Hoa đăng ảo giúp giảm thiểu rác thải tại lễ hội Thái Lan
Năm nay, màu sắc xanh, vàng của những chiếc đèn hoa đăng vẫn thắp sáng lấp lánh các con kênh ở thủ đô Bangkok của Thái Lan giống như mọi mùa lễ hội trước đây.
Chỉ có điều là chúng không có thật.
Hoa đăng kỹ thuật số được chiếu lên Kênh Ong Ang của Bangkok. Ảnh: Bangkok Post
Lễ Loy Krathong thường niên vừa được tổ chức hôm 27/11 tại Bangkok. Lễ hội nổi tiếng này luôn thu hút hàng triệu người tham gia. Họ cầu xin sự tha thứ từ nữ thần sông Khongkha bằng cách thả những chiếc hoa đăng màu sắc xuống nước vào đêm trăng tròn.
Những năm gần đây, các nhà bảo vệ môi trường đã bày tỏ lo ngại khi các tuyến đường thủy vốn đã tắc nghẽn của Bangkok ngày càng bị “bóp nghẹt” bởi nguồn rác thải từ hoa đăng “krathong”.
Để chống lại điều này, Cơ quan quản lý đô thị Bangkok (BMA) đã triển khai một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ.
Thay vì thả các lễ vật krathong được đính kết cầu kỳ từ lá, hoa, nhựa, nến, nhang và đôi khi là tiền xu, người dân được đề nghị tạo krathong ảo.
Sau khi tô màu các krathong trên giấy hay trên điện thoại, bản vẽ của họ sẽ được quét và chiếu ảnh lên con kênh Ong Ang.
Video đang HOT
Anh Chainarong Tumapha, 27 tuổi, đã nhiệt liệt ủng hộ sáng kiến trên: “Truyền thống vẫn được gìn giữ. Nhưng chúng ta phải nâng cấp lễ hội hơn, nhằm tạo ra ít tác động và ít ô nhiễm hơn đối với thiên nhiên”.
Sau khi tô màu chiếc krathong của mình, Phattarika Kiltontiwanich cũng đồng ý rằng Lễ Loy Krathong cần phải thay đổi. “Tôi khá lo ngại vì vấn đề môi trường ngày càng nguy cấp hơn”, chàng trai 23 tuổi này nói với hãng thông tấn AFP.
BMA cho biết đã có khoảng 3.700 hình ảnh được chiếu trên kênh Ong Anh vào buổi tối.
“Chúng tôi có thể thấy rằng sự đổi mới này đang nhận được rất nhiều sự chú ý, đặc biệt là trong giới trẻ”, một quan chức thủ đô Bangkok, ông Pornphrom Vikitsreth chia sẻ.
Dù vậy, con số trên vẫn còn quá ít ỏi khi so sánh với hơn 600.000 chiếc hoa đăng truyền thống mà người dân Bangkok thả trong tối 27/11.
Gần trung tâm mua sắm sang trọng Icon Siam, nơi những chiếc krathong bắt đầu dịch chuyển vào sông Chao Phraya, những người tham gia lại chọn cách kỷ niệm lễ hội truyền thống hơn.
Cư dân Bangkok, Tanaporn Karueksom, 57 tuổi, nói: “Nếu chúng tôi không duy trì, con cháu chúng tôi sẽ không được nhìn thấy điều này”.
Ngay khi mọi người thả đèn và các con tàu nhỏ bồng bềnh trên sông Chao Phraya, các công nhân cũng liên tục thu vớt các krathong từ mặt nước đục ngầu.
Một công nhân vớt krathong trên sông Chao Phraya. Ảnh: Bangkok Post
BMA cho biết việc sử dụng chất polystyrene đã giảm 3% so với năm ngoái, với phần lớn các sản phẩm được làm từ vật liệu tự nhiên.
Các chất liệu thu thập được sẽ được phân loại. Những thành phần có khả năng phân hủy sinh học sẽ được làm thành phân bón. Còn nhựa bị đem đến bãi chôn lấp.
Thái Lan: Khắc phục những vấn đề du khách quốc tế không hài lòng
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, kết quả một khảo sát do Hội đồng Du lịch Thái Lan (TCT) công bố mới đây cho biết giá dịch vụ taxi, quy trình nhập cảnh tại sân bay và tình trạng quản lý rác thải tại các điểm du lịch là 3 vấn đề khiến khách du lịch quốc tế đến Thái Lan phàn nàn nhiều nhất.
Khách du lịch thăm quan Cung điện Hoàng gia ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Từ đó, TCT kiến nghị nhà chức trách cần có giải pháp đối với các vấn đề này để thu hút hơn nữa khách du lịch nước ngoài.
Khảo sát hàng quý của TCT, lấy ý kiến của 200 khách du lịch phương Tây tại Thái Lan trong quý cuối cùng của năm 2022, cho thấy mức độ hài lòng với dịch vụ taxi nhận được điểm thấp nhất là 3,5/ 5, trong đó khách du lịch cho rằng đây là vấn đề cần được giải quyết ngay lập tức.
Theo khảo sát, khách du lịch ở Bangkok không hài lòng với điều mà họ cho là bị "đối xử bất công" khi tài xế taxi thường chỉ đón những hành khách đồng ý trả tiền mà không sử dụng đồng hồ tính tiền, nghĩa là tài xế có thể tự ý tính giá cao hơn cho dịch vụ của họ.
Một mối bận tâm khác đối với khách du lịch từ châu Âu và Mỹ là quy trình nhập cảnh tại sân bay khi đến nơi, nhận được số điểm 3,45/5, trong khi đây là hai nhóm có xu hướng lưu trú lâu và chi tiêu mạnh tay trong chuyến du lịch.
Bên cạnh đó, khách du lịch nước ngoài cũng nêu bật các vấn đề về rác thải tại nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng và ô nhiễm không khí do bụi mịn PM2.5 nguy hiểm.
Trước những lo ngại này, TCT kêu gọi chính phủ tăng ngân sách cho 10 tỉnh du lịch nổi tiếng nhất, đẩy mạnh các kế hoạch bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và tăng khả năng xử lý rác thải, đặc biệt là trên các đảo.
Hội đồng du lịch Thái Lan cũng kiến nghị hạn chế sức chứa tại một số điểm tham quan nổi tiếng để tránh tình trạng quá tải, cho rằng điều này có thể giúp duy trì nhận thức tích cực về du lịch Thái Lan.
Về giá dịch vụ taxi, Chủ tịch TCT Chamnan Srisawat cho biết chính phủ có thể giúp đưa ra giải pháp bằng cách hợp tác với các hãng taxi tư nhân để cung cấp một loại hình dịch vụ taxi khác với nhãn hiệu hoặc biển hiệu riêng biệt, chẳng hạn như taxi màu trắng, để đảm bảo giá cước dựa trên đồng hồ tính cước gắn trên xe.
Khảo sát của TCT cho thấy 50% số người được hỏi đã từng đến Thái Lan trước đây. Khoảng 98% đi du lịch với mục đích giải trí, với 93% chọn Bangkok và 50% chọn Phuket là điểm đến du lịch của họ.
Khách du lịch từ Mỹ chi trung bình 2.000-3.000 baht tiền phòng một đêm, với thời gian lưu trú 14-15 ngày/chuyến. Cùng với các chi phí khác, mức chi tiêu của họ ở Thái Lan trung bình là 96.269 baht/người.
Trong khi đó, phần lớn du khách châu Âu chọn phòng giá 1.000-2.000 baht/đêm, lưu trú ở Thái Lan trung bình 12-13 ngày, tổng chi tiêu trung bình 88.661 baht/người cho cả chuyến đi.
Kỳ lạ nghi lễ cho bò giẫm lên người để cầu may ở Ấn Độ Theo một nghi lễ truyền thống ngay sau Lễ hội ánh sáng Diwali, những người theo đạo Hindu ở làng Bhidavad, bang Madhya Pradesh, sẽ nằm trên mặt đất cho hàng chục con bò giẫm lên người. Ảnh: O.C Trên khắp Ấn Độ, lễ hội Diwali được tổ chức với nhiều nghi lễ và truyền thống khác nhau, nhưng không có gì kỳ...