Thái Lan: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau tình trạng thiết quân luật?
Quân đội Thái Lan ngày 20/5 đã bất ngờ tuyên bố tình trạng thiết quân luật nhằm phục hồi trật tự sau nhiều tháng khủng hoảng chính trị – một động thái mà các nhà quan sát miêu tả là “một cuộc đảo chính trên thực tế”
Các binh sĩ Thái tại thủ đô Bangkok trong ngày áp dụng tình trạng thiết quân luật.
Căn nguyên của cuộc khủng hoảng
Trong nhiều năm qua, Thái Lan đã chứng kiến sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa tầng lấp lao động, phần lớn là ở khu vực nông thôn, vốn ủng hộ cựu Thủ tướng sống lưu vong Thaksin Shinawatra, và tầng lớp trung lưu và giàu có thành thị thân hoàng gia vốn phản đối ông Thaksin.
Mối bất hòa dai dẳng đã leo thang trong những tháng gần đây thành một cuộc khủng hoảng chính trị, trong đó các cuộc biểu tình của phe đối lập chống chính phủ đã làm 28 người chết và hàng trăm người bị thương.
Tình hình đã xấu đi nghiêm trọng kể từ đầu tháng này khi tòa án hiến pháp phế truất Thủ tướng Yingluck Shinawatra – em gái ông Thaksin – và 9 thành viên nội các, làm suy yếu đáng kể chính phủ do đảng Puea Thai của bà Yingluck dẫn đầu.
Những người biểu tình đối lập đang kêu gọi thành lập một chính phủ không qua dân bầu để giám sát tiến trình cải cách nhằm chống tham nhũng và hạn chế sự ảnh hưởng của ông Thaksin, trong khi những người thuộc phe áo đỏ ủng hộ chính phủ cảnh báo về một cuộc nội chiến nếu chính phủ tạm quyền bị thay thế.
Việc quân đội giành quyền kiểm soát các đài truyền hình, bất ngờ thông báo tình trạng thiết quân luật với cả nước và triển khai các binh sĩ tại Bangkok đã làm gợi nhớ tới cuộc đảo chính quân sự hồi năm 2006 nhằm lật đổ ông Thaksin.
Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) tại New York, Mỹ đã gọi việc áp dụng tình trạng thiết quân luật là “một cuộc đảo chính trên thực thế”, bày tỏ lo ngại sự kiểm soát đối với quyền tự do ngôn luận.
Video đang HOT
Mặc dù tuyên bố thiết quân luật giúp quân đội có nhiều quyền lực hơn nhưng chính phủ trên thực tế vẫn nắm quyền, dù quyền lực đã bị giảm bớt.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Các nhà quan sát chính trị vẫn chia rẽ về tương lai chính trường Thái Lan, nói thêm rằng tình hình vẫn rất mong manh, khó dự đoán, và phụ thuộc nhiều vào những điều sẽ xảy ra trong những ngày tới.
“Tôi nghĩ những điều chúng ta đang nhìn thấy là sự khởi đầu cho một cuộc đảo chính. Đó là điều chắc chắn”, Pavin Chachavalpongpun, từ Trung Tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Kyoto (Nhật Bản), nhận định.
“Điều đó nằm trong kế hoạch của quân đội nhằm tạo ra một tình thế không thể kiểm soát được để hợp pháp hóa động thái này”, ông Pavin nói thêm.
Tuy nhiên, chuyên gia Gavan Butler từ Đại học Sydney, tin rằng quân đội chỉ hành động để duy trì trật tự và rằng vẫn còn hi vọng về các cuộc bầu cử mới dự kiến diễn ra vào tháng 6.
Giới phân tích cho rằng tương lai giờ đây sẽ phục thuộc vào việc liệu quân đội và các lực lượng khác có thay thế chính phủ hay không, hiện do Thủ tướng tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan dẫn đầu.
Các phương án tiềm tàng bao gồm việc bổ nhiệm một thủ tướng không qua dân bầu – như yêu cầu của những người biểu tình chống chính phủ – nhằm điều hành đất nước cho tới khi các cuộc bầu cử được tổ chức.
Tuy nhiên, phe áo đỏ đã cảnh báo rằng việc thay thế chính phủ bằng một ban lãnh đạo không qua dân bầu có thể vượt qua giới hạn đỏ, gây ra một cuộc nội chiến. Phe áo đỏ cho tới nay vẫn im lặng đối với việc tuyên bố tình trạng thiết quân luật và họ chưa coi đó là một cuộc đảo chính.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Quân đội Thái Lan có thể sử dụng vũ lực dẹp bạo loạn
Người đứng đầu quân đội Thái Lan ngày 15/5 cảnh báo các binh sỹ "có thể sử dụng bạo lực" để kiểm soát tình trạng bạo lực chính trị, sau khi 3 người thiệt mạng trong các vụ tấn công bằng lựu đạn và súng nhắm vào người biểu tình tại Bangkok.
Quân đội Thái Lan đã bày tỏ quan điểm cứng rắn
Tuyên bố chính thức hiếm hoi của tướng Prayut Chan-O-Cha được đưa ra sau một lời kêu gọi của các lãnh đạo cơ quan bầu cử Thái Lan, về việc hoãn bầu cử vào tháng 7 tới do tình hình bất ổn.
"Tôi muốn cảnh báo tất cả các nhóm - đặc biệt là những người dùng bạo lực và vũ khí chiến tranh chống lại dân thường vô tội - hãy dừng lại, bởi nếu bạo lực còn tiếp diễn, quân đội có thể cần phải can thiệp...để vãn hồi trật tự và hòa bình", Prayut tuyên bố với lời lẽ mãnh mẽ hiếm thấy.
Ông khẳng định các binh sỹ của mình "có thể sẽ sử dụng vũ lực để ổn định tình hình", và đe dọa áp dụng "các biện pháp quyết đoán nếu dân thường bị tổn thương.
Sáng sớm ngày thứ Năm, những kẻ tấn công không rõ danh tính đã ném 2 quả lựu đạn vào một trại tập trung của người biểu tình tại Tượng đài dân chủ, chỉ cách khu vực phố đi bộ nổi tiếng của Bangkok một đoạn ngắn, sau khi có tiếng súng nổ.
Trung tâm cấp cứu Erawan tại Bangkok cho biết 3 người đã thiệt mạng và 23 người bị thương.
Những vụ đổ máu mới nhất này diễn ra giữa lúc những người biểu tình gây sức ép đòi bổ nhiệm một thủ tướng không qua bầu cử, một động thái đã khiến những người ủng hộ chính phủ nổi giận.
Tuần trước, nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra đã bị Tòa hiến pháp phế truất do vi phạm hiến pháp. Vụ việc khiến căng thẳng gia tăng trên khắp Thái Lan, vốn đã nhiều năm qua trong cảnh chính trị rối loạn với một bên là gia đình bà Yingluck, và bên kia là phe thân hoàng gia Thái Lan.
Quân đội Thái Lan, từng tiến hành 18 vụ đảo chính kể từ năm 1932, đã luôn chịu tổn thương khi phải giữ vị trí trung lập trong suốt 6 tháng khủng hoảng, bất chấp áp lực của những người biểu tình chống chính phủ, kêu gọi quân đội can thiệp.
Các nhà quan sát cho rằng, quân đội có thể phải kiềm chế do những vụ việc năm 2010, khi các binh sỹ tham gia trấn áp người biểu tình "áo đỏ" thân chính phủ tại Bangkok, khiến hàng chục người chết.
Các nhà lãnh đạo phe Áo đỏ, vốn đang tổ chức một cuộc tuần hành lớn tại ngoại ô Bangkok, đã cảnh báo về một cuộc đảo chính quân sự đang đến gần, cùng nguy cơ nội chiến nếu quyền lực được trao cho một nhà lãnh đạo không qua bầu cử.
Những vụ tấn công hôm qua đã đưa số người thiệt mạng sau 6 tháng biểu tình nhằm lần đổ chính phủ lên con số 28, cùng hàng trăm người khác bị thương, trong các vụ tấn công chủ yếu nhắm vào người biểu tình đối lập.
Đảng cầm quyền, từng về phe hoặc được lãnh đạo bởi anh trai Thaksin Shinawatra của bà Yingluck, muốn củng cố quyền hành của mình và có khả năng sẽ lại chiến thắng trong các cuộc bầu cử tới, như đã từng chiến thắng trong mọi cuộc bầu cử từ năm 2001.
Tuy nhiên, tổng thư ký Ủy ban bầu cử Thái Lan Puchong Nutrawong ngày hôm qua cho biết, cuộc bỏ phiếu ngày 20/7 "không còn có thể diễn ra", và cho biết thời gian đầu tháng 8 có thể là một lựa chọn, cho dù bầu cử "không thể diễn ra nếu người biểu tình không đồng ý".
Theo dantri
Ông Abhisit không muốn đàm phán với ông Thaksin Lãnh đạo đảng Dân chủ Thái Lan tuyên bố không muốn nói chuyện với ông Thaksin Shinawatra mặc dù lãnh đạo của đảng cầm quyền muốn đàm phán để giải quyết những vấn đề bất đồng cũng như tìm hướng ra cho cuộc khủng hoảng chính trị của nước này. Một người ủng hộ ông Abhisit: Ảnh - Minh Quang Cựu thủ tướng...