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đang trở thành nơi diễn ra sự cạnh tranh Mỹ - Trung khi cả hai đều đánh giá cao vị trí chiến lược cũng như sự ủng hộ về mặt ngoại giao của các quốc gia này.
Mỹ có các vùng lãnh thổ trong khu vực này, chẳng hạn như Guam, cũng như duy trì quan hệ đối tác với các nước ở đây. Palau, Micronesia và Quần đảo Marshall đã ký các Thỏa thuận hợp tác tự do với Mỹ, vốn "thậm chí còn thân thiết hơn cả các liên minh theo một cách nào đó", Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại Tập đoàn Rand cho hay. Theo các thỏa thuận này, "Mỹ có quyền tiếp cận "gần như độc quyền" tới một khu vực có diện tích bằng với diện tích đất liền của nước này", ông Grossman khẳng định.
"Đây thực sự là một thỏa thuận lớn" mà nhờ đó "quân đội Mỹ có thể duy trì quyền tiếp cận gần như độc quyền tại khu vực này".
Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ chịu trách nhiệm ở khu vực này đã chuyển từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương sang thành Bộ Chỉ huy Ấn Độ - Thái Bình Dương năm 2018 nhằm phản ánh sự liên kết giữa các khu vực ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Chiến lược an ninh của Mỹ tại khu vực này "không chỉ dừng lại ở Eo biển Malacca", Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell nhận định trong một cuộc họp báo trước chuyến thăm của ông Pompeo.
Mỹ, giống như Ấn Độ, thận trọng với sự hiện diện ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, đặc biệt là tại Maldives và Sri Lanka.
Ở Sri Lanka, ông Pompeo đã nhấn mạnh rằng Mỹ "sẽ không phô diễn sức mạnh bằng những gói nợ mà một quốc gia không có khả năng chi trả", khi nhắc đến một thỏa thuận với Sri Lanka giúp Trung Quốc có quyền tiếp cận dài hạn với một bến cảng ở đây.
Trong khi đó, tại Maldives, ông Pompeo đã thông báo sẽ mở một Đại sứ quán Mỹ đầu tiên ở nước này.
"Vai trò của các bạn tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, cũng như trong cộng đồng quốc tế đang ngày càng gia tăng và chúng tôi muốn vẫn là một đối tác tốt", ông Pompeo khẳng định.
Các đảo quốc ở Ấn Độ Dương sẽ "đóng vai trò quan trọng" trong cuộc cạnh tranh địa chính trị khu vực và thúc đẩy sự hợp tác với các nước này sẽ là "một ưu tiên với nhiều quốc gia", Darshana Baruah, một chuyên gia về khu vực tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế đánh giá.
Nhà phân tích Baruah nhận định chuyến thăm của ông Pompeo cũng như thỏa thuận quốc phòng Mỹ - Maldives được thông báo hồi tháng 9 đã "phản ánh lợi ích ngày càng gia tăng của Washington", song cũng lưu ý rằng sự hiện nói chung của Mỹ ở khu vực này vẫn "khá mỏng".
"Tập trận, huấn luyện hay thậm chí những lần ghé cảng của Hải quân Mỹ... đặc biệt bên ngoài Maldives vẫn yếu. Với những ưu tiên của Washinton ở Thái Bình Dương và Trung Đông, chúng tôi vẫn chưa thấy mức độ và cách thức mà Mỹ sẵn sàng đầu tư vào Ấn Độ Dương", ông Baruah bình luận.
Điểm mù chiến lược
Trong những tuần sau chuyến thăm của ông Esper và ông Pompeo, chính phủ Mỹ đã nhấn mạnh đến sự hợp tác kinh tế và các sáng kiến phát triển trong khu vực. Sự hợp tác về mặt quân sự cũng được tiếp tục thúc đẩy.
Tuy nhiên, sự hợp tác đó vẫn bị hạn chế bởi nhiều nước trong các quốc gia này nhận thấy Mỹ thiếu quan tâm đến biến đổi khí hậu, vốn là vấn đề hiện hữu mang tính sống còn với nhiều nước trong khu vực.
"Đó (Biến đổi khí hậu-ND) là một điểm mù lớn của chúng ta. Đó một vấn đề hiện hữu với nhiều quốc gia. Họ đang chứng kiến mực nước biển tăng lên. Họ có lẽ không còn ở đây trong 50 - 100 năm tới do tình trạng này", ông Grossman nhận định.
Một trong những hành động đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức là rút khỏi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, một thỏa thuận mà ông Pompeo gọi là "trò đùa". Trong khi đó, ở Maldives, biến đổi khí hậu đang trực tiếp ảnh hưởng đến cuộc sống họ.
Australia - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ, vẫn nằm trong Thỏa thuận Paris nhưng đã không còn hoạt động nhiều. Việc thiếu các động thái cần thiết đã làm tổn hại đến vị thế của cả Mỹ và Australia trong khu vực, ông Herve Lemahieu, một chuyên gia tại Viện Lowy của Australia đánh giá.
"Mối đe dọa hiện hữu ở Thái Bình Dương không phải là Trung Quốc. Đó là biến đổi khí hậu", chuyên gia Lemahieu nhận định với Insider trong một cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 10.
Ông Joe Biden đã cam kết sẽ tái gia nhập Thỏa thuận Paris. Các đảo quốc ở Thái Bình Dương chắc chắn sẽ hoan nghênh việc này nhưng một chính phủ Mỹ đã chia rẽ có lẽ sẽ cản trở ông Biden làm nhều việc nhiều việc.
Theo ông Lemahieu, các chính phủ nếu muốn nhận được sự ủng hộ của các đảo quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương thì cần phải thể hiện này rằng họ đang quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu một cách nghiêm túc.
Hà Lan lần đầu lên tiếng về Biển Đông Hà Lan kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) lên tiếng mạnh mẽ hơn trước các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Đây là một trong những nội dung chính trong chiến lược đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương được Bộ Ngoại giao Hà Lan công bố hôm 13/11. Chiến lược này được...