Thái Lan điều tra vụ người Việt bị chặt xác
Theo cảnh sát Thái Lan, trong vụ án người Việt bị chặt xác xảy ra vào ngày 20/3 vừa qua có nhiều manh mối khiến CQĐT cần phải lưu tâm, tất cả các nghi can của vụ án đều đến Thái Lan theo diện du khách.
Họ đã ở lại Thái Lan để làm việc bất hợp pháp trong các tiệm ăn, nhà giữ xe. Cảnh sát nghi ngờ đằng sau vụ án này là một câu chuyện khó tìm lời kết liên quan tới nhiều vấn đề mà các nhà chức trách Thái Lan đang phải làm rõ.
Có phải buôn người trá hình
Không chỉ tìm mọi cách để bắt hết các thủ phạm, nhà chức trách Thái còn đang quan tâm đến 3 vấn đề mà vụ án Hoàng Trọng Hùng đặt ra. Thứ nhất là người Việt Nam lợi dụng “vai” khách du lịch để sống ở Thái Lan bất hợp pháp. Thứ hai là nạn băng đảng tội ác Việt Nam hoạt động trên đất Thái. Và thứ ba là tình trạng cảnh sát Thái Lan nhận tiền hối lộ từ những băng đảng này để trở thành một lực lượng “bảo kê”. Để tìm cách trả lời cho những câu hỏi trên, cảnh sát Thái Lan đã dựa vào lời khai của các nghi can trong vụ án Hoàng Trọng Hùng đồng thời căn cứ trên những thông tin mà lực lượng cảnh sát thu thập được trong suốt thời gian qua để tìm ra tuyến đường đưa người bất hợp pháp từ Việt Nam qua Lào rồi tới Thái Lan.
Trong một trại tạm giam ở trung tâm Bangkok nhiều người sẽ dễ dàng nhận thấy hình ảnh những nam, nữ thanh niên trẻ tuổi người Việt nhập cư trái phép vào Thái Lan theo con đường du lịch với hy vọng đổi đời trên đất khách. Hầu hết những người này sang Thái Lan qua đường bộ từ biên giới Việt – Lào ở miền Trung Việt Nam. Đa số họ cho biết đã sang Thái Lan thông qua các tổ chức đưa người lao động đi nước ngoài bất hợp pháp, không có giấy phép làm việc. Một sô khác bị bắt vì ở quá hạn visa du lịch. Thỉnh thoảng cũng có người bị bắt vì vi phạm pháp luật nước sở tại. Từ Lào đến Thái Lan, họ được đưa vào các nơi cần lao động phổ thông giá rẻ. Phụ nữ thường phục vụ ở các quán ăn, một số người trở thành gái điếm, trong khi nam thanh niên thì làm các công việc chân tay vất vả như cưa xẻ gỗ, làm đất, làm phụ nề, làm đường, đào vàng. Đặc biệt, những người nhập cư trái phép luôn bị chi phối bởi những băng nhóm xã hội với sự góp mặt của cả người Việt lẫn người Thái. Các băng nhóm này chủ yếu sống dựa vào việc “bức ép” những người mới sang Thái Lan tìm cách đổi đời.
Chị Nguyễn Thị H, 23 tuổi, quê ở Hòa Bình sang Thái Lan bằng visa du lịch, ở lại làm phục vụ ở một quán bia được 7 tháng thì bị cảnh sát Thái Lan kiểm tra giấy tờ và bắt vào trại giam. Sau khi nghe được thông tin vụ việc Hoàng Trọng Hùng bị sát hại, chị chia sẻ: “Bản thân tôi cũng đã từng nhờ đường dây của Hùng giúp đỡ sang Thái Lan sinh sống và làm việc, nhưng những người này chỉ đưa tôi đến Thái Lan và sau đó lột sạch tiền của tôi, họ thậm chí còn thúc ép nộp thêm tiền nếu không sẽ phải nhận hậu quả xấu nhất…”. Chính vì không thể tiếp tục sống trên đất Thái nên chị H đã phải thông qua Đại sứ quán Việt Nam liên hệ với gia đình ở Việt Nam để gửi tiền mua vé máy bay về nước. Nhưng vì gia đình nghèo không có tiền gửi mua vé, chị H phải trông chờ vào các tổ chức phi chính phủ chuyên giúp đỡ những người nhập cư bất hợp pháp.
Video đang HOT
Đại diện cảnh sát Thái Lan khẳng định sẽ mở rộng điều tra vụ án người Việt bị chặt xác
Cảnh sát Thái Lan vào cuộc
Theo thống kê sơ bộ thì số nam thanh niên Việt Nam bị tạm giam tại Bangkok do nhập cư trái phép vào Thái Lan đông hơn nữ và đa số ở độ tuổi 20 – 30, họ sang Thái Lan bằng visa du lịch rồi ở lại làm các công việc lao động chân tay với mức lương khoảng hơn 200 USD/tháng.
Tuy nhiên, có không ít thanh niên Việt Nam do không chịu nổi cuộc sống vất vả nơi đất khách quê người đã gia nhập các tổ chức xã hội đen tại đây, rồi quay trở lại lừa gạt những đồng hương của mình đang nuôi mộng sang đất Thái Lan làm ăn, sinh sống và họ cũng không từ những thủ đoạn nhằm uy hiếp, tống tiền những người Việt đang làm việc bất hợp pháp ở Thái Lan…
Cảnh sát Thái Lan cho hay, các băng nhóm xã hội do người Việt cầm đầu chủ yếu hoạt động trong những cộng đồng người Việt và thường xuyên thực hiện những chuyến đưa người trái phép sang Thái Lan dưới sự hỗ trợ của một vài người Thái Lan cũng như sự bảo kê của lực lượng chức năng tại địa phương.
Ông Thitirat Nongharnpitak, người trực tiếp chỉ huy điều tra vụ án Hoàng Trọng Hùng cho biết, có khá nhiều thông tin liên quan tới việc một vài cảnh sát Thái Lan đã đứng đằng sau “bảo kê” cho các hoạt động phạm pháp tương tự như hoạt động của băng nhóm xã hội do Hùng cầm đầu.
Anh Đinh Văn H, một thanh niên 25 tuổi, quê ở huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết anh được một đường dây đưa người đi lao động sang Thái Lan bất hợp pháp làm nghề mộc tại một tỉnh miền Nam Thái Lan. “Chúng tôi phụ thuộc vào những tổ chức này, họ giữ hộ chiếu và bán lại chúng tôi cho chủ lao động người Thái. Đến khi chúng tôi bị bắt thì họ rũ bỏ trách nhiệm, không đứng ra giúp đỡ”, anh H nói.
Anh Nguyễn Trọng T, một thanh niên 20 tuổi, quê ở tỉnh Thanh Hóa cho rằng những đường dây đưa người đi lao động bất hợp pháp đã liên kết với CA địa phương. “Chúng em bây giờ chỉ mong được về nhà. Mong rằng mọi người ở Việt Nam không bị lừa sang Thái Lan như thế này nữa”, anh T cho biết.
Theo số liệu của bộ phận cảnh sát điều tra thuộc Sở Di trú Thái Lan, tổng số người Việt Nam di trú bất hợp pháp bị phát hiện tăng vọt từ 65 người vào năm 2004 lên 489 người trong năm 2005, sau đó lên đến trên 1.000 người trong năm 2006, và con số này tiếp tục tăng cao theo từng năm.
Theo cảnh sát di trú Thái Lan, số người Việt Nam nhập cư trái phép bị bắt có thể chỉ là bề nổi của tảng băng. Và đang có nhiều người khác vẫn tiếp tục bị các băng nhóm xã hội người Việt và thậm chí là cảnh sát nước sở tại lợi dụng để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Hiện tại, CQĐT của Thái Lan đang tích cực điều tra để bắt thêm các nghi can của vụ án Hoàng Trọng Hùng, đồng thời mở rộng điều tra những vấn đề liên quan tới hoạt động của các băng nhóm xã hội với sự “hỗ trợ” tích cực từ cảnh sát nước này.
Theo 24h
Một cảnh sát Thái Lan đã bị bắt do vận chuyển trái phép 20 chiếc ngà voi.
Viên cảnh sát này mặc thường phục, chạy xe hơi cảnh sát bị chặn lại tại một chốt an ninh tại tỉnh Chumphon vào ngày 2.2, theo hãng AFP ngày 3.2 dẫn lời Thượng tá cảnh sát Chalard Polnakarn ở Chumphon.
"Chúng tôi phát hiện 10 cặp ngà voi trong xe cảnh sát và buộc tội viên cảnh sát này sở hữu và vận chuyển trái phép ngà voi. Viên cảnh sát đã nhận tội trong quá trình thẩm vấn", ông Chalard cho biết thêm.
Hiện vẫn chưa rõ nguồn gốc số ngà voi trên.
Hoạt động mua bán ngà voi trái phép gia tăng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ở châu Âu và Trung Đông, nơi ngà voi được sử dụng làm các bài thuốc chữa bệnh gia truyền hoặc đồ trang trí.
Theo TNO