Thái Lan công bố kế hoạch chuyển mình thành trung tâm tài chính toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 19/7, Thái Lan đã công bố kế hoạch chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu đưa nước này trở thành trung tâm tài chính toàn cầu thông qua cải cách luật pháp, khuyến khích đổi mới và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin phát biểu tại thủ đô Bangkok ngày 2/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại sự kiện “ Thúc đẩy tài chính” do Bộ Tài chính tổ chức, Thủ tướng Srettha Thavisin đã công bố sáng kiến tài chính với trọng tâm là thúc đẩy các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, công cụ phái sinh, tài sản kỹ thuật số và bảo hiểm. Bên cạnh đó, sáng kiến này cũng nhằm mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho các tổ chức và cá nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện.
Đây được xem một phần trong tầm nhìn “Thúc đẩy Thái Lan” của Thủ tướng Srettha nhằm định vị nước này như một trung tâm tài chính toàn cầu, trên cơ sở thúc đẩy ba trụ cột chính.
Thứ nhất, xây dựng một môi trường pháp lý linh hoạt, minh bạch hỗ trợ tốt cho hoạt động đầu tư. Các dự luật mới sẽ được đề xuất nhằm hợp lý hóa các quy định thành một hệ thống thống nhất, cung cấp các quy trình hợp lý cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính.
Thứ hai, định vị Thái Lan là điểm đến hấp dẫn cho các tổ chức tài chính, thông qua việc tạo thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm vấn đề thị thực làm việc, cơ cấu thuế cạnh tranh và các gói ưu đãi khác.
Video đang HOT
Thứ ba, phát triển khung pháp lý để hỗ trợ các hoạt động tài chính, dựa trên luật tài sản kỹ thuật số; cùng với đó là việc phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại để hỗ trợ các doanh nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động, thúc đẩy sự tăng trưởng và đổi mới liên tục trong hệ sinh thái.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Paopoom Rojanasakul nhấn mạnh với luật kinh doanh tài chính mới được đề xuất, cơ chế quản lý một cửa sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận quy trình cấp phép phù hợp và phối hợp hiệu quả hơn với các cơ quan liên quan.
Ông Paopoom lưu ý thêm rằng bằng cách thực hiện các chính sách nhập cư tiến bộ và chế độ thuế cạnh tranh, Thái Lan sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho các tổ chức tài chính, với các lĩnh vực chính là lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, công cụ phái sinh, tài sản kỹ thuật số và bảo hiểm.
Thái Lan: Ấn định thời gian xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 18/6, Tòa án Hiến pháp Thái Lan thông báo sẽ xem xét vụ kiện Thủ tướng Srettha Thavisin vào ngày 10/7 tới, trong khi chờ nhận ý kiến bằng văn bản từ những người và tổ chức liên quan.
Ông Srettha Thavisin tại sự kiện vận động tranh cử ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, Thủ tướng Srettha đã đệ đơn bào chữa lên Tòa án Hiến pháp vào ngày 7/6, liên quan việc bổ nhiệm chính trị gia Pichit Chuenban làm Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng.
Ông Pichit là cố vấn cho Thủ tướng Srettha trước khi được bổ nhiệm vào nội các trong cuộc cải tổ cuối tháng 4 vừa qua. Nhưng trước đây, ông từng là luật sư bào chữa cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra và từng bị Tòa án Tối cao kết án 6 tháng tù vào ngày 25/6/2008 vì mưu toan hối lộ các quan chức tòa án. Nhiều ý kiến cho rằng ông không thích hợp giữ chức bộ trưởng nội các.
Một nhóm Thượng nghị sĩ tạm quyền đã đệ đơn kiện, đề nghị tòa xem xét việc cách chức Thủ tướng Srettha và Pichit theo quy định của Hiến pháp liên quan đến đạo đức của các bộ trưởng nội các. Ông Pichit đã từ chức tháng trước.
Trong một vụ việc khác, Tòa án Hiến pháp cho biết sẽ xem xét vụ kiện về việc giải tán Đảng Tiến bước (MFP), đảng đối lập chính tại Thái Lan, vào ngày 3/7.
Tháng 3 vừa qua, Ủy ban bầu cử Thái Lan đã kiến nghị Tòa án Hiến pháp ra phán quyết giải tán MFP, căn cứ kết luận của tòa án này vào ngày 31/1 cho rằng những nỗ lực của MFP nhằm sửa đổi điều luật về phỉ báng hoàng gia trong Bộ luật Hình sự thể hiện ý đồ phá hoại chế độ quân chủ.
Ủy ban bầu cử khởi kiện MFP liên quan một chiến dịch tranh cử của đảng này năm 2020 thúc đẩy cải cách luật nói trên. Theo đó, MFP đề xuất rằng mọi khiếu nại về tội danh phỉ báng hoàng gia phải do Văn phòng Hoàng gia đệ trình, đồng thời đề xuất giảm án cho những người bị phán quyết tội danh này.
Cùng ngày 18/6, Tòa án Hình sự Thái Lan đã cho phép cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra được tại ngoại với số tiền bảo lãnh 500.000 baht (13.500 USD), sau khi ông này bị buộc tội phỉ báng Hoàng gia.
Người phát ngôn của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp (OAG) Prayut Phetcharakhun cho biết Tòa án Hình sự đã chính chức thụ lý vụ án sáng 18/6, đồng nghĩa ông Thaksin trở thành bị cáo và có thể bị tạm giam.
Tuy nhiên, Tòa án đã cho phép ông Thaksin được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh với cam kết không bỏ trốn, giả mạo bằng chứng, thực hiện hành vi nguy hiểm hoặc cản trở quá trình tố tụng của tòa.
Cuối tháng trước, OAG công bố quyết định truy tố cựu Thủ tướng Thaksin. Khi đó, ông Thaksin vừa được tạm tha sau khi chấp hành một nửa bản án tù 1 năm vì một số tội danh trong thời gian nắm quyền.
Ông Thaksin bị buộc tội phỉ báng hoàng gia trong nội dung trả lời phỏng vấn của báo Chosun Ilbo (Hàn Quốc) năm 2015 về cuộc cuộc đảo chính xảy ra trước đó một năm tại Thái Lan. Bên cạnh đó, ông Thaksin cũng bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Tội phạm máy tính khi nhập thông tin vào một hệ thống bị xem là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Theo luật của Thái Lan, mức án tối đa đối với mỗi tội danh phỉ báng hoàng gia lên tới 15 năm tù.
Mỹ lên tiếng về 2 nạn nhân quốc tịch Mỹ gốc Việt tử vong ở Bangkok, Thái Lan Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã nhận được báo cáo về việc 2 nạn nhân quốc tịch Mỹ gốc Việt tử vong ở Khách sạn Grand Hyatt Erawan, thủ đô Bangkok, Thái Lan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Matthew Miller phát biểu tại cuộc họp báo hôm 16/7/2024. Ảnh cắt từ clip của Reuters Phát biểu trong cuộc họp...