Thái Lan: Dự thảo hiến pháp mới bị bác, quân đội tiếp tục nắm quyền
Dự thảo hiến pháp mới của Thái Lan ngày 6/9 đã bị hội đồng cải cách, do quân đội thành lập, bác bỏ, đồng nghĩa với việc quá trình soạn thảo phải bắt đầu lại, khiến ngày bầu cử chính quyền dân sự mới bị đẩy lùi tới ít nhất năm 2017.
Các thành viên Hội đồng cải cách vỗ tay sau khi dự thảo hiến pháp mới bị bác (Ảnh: AP)
Theo đài BBC, bản dự thảo hiến pháp trước đó bị chỉ trích mạnh mẽ, đặc biệt là nội dung cho phép một hội đồng gồm 23 thành viên thay chính phủ điều hành đất nước khi xảy ra một cuộc “khủng hoảng quốc gia”.
Hồi năm ngoái, quân đội Thái Lan đã phế truất chính phủ dân cử, sau nhiều tháng bất ổn.
Hội đồng cải cách quốc gia gồm 247 thành viên ngày 6/9 đã bỏ phiếu bác bỏ bản dự thảo hiến pháp mới, với 135 phiếu phủ quyết, 105 phiếu ủng hộ và 7 đại biểu không bỏ phiếu.
Video đang HOT
Chính quyền quân sự sẽ tiếp tục nắm quyền điều hành Thái Lan cho đến khi một bản hiến pháp mới được thông qua.
Trước đó, bầu cử dự kiến được tổ chức trong năm 2016. Tuy nhiên các nhà phân tích nhận định diễn biến mới này khiến nhiều khả năng thời hạn bị lùi lại tới 2017.
Những người chỉ trích bản dự thảo hiến pháp cho rằng nó làm xói mòn quyền hạn của các đảng chính trị, trong khi có lợi cho quân đội, và cản trở sự hình thành chính quyền dân chủ thực sự.
Kể từ khi chế độ quân chủ tại Thái Lan kết thúc năm 1932, quốc gia này đã có rất nhiều bản hiến pháp khác nhau.
Nhiều năm nay, vương quốc này vẫn bị chia rẽ giữa một bên là các đảng theo đường lối dân chủ, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, và một liên minh bảo thủ, bao gồm nhiều thành viên quân đội, cơ quan tư pháp và phe bảo hoàng.
Liên minh của ông Thaksin đã chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2001, nhưng hai lần bị đảo chính và đã có 3 đời thủ tướng bị tòa án phế truất.
Thanh Tùng
Theo Dantri/BBC
Ủy ban cải cách quốc gia Thái Lan bác dự thảo hiến pháp mới
Ủy ban cải cách quốc gia (NRC) của Thái Lan ngày 6.9 đã bác bỏ dự thảo hiến pháp mới, theo The Bangkok Post.
Dự thảo hiến pháp mới bị bác đồng nghĩa với việc tổng tuyển cử ở Thái Lan sẽ tiếp tục bị trì hoãn - Ảnh: Reuters
Trong số 247 thành viên Ủy ban cải cách quốc gia tham gia bỏ phiếu, có 135 phiếu chống, 105 phiếu thuận và 7 phiếu trắng. Với kết quả này, NRC đã bác bỏ dự thảo hiến pháp mới của nước này.
Theo The Guardian, việc NRC bác bỏ dự thảo trên đồng nghĩa với việc tổng tuyển cử ở Thái Lan sẽ tiếp tục bị trì hoãn và chính quyền quân sự sẽ nắm quyền lâu dài hơn.
Trong vòng một tháng, chính phủ quân sự Thái Lan sẽ thành lập một ủy ban soạn thảo hiến pháp mới với 21 thành viên. Quá trình soạn thảo hiến pháp mới sẽ bắt đầu lại và ủy ban mới này có 180 ngày để soạn thảo một bản dự thảo mới.
Các nhà quan sát nhận định, tổng tuyển cử ở Thái Lan sẽ không được tổ chức ít nhất tới năm 2017 cho đến khi hiến pháp mới được thông qua.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Hỗn loạn bùng phát ở thủ đô của Ukraina Hỗn loạn đã bùng lên tại thủ đô Kiev của Ukraina, sau khi quốc hội nước này ủng hộ dự thảo sửa đổi hiến pháp, trao quyền tự trị lớn hơn cho các khu vực miền đông. Tại phiên họp đầu tiên về dự thảo trên, toàn bộ 265 nghị sỹ đã bỏ phiếu ủng hộ, cao hơn 39 phiếu so với yêu...