Thái Lan dỡ bỏ cáo buộc giết người với cựu Thủ tướng Abhisit
Một tòa án Thái Lan hôm nay đã dỡ bỏ cáo buộc giết người và lạm dụng quyền lực đối với cựu Thủ tướng Abhisit Vejjajiva và người phó của ông trong vụ trấn áp người biểu tình vào năm 2010.
Ông Suthep (thứ hai từ trái sang) đi cùng ông Abihsit (giữa) tới tòa án hình sự Thái Lan ở Bangkok ngày 28/8.
Nhiều người biểu tình đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ trên đường phố giữa những người biểu tình “áo đỏ” không có vũ khí và lực lượng an ninh ở Bangkok vào năm 2010, khi chính phủ của ông Abhisit nắm quyền.
Tòa án hình sự ở thủ đô Bangkok đã ra phán quyết không có đủ thẩm quyền để xét xử vụ việc bởi ông Abhisit và người phó của ông khi đó Suthep Thaugsuban đã hành động theo một sắc lệnh khẩn cấp.
Tòa án này cho biết chỉ có duy nhất một tòa án có thẩm quyền xem xét cáo buộc là Tòa hình sự xét xử những người nắm giữ các vị trí chính trị của Tòa án Tối cao. “Vì vậy tòa án hình sự hôm nay quyết định dỡ bỏ 2 cáo trạng”, một thẩm phán cho biết.
Phán quyết bất ngờ này được đưa ra 3 tháng sau khi quân đội nắm giữ quyền lực từ chính phủ của bà Yingluck, đối thủ chính trị của ông Abhisit, trong một cuộc đảo chính không có đổ máu.
Video đang HOT
Các công tố đã cáo buộc ông Abhisit và ông Suthep đã đưa ra các lệnh dẫn đến các vụ giết người và có ý định giết người của lực lượng an ninh. Cả hai ông đều phủ nhận cáo buộc.
Trong cuộc biểu tình năm 2010, phe “áo đỏ” đã yêu cầu bầu cử sớm và cho rằng chính phủ của ông Abhisit đã lên nắm quyền vào năm 2008 theo cách phi dân chủ, thông qua bỏ phiếu ở quốc hội sau khi một tòa án tước quyền lực của các đồng minh chính trị của ông Thaksin, anh trai của bà Yingluck.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã chiếm nhiều khu vực trung tâm Bangkok trong nhiều tuần trước khi quân đội vào cuộc, chấm dứt căng thẳng.
Theo Dantri/ AFP
Thái Lan ấn định thời điểm ra phán quyết với Thủ tướng Yingluck
Tòa án hiến pháp Thái Lan hôm nay cho biết sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 7/5 tới về việc có cách chức Thủ tướng Yingluck Shinawatra về tội lạm quyền hay không.
Thủ tướng Yingluck tới tòa án hiến pháp ngày 6/5.
Thủ tướng Yingluck đã bị cáo buộc lạm quyền khi tiến hành điều chuyển công tác chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia, ông Thawil Pliensri, vào năm 2011. Phe đối lập khi đó cho rằng quyết định thuyên chuyển ông Thawil là nhằm làm lợi cho đảng của bà.
Bà Yingluck hôm nay đã tới tòa án để bác bỏ cáo buộc, vốn được một nhóm nghị sĩ đưa ra.
"Tôi không vi phạm bất kỳ quy định nào. Tôi không được hưởng lợi từ gì việc bổ nhiệm này", bà Yingluck tuyên bố trước tòa ngày 6/5.
Tuy nhiên, Chủ tịch tòa án hiến pháp Charoon Intachan cho hay 9 thành viên của tòa án đã nghe đủ các bằng chứng và sẵn sàng đưa ra phán quyết.
"Phiên tòa đã kết thúc và tòa án sẽ đưa ra phán quyết vào trưa ngày 7/5", ông Charoon nói.
Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể phải từ chức và cấm tham gia chính trị.
Vụ việc trên, một trong 2 trở ngại pháp lý mà bà Yingluck phải đối mặt, diễn ra giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài nhiều tháng qua tại Thái Lan đã tới thời điểm quan trọng.
Những người biểu tình chống chính phủ vẫn đang tập trung trên các con phố ở thủ đô Bangkok - mặc dù số lượng đã giảm đi nhiều - và những người ủng hộ Thủ tướng Yingluck cũng đe dọa tuần hành để bảo vệ bà.
Phe "áo đỏ" ủng hộ chính phủ đã cam kết bảo vệ bà Yingluck khỏi việc bị lật đổ, và bất kỳ quyết định nào nhằm lật đổ nữ Thủ tướng có thể gây ra những lo ngại về các vụ xô xát chết người giữa 2 phe chính trị đối lập.
Ít nhất 25 người đã thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương trong bạo lực chính trị liên quan tới các cuộc biểu tình kéo dài suốt 6 tháng qua.
Tòa án hiến pháp đóng một vai trò quan trọng trong những chương gần đây của nền chính trị Thái Lan.
Những người chỉ trích cho rằng tòa án này vội vàng trong vụ việc của bà Yingluck và cáo buộc rằng các phán quyết trước đó cho thấy tòa có thành kiến chính trị với gia tộc Shinawatra.
Vào năm 2008, tòa án hiến pháp Thái Lan đã bãi nhiệm 2 thủ tướng có liên quan tới gia đình Thaksin.
Tướng quân đội lên làm Thủ tướng: Điều gì chờ đợi Thái Lan? Giới phân tích cho rằng mặc dù việc bổ nhiệm Tướng Prayuth mở đường cho việc thành lập một chính phủ lâm thời, nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay của Hội đồng tư vấn quân sự, cơ quan mà theo hiến pháp mới có quyền kiểm soát chính phủ lâm thời, nhất là trong vấn đề an ninh. Tướng Prayuth Tướng Prayuth...