Thái Lan hủy tết té nước vì Covid-19
Lễ hội té nước lớn nhất thế giới mừng năm mới theo Phật lịch của người Thái bị hủy để ngăn chặn nCoV bùng phát.
Đường phố mọi năm đông nghịt người ăn mừng năm mới theo Phật lịch ở Bangkok hôm nay vắng lặng, sau khi chính phủ Thái Lan ra quyết định hủy tổ chức tết té nước Songkran.
Lễ hội mừng năm mới theo Phật lịch thường được tổ chức từ ngày 13 đến 15/4, khi người dân tràn ra đường té nước vào nhau, với niềm tin người nào bị tạt càng nhiều nước sẽ càng gặp may mắn.
Đường Silom ở thủ đô Bangkok hôm 14/4/2019 (trái) và hôm nay (phải). Ảnh: Reuters/AFP.
Taweesin Wisanuyothin, phát ngôn viên Trung tâm Quản lý Covid-19 của chính phủ Thái Lan, cho biết nước này ghi nhận 2.578 ca nhiễm nCoV và 40 ca tử vong từ khi dịch bùng phát vào tháng 1, với hơn một nửa số người nhiễm ở Bangkok.
Video đang HOT
Ratikorn Cheunsuksombook, 40 tuổi, nhân viên văn phòng, buồn vì lễ hội té nước năm nay bị hủy. “Tôi buộc phải ở nhà, không thể đi đâu. Tôi muốn đi gặp bạn bè, nhưng không ai muốn gặp tôi cả”, Ratikorn nói.
Tuần trước, chính phủ Thái Lan đã áp lệnh cấm bán rượu để hạn chế tụ tập và kêu gọi người dân hạn chế các hoạt động dịp tết Songkran như về quê hay té nước chúc phúc người lớn tuổi trong gia đình.
Các trung tâm thương mại ở Bangkok phải đóng cửa, trừ hàng ăn chỉ nhận giao hàng. Lệnh giới nghiêm được thực thi trên toàn quốc từ 22h đến 4h. Sự yên ắng khiến một số người bối rối.
“Tôi cảm thấy thật kỳ lạ”, Srisopa Phogphun nói. “Cảm giác như là những ngày cuối tuần đang kéo dài. Ngay cả khi lễ hội bị hoãn tới cuối năm nay, cảm giác vẫn không thể như cũ”.
Chính phủ một số nước Đông Nam Á cũng hủy hoặc thu nhỏ các hoạt động trong tết té nước, trong bối cảnh hơn 1,8 triệu người trên toàn cầu đã nhiễm nCoV và hơn 113.00 người tử vong. Các nước Đông Nam Á ghi nhận 20.001 ca nhiễm nCoV, tăng 769 ca so với một ngày trước, trong đó 844 người đã tử vong.
Hồng Hạnh
Tấn công ở miền nam Thái Lan, 15 người chết
Ít nhất 15 người thiệt mạng, bốn người bị thương ngày 5/11 tại Thái Lan trong vụ tấn công nghi của các phiến quân Hồi giáo miền Nam nước này.
Các phiến quân đã tấn công hai trạm kiểm soát ở tỉnh Yala giữa lúc một nhóm dân làng đứng đó nói chuyện, phát ngôn viên quân đội Thái Lan Pramote Prom-in nói với AFP.
"12 người chết ngay tại hiện trường, hai người khác tử vong ở bệnh viện, một người qua đời sáng nay", ông Pramote nói, và cho biết thêm phiến quân đã lấy súng trường M-16 từ trạm kiểm soát.
Khu vực xung quanh các trạm kiểm soát đã bị đóng cửa và đang được điều tra, ông nói.
Miền Nam Thái Lan, tập trung nhiều người Hồi giáo và người Mã Lai, là nơi đang diễn ra phong trào nổi dậy đã giết chết hơn 7.000 người trong 15 năm qua.
Ít nhất 15 người thiệt mạng và bốn người bị thương ngày 5/11 tại tỉnh Yala, Thái Lan. Ảnh: AFP.
Các phiến quân lâu nay đã đấu tranh chống lại chính quyền Thái Lan, đất nước Phật giáo chiếm đa số, và đòi quyền tự trị cho khu vực vốn có nền văn hóa khác biệt ở giáp biên giới Malaysia.
Họ thường tấn công vào các mục tiêu của chính quyền hay quân đội, nhưng thường dân, cả người Hồi giáo lẫn Phật giáo, cũng phải hứng chịu thương vong.
Cuộc tấn công ngày 5/11 là chiến dịch lớn nhất của phiến quân "trong một thời gian dài", Don Pathan, chuyên gia về bất ổn miền Nam Thái Lan, nói với AFP.
"Đây là lời nhắc nhở rằng họ (các phiến quân) vẫn còn ở đây", ông nói.
Vụ việc mới đây xảy ra vài tháng sau cái chết của Abdulloh Esormusor, một người Hồi giáo, tại một nhà tù khét tiếng ở Thái Lan.
Các nghi phạm thường xuyên bị bắt để thẩm vấn và bị giữ theo luật tình trạng khẩn cấp, tại các trại giam mà các nhóm theo dõi nhân quyền đã ghi nhận có hiện tượng tra tấn.
Vài ngày sau khi Abdulloh bị giam giữ, bốn người thiệt mạng trong một cuộc tấn công đêm khuya vào một tòa nhà quân sự, làm dấy lên đồn đoán đây là đòn trả đũa.
Một tuần sau, nhiều quả bom nhỏ phát nổ ở Bangkok, làm bốn người bị thương, giữa lúc thủ đô Thái Lan tổ chức một hội nghị thượng đỉnh lớn có sự tham dự của các nhà ngoại giao hàng đầu, bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Thái Lan đã tuyên bố các vụ đánh bom ở Bangkok có liên hệ tới quân nổi dậy miền Nam, vì các thiết bị gây nổ giống các thiết bị được tìm thấy ở miền Nam. Nhưng không nhóm nào nhận trách nhiệm các vụ tấn công.
Theo infonet
Tiếng Anh của người Việt lần đầu rơi xuống nhóm 'kém' Việt Nam lần đầu rơi vào nhóm "kém" trong 5 năm, dù đứng trên Nhật Bản, Thái Lan nhưng dưới Trung Quốc, Hàn Quốc cũng như 3 nước Đông Nam Á gồm Singapore, Philippines và Malaysia. Tổ chức giáo dục toàn cầu EF Education First vừa công bố bảng xếp hạng mức độ thông thạo tiếng Anh ở 100 nước và vùng lãnh...