Thái Lan điều tàu chiến bám sát nút chiếc du thuyền “bị hắt hủi” vì virus Corona
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Bhumibol Adulyadej – một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Thái Lan, đã đeo bám sát nút chiếc du thuyền “bị hắt hủi”, sau khi từ chối cho du thuyền này cập cảng, tờ Bangkokpost đưa tin.
Tàu chiến Thái Lan theo sát du thuyền MS Westerdam (ảnh: Bangkokpost)
Trong một bài đăng trên mạng xã hội Twitter, bà Lydia Miller, một hành khách trên du thuyền MS Westerdam viết:
“Thuyền trưởng thông báo một tàu chiến đang đi theo chúng tôi tới điểm neo đậu ngoài khơi Thái Lan. Tàu của chúng tôi sẽ được tiếp thêm nhiên liệu và nhu yếu phẩm trước khi tìm được nơi cập bến khác”.
Video đang HOT
Bà Lydia Miller cũng đăng kèm ảnh tàu hộ vệ tên lửa HTMS Bhumibol Adulyadej của Thái Lan đang theo sát chiếc du thuyền.
Hiện hải quân Thái Lan chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Trước đó, chiếc du thuyền chở 1.455 hành khách và 802 thủy thủ đoàn đã lần lượt bị Nhật Bản, Philippines và Đài Loan từ chối cho cập cảng vì lo ngại lây nhiễm virus Corona, bất chấp việc Holland America – công ty sở hữu du thuyền Westerdam, nhiều lần khẳng định không có du khách nào trên tàu có dấu hiệu nhiễm virus.
Campuchia sau đó đã lên tiếng đồng ý cho du thuyền MS Westerdam cập cảng nước này và sẽ thực hiện kiểm tra y tế với các hành khách. Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc của WHO, đã dành lời khen ngợi hành động nói trên của Campuchia.
Theo thông tin mới nhất, kết quả kiểm tra y tế tại Campuchia cho thấy, không có du khách nào trên tàu MS Westerdam bị nhiễm virus Corona.
Theo danviet.vn
Chính phủ Úc khuyên Ấn Độ cấm hàng Huawei khỏi 5G
Nhiều tờ báo Úc hôm nay 10.9 đưa tin các quan chức chính phủ Úc đang khuyên Ấn Độ cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies khỏi mạng di động 5G.
Ảnh: Reuters
The Australian Financial Review và The Australian cho biết giới chức từ cơ quan chống gián điệp mạng Tổng cục Tín hiệu Úc (ASD) vừa được hỏi về lệnh cấm sử dụng thiết bị hiệu Huawei trong mạng lưới 5G khi đến thăm New Delhi, thủ đô Ấn Độ, hồi tuần trước.
"Giới chức Ấn Độ rất muốn hiểu về cách chính phủ của cựu Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đưa ra quyết định cấm Huawei và nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh vấn đề này", một quan chức Úc chia sẻ.
Phái đoàn đến Ấn Độ tuần trước do đại sứ Úc về các vấn đề không gian mạng Tobias Feakin dẫn đầu đã giải thích chi tiết lý do vì sao các nhà cung ứng đặt ra nguy cơ cao bị cấm khỏi mạng 5G của Úc.
Trước đây, Ấn Độ cũng từng hỏi ý kiến Mỹ về lệnh cấm Huawei. Riêng Úc thì từ năm 2018 trở thành nước đầu tiên chặn thiết bị viễn thông Huawei khỏi mạng di động thế hệ mới 5G vì lý do an ninh quốc gia.
Theo chân Úc là Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Mỹ liên tiếp gây sức ép bỏ dùng hàng Huawei lên nhiều đồng minh như Đức, Anh. Một số nước châu Âu như Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan thì tính đến giữa năm nay vẫn còn cân nhắc lệnh cấm hàng 5G Huawei. Ngược lại, các quốc gia như Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Philippines đã sử dụng công nghệ của Huawei vào mạng 5G với mức độ thấp.
Theo thanhnien
Băng đảng sinh viên đâm chém, nổ súng, bạo lực giữa đường phố Thái Lan Bạo lực là vấn nạn phổ biến ở các trường dạy nghề Thái Lan. Tại đây, các băng đảng sinh viên tự trang bị súng, dao, rựa, thậm chí lựu đạn tự chế để tấn công nhau giữa ban ngày. Zing.vn trích dịch bài viết trên South China Morning Post nói về nạn bạo lực học đường tại xứ chùa Vàng xuất phát...