Thái Lan có khả năng phải di dời thủ đô Bangkok
Ngày 15/5, ông Pavich Kesavawong, Phó Tổng giám đốc cơ quan biến đổi khí hậu và môi trường thuộc Chính phủ Thái Lan cho biết nước này có thể phải xem xét việc di dời thủ đô Bangkok do nước biển dâng.
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở thủ đô Bangkok, Thái Lan ngày 9/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Pavich, nhiều dự báo cho thấy thủ đô Bangkok nằm ở vùng trũng, có nguy cơ bị nước biển nhấn chìm trước cuối thế kỷ này. Hầu hết các khu vực ở thành phố nhộn nhịp này cũng đã phải đối phó với lũ lụt trong mùa mưa bão.
Phó Tổng giám đốc cơ quan biến đổi khí hậu và môi trường cảnh báo thủ đô Bangkok khó có thể thích ứng với xu hướng nóng lên hiện nay của thế giới. Ông cho rằng nhiệt độ thế giới đã tăng vượt mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và nếu cứ như hiện nay, thủ đô Bangkok có thể sẽ bị nước biển nhấn chìm. Do đó, hiện là thời điểm suy nghĩ về việc thích ứng.
Video đang HOT
Ông Pavich cho biết chính quyền thành phố Bangkok đang nghiên cứu các biện pháp, trong đó có xây dựng đê điều, như đã từng được áp dụng ở Hà Lan. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đang tính đến phương án di dời toàn bộ thủ đô, song đây là vấn đề “rất phức tạp” và các cuộc thảo luận vẫn mang tính giả thuyết.
Dù việc di dời thủ đô còn khá lâu mới được thông qua, song đây không phải là điều chưa từng xảy ra ở khu vực Đông Nam Á. Indonesia dự kiến khánh thành thủ đô mới Nusantara trong năm 2024, thay thế Jakarta đang bị ô nhiễm và nước biển đe dọa. Động thái này đã gây tranh cãi, với chi phí tốn kém, ước tính lên tới khoảng 32 – 35 tỷ USD.
Thái Lan đang chịu tác động của biến đổi khí hậu trên nhiều lĩnh vực, khi nông dân phải chống chọi với nắng nóng và hạn hán, trong khi các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng bởi tình trạng tẩy trắng san hô và ô nhiễm. Trong khi đó, các nỗ lực của chính phủ vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
Thái Lan đặt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Ô nhiễm bụi mịn gia tăng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan
Cục kiểm soát ô nhiễm (PCD) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan cảnh báo tình trạng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại thủ đô Bangkok sẽ tiếp tục xấu đi, đồng thời khuyến nghị người dân làm việc tại nhà cho đến giữa tuần này.
Bụi mịn bao phủ thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Cục trưởng PCD, bà Preeyaporn Suwanakate cho biết nồng độ ô nhiễm PM2.5 tăng cao do sự lưu thông không khí kém ở nhiều khu vực của thủ đô, gây ra bởi sự kết hợp của áp suất khí quyển thấp và mô hình gió thay đổi trong khu vực. Điều này đã dẫn đến sự tích tụ chất ô nhiễm trên nhiều khu vực ở Bangkok.
Hiện Chính quyền Đô thị Bangkok (BMA) đang tăng cường kiểm tra tất cả các nguồn ô nhiễm ở thủ đô. Tòa thị chính cũng đã yêu cầu bố trí phòng "không bụi" tại tất cả các trường mẫu giáo và trường học dưới sự giám sát của BMA. Các cơ quan và công ty nhà nước cũng được khuyến khích cho phép nhân viên làm việc tại nhà để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn thủ đô.
Giới chức Cục kiểm soát ô nhiễm cho biết Chính phủ Thái Lan cũng đã triển khai giảm giá lên tới 55% cho những ai muốn thay dầu động cơ và bộ lọc dầu như một phần trong nỗ lực giúp hạn chế ô nhiễm.
Hình ảnh vệ tinh do Cơ quan Phát triển Công nghệ Vũ trụ và Tin học Địa lý Thái Lan (Gistda) cung cấp đã phát hiện 1.566 điểm nóng vào ngày 9/1; 1.139 điểm nóng vào ngày 10/1 và 1.023 điểm nóng vào ngày 11/1.
Thủ tướng Srettha Thavisin đã được thông báo tóm tắt về tình hình và ông dự định nêu vấn đề này khi gặp người đồng cấp Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet tại Thái Lan vào ngày 7/2. Ông Srettha trước đó cho biết Thái Lan và Campuchia sẽ thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để chống ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.
Bộ Tài nguyên và Môi trường Thái Lan đã đề nghị Tổng thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi tất cả các nước trong Tiểu vùng sông Mekong mở rộng ngăn chặn cháy rừng bằng cách giảm thiểu các hoạt động góp phần gây ra khói mù xuyên biên giới, chẳng hạn như đốt rơm rạ nông nghiệp.
Thái Lan tạo mưa để chống hạn hán và ô nhiễm Chính phủ Thái Lan có kế hoạch triển khai 30 máy bay tạo mây trên toàn quốc làm mưa nhân tạo để giúp chống ô nhiễm không khí và giảm khô hạn ở các khu vực trồng trọt chính. Ảnh: bangkokpost.com Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Chính phủ Thái Lan cho biết chương trình tạo mưa hằng năm bắt đầu vào ngày...