Thái Lan đặt mua thêm 30 triệu liều vaccine của hãng Pfizer
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Nội các Thái Lan ngày 23/11 đã thông qua kế hoạch của Cục Kiểm soát Dịch bệnh mua thêm 30 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ), đồng thời hy vọng có vaccine thế hệ mới của Pfizer phù hợp với trẻ em.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Thanakorn Wangboonkongchana cho biết Nội các đã tán thành kế hoạch ký “Thỏa thuận sửa đổi thứ ba về sản xuất và cung ứng” với Pfizer do Bộ Y tế đề xuất. Theo ông Thanakorn, hãng Pfizer sẽ cung cấp bổ sung 30 triệu liều vaccine trong khoảng thời gian từ quý I đến quý III năm sau. Thỏa thuận sẽ bao gồm việc cung cấp một thế hệ vaccine mới thích hợp cho trẻ em nếu hãng hoàn thành quá trình phát triển. Với thỏa thuận sửa đổi, Thái Lan đặt hàng tổng cộng 60 triệu liều vaccine của Pfizer.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai cho biết một số nước châu Âu sẵn sàng tài trợ vaccine cho Thái Lan, nhưng không nói rõ cụ thể những nước nào. Ông Don Pramudwinai đưa ra thông báo trên sau khi một triệu liều vaccine của hãng Moderna do Mỹ tài trợ đã đến Thái Lan hôm 22/11.
Video đang HOT
Trước đó, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul cho biết nước này sẽ có ít nhất 90 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào năm tới, gồm 60 triệu liều vaccine của AstraZeneca (Anh) và 30 triệu liều của Pfizer. Ngoài ra, Thái Lan cũng sẽ có vaccine của hãng Novavax (Mỹ) và các loại vaccine được sản xuất trong nước do Đại học Chulalongkorn, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) và Công ty Baiya Phytopharm phát triển.
Dự kiến, Thái Lan sẽ nhận được 155,6 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm nay, vượt xa mục tiêu 100 triệu liều mà Chính phủ đặt ra vào tháng 4. Trong số này, 128,6 triệu liều là các vaccine của các hãng Sinovac, AstraZeneca và Pfizer do Chính phủ mua sắm, trong khi 27 triệu liều còn lại là do khu vực tư nhân mua sắm, gồm các vaccine của Sinopharm và Moderna. Trung tâm xử lý tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) đã đặt mục tiêu mới phải đạt được trước cuối năm nay là 80% dân số được tiêm ít nhất một mũi và 70% dân số được tiêm đủ hai mũi.
Về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Thái Lan, quốc gia Đông Nam Á này sáng 23/11 ghi nhận thêm 5.126 ca mắc mới và 53 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca bệnh từ đầu dịch tới nay lên 2.076.135 ca, trong đó có 20.489 ca tử vong.
Các thành viên WTO vẫn chia rẽ về vấn đề bản quyền vaccine ngừa COVID-19
Trong cuộc họp ngày 27/7, các nước thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vẫn chưa đạt được đồng thuận về đề xuất miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với bản quyền vaccine ngừa COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong ngày thảo luận đầu tiên trong khuôn khổ cuộc họp kéo dài hai ngày của Đại hội đồng WTO tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ, đại diện các nước đã tập trung thảo luận Thỏa thuận của WTO về Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) và các điều khoản liên quan đến các công cụ phòng ngừa, ngăn chặn và biện pháp điều trị để chống COVID-19.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, người phát ngôn WTO Keith Rockwell cho biết tất cả 164 quốc gia thành viên đều khẳng định việc tăng sản lượng vaccine ngừa COVID-19 là cần thiết, song lại bất đồng về cách thức tốt nhất để đạt được mục tiêu này.
Cuộc thảo luận đã đề cập đến một số nội dung mấu chốt, đáng chú ý là thời hạn miễn trừ áp dụng bản quyền, phạm vi dược phẩm được áp dụng và vận dụng các điều khoản trong TRIPS, trong khi vẫn còn một số bất đồng về cách thực hiện miễn trừ và việc bảo vệ các thông tin mật. Tuy nhiên, ông Rockwell cho biết các bên đều tập trung nỗ lực vào việc "đưa ra một kết quả thực tế, cho dù kết quả đó là gì".
Theo ông Rockwell, hiện các nước như Senegal, Bangladesh, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan, Morocco và Ai Cập đang dư thừa năng lực sản xuất, nhưng lại chưa được tiếp cận đầy đủ với công nghệ và bí quyết sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Ông nhấn mạnh vấn đề đặt ra hiện nay là làm sao khai thác nguồn lực chưa được sử dụng đó.
Ý tưởng về tạm thời miễn trừ bản quyền vaccine ngừa COVID-19 được Nam Phi và Ấn Độ đưa ra từ tháng 10/2020 nhằm tăng sản lượng vaccine, giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine bằng cách cho phép các nước có nhu cầu và năng lực, đặc biệt là các nước đang phát triển, có thể tự sản xuất vaccine.
Đề xuất đã nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, và nhiều tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, các hãng dược phẩm và những nước chủ nhà của các nhà máy sản xuất vaccine hiện nay phản đối vì cho rằng bản quyền vaccine không phải rào cản lớn nhất trong việc tăng sản lượng, trong khi việc miễn trừ sẽ triệt tiêu động lực đổi mới sáng tạo.
Theo quy định của WTO, bất kỳ đề xuất nào muốn được thông qua cũng phải nhận được tất cả 164 nước thành viên chấp thuận. Theo ông Rockwell, các cuộc thảo luận về miễn trừ bản quyền vaccine phải được tiếp tục bởi đây là vấn đề hết sức quan trọng lúc này. Dự kiến, WTO sẽ có một cuộc họp không chính thức vào đầu tháng Chín để thảo luận về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ vaccine ngừa COVID-19, tiếp đó là một cuộc họp chính thức trong hai ngày 13-14/10.
Theo thống kê, gần 4 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được phân bổ trên khắp thế giới, song chỉ 0,9% trong số này được tiêm cho người dân ở 29 quốc gia nghèo nhất, vốn chiếm 9% dân số thế giới.
Một loạt quốc gia mạnh dạn tiêm kết hợp vaccine COVID-19 Giới chức y tế Canada, Thái Lan và nhiều nước khác đang bảo vệ quyết định tiêm các loại vaccine COVID-19 khác nhau bất chấp cảnh báo từ WHO rằng sự kết hợp đó có thể không an toàn và là "một xu hướng nguy hiểm". Nhiều nước sử dụng biện pháp tiêm hỗn hợp vaccine COVID-19 khác nhau, dựa trên thử nghiệm...