Thái Lan chuẩn bị hạn chế xuất khẩu vaccine Covid-19
Giới chức y tế Thái Lan ngày 14/7 cho biết sẽ áp đặt các hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu vaccine AstraZeneca, dành nguồn cung cho người trong nước.
Đề xuất đưa ra trong bối cảnh số ca nhiễm mới và tử vong ở nước này gia tăng nhanh chóng, cộng với biến thể Delta dễ lây lan hơn. Nền kinh tế đất nước đang bị vùi dập, nhiều cơ sở y tế quá tải.
Tiến sĩ Nakorn Premsri, giám đốc Viện Vaccine Quốc gia, cho biết Ủy ban Vaccine đã đồng ý nguyên tắc ban hành lệnh tạm thời hạn chế xuất khẩu. Đây được chỉ định là vấn đề an ninh quốc gia.
Quy định hạn chế xuất khẩu trở thành rào cản đối với các nước Đông Nam Á đã ký hợp đồng mua vaccine do Thái Lan sản xuất. Một số quốc gia cho biết nhận được thông báo từ công ty rằng vaccine không được giao đúng thời hạn. Điều này dẫn đến suy đoán dây chuyền cung ứng trong nhà máy tại Thái Lan đang gặp trục trặc. Dù vậy, một số nơi vẫn có nguồn cung từ nơi khác.
Vaccine AstraZeneva của Thái Lan do công ty Siam BioScience sản xuất. Ban đầu, đơn vị hứa hẹn cung cấp 10 triệu liều mỗi tháng. Song vừa qua, họ thừa nhận chỉ đủ khả năng hoàn thành 5 đến 6 triệu liều.
Siam BioScience được AstraZeneva ủy quyền sản xuất vaccine cho 8 nước trong khu vực dù chưa có kinh nghiệm.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 tại Trung tâm Tiêm chủng Trung ương ở Bangkok, Thái Lan, ngày 14/7. Ảnh: AP
Thái Lan đã khởi động chiến dịch tiêm chủng đại trà hồi đầu tháng 6. Nhiều người chỉ trích Thủ tướng Prayuth Chan-ocha vì không đảm bảo nguồn cung đầy đủ và kịp thời. Theo kế hoạch, chỉ một nửa trong số 69 triệu dân Thái được tiêm vaccine trong năm nay.
Hiện Thái Lan đã tiêm 13,23 triệu liều vaccine cho khoảng 9,88 triệu người, tương đương 14,3% dân số. Chính phủ đặt mục tiêu tiêm 100 triệu liều cuối năm nay cho 50 triệu người, tức 70% dân số.
Thái Lan đang đàm phán với các nhà sản xuất khác để bù đắp lượng hàng thiếu hụt. Đến nay, nước này chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca, Sinovac và Sinopharm. Chính phủ cũng từng thoả thuận với Pfizer và Johnson & Johnson.
Giới chức y tế ngày 13/7 thông báo y bác sĩ tiêm hai liều vaccine Sinovac sẽ được tiêm bổ sung một liều AstraZeneca. Quyết định đưa ra sau khi một nhân viên y tế đã tiêm chủng tử vong vì Covid-19.
Người đứng đầu Trung tâm Khoa học Sức khỏe và Các bệnh truyền nhiễm Mới nổi của Hội Chữ thập đỏ, tiến sĩ Thiravat Hemachudha, tuần trước cho biết vaccine Sinovac kém hiệu quả hơn trên biến thể Delta.
Thái Lan đã áp lệnh giới nghiêm ban đêm và nhiều quy định hạn chế mới ở Bangkok và các tỉnh lân cận – những vùng dịch lớn nhất. Lượng bệnh nhân tăng lên gây tình trạng thiếu giường bệnh. Chính quyền cho phép F0 cách ly tại nhà và trung tâm y tế cộng đồng.
COVID-19 tới 6 giờ 27/2: Thế giới trên 2,5 triệu ca tử vong; HĐBA ra nghị quyết vaccine công bằng
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 402.634 trường hợp mắc COVID-19 và 8.877 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã áp sát 114 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,5 triệu người không qua khỏi.
Xe tải vận chuyển lô vaccine ngừa COVID-19 của Sinopharm (Trung Quốc) tại La Paz, Bolivia ngày 24/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 27/2 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 113.942.702 ca, trong đó có 2.527.617 người tử vong.
Video đang HOT
Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 89.502.083 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.913.002 ca và 91.434 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 26/2, thế giới có tới 116 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 104 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch. So với các ngày qua, số ca tử vong và ca bệnh mới tại nhiều nước trên thế giới ghi nhận trong 24 giờ qua tăng trở lại.
Nhân viên y tế Nam Phi kiểm tra thân nhiệt trước khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Umlazi, phía Nam Durban ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia, như Mỹ, Pháp, Nga và Brazil, đồng thời lây lan diện rộng, với số ca mắc cao ở nhiều nước, nhất là tại châu Âu. Diễn biến dịch bệnh đáng lo ngại xuất hiện trở lại ở một số khu vực của thế giới, sau khi hàng loạt quốc gia đối mặt với sự bùng phát đợt dịch mới. Hàng loạt nước đã đẩy nhanh chương trình vaccine.
Xét theo khu vực, Bắc Mỹ và châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất, hiện đã ghi nhận lần lượt 33.397.433 ca và 33.884.559 ca nhiễm. Tiếp đến là châu Á với 24.864.966 ca nhiễm và Nam Mỹ với 17.837.974 ca.
Tại châu Á, một tàu Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Trung Đông được phát hiện có 12 ca mắc COVID-19, trong khi một tàu khác trong khu vực này đang được xét nghiệm xem có thủy thủ nào bị mắc hay không.
Tàu ghi nhận các ca mắc là tàu USS San Diego hiện đang ở cảng tại Bahrain, có khoảng 600 thủy thủ và lính thủy đánh bộ. Tàu tuần dương mang tên lửa USS Philippine Sea chở theo khoảng 380 lính thủy dự kiến sẽ cập cảng để xét nghiệm thêm.
Phun thuốc khử trùng tại một trường học ở Kolkata, Ấn Độ nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 ngày 24/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Iran công bố lệnh cấm đi lại đối với 4 tỉnh và 7 thành phố do dịch COVID-19 lây lan. Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận 94 tử vong mới do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 59.830 ca. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận thêm 8.206 ca mắc, nâng tổng số ca mắc lên 1.607.081 người.
Hiện 11 khu vực đang ở mức báo động đỏ - mức cao nhất trong thang xếp hạng nguy cơ theo màu của Iran. Trong khi đó, 31 khu vực duy trì mức báo động cam và 406 khu vực khác ở mức màu vàng hoặc xanh lam - mức nguy cơ thấp.
Tại Nhật Bản, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đã cải thiện đáng kể nhờ áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định dỡ bỏ trước biện pháp này ở 6 trong số 10 tỉnh, thành, từ ngày 28/2. Mặc dù vậy, giới chuyên gia y tế vẫn tỏ ra thận trọng về những diễn biến của dịch COVID-19 ở nước này.
Trong cuộc họp gần đây, các chuyên gia của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) nhận định số lượng ca nhiễm mới đã giảm sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, nhưng tốc độ giảm đã chậm dần kể từ giữa tháng 2. Các bệnh viện vẫn đang chịu áp lực cho dù không lớn như trước đây. Vì vậy, họ khuyến nghị cần tiếp tục nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Hàn Quốc sẽ gia hạn các biện pháp giãn cách xã hội thêm 2 tuần trong bối cảnh các ổ dịch COVID-19 vẫn xuất hiện rải rác trên khắp cả nước. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun nhận định các ổ dịch rải rác đang liên tục bùng phát, đồng thời lưu ý nguy cơ lây nhiễm ngày càng tăng khi các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại vào tuần tới.
Ông kêu gọi người dân tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội của chính phủ, bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn lực y tế trong trường hợp nước này lại đối mặt với làn sóng dịch mới.
Đáng chú ý, số ca nhiễm mới trong ngày của Papua New Guinea đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ khi bùng phát dịch, và dịch COVID-19 đã lan đến cả những vùng sâu vùng xa, nơi có hạ tầng y tế nghèo nàn. Cụ thể, có tổng cộng 89 ca nhiễm mới đã được ghi nhận trong ngày 25/2, nâng tổng số ca nhiễm ở Papua New Guinea lên 1.228 ca.
Mặc dù Papua New Guinea dường như không thuộc nhóm chịu tác động tồi tệ nhất từ đại dịch, nhưng tại nước này đang xuất hiện một số ổ dịch đáng lo ngại ở một số tỉnh trong khi hoạt động xét nghiệm virus chưa được tiến hành rộng rãi. Nước này đến nay mới xét nghiệm cho 50.000 người trong số 9 triệu dân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo "số ca nhiễm có xu hướng cao hơn tại các tỉnh tăng xét nghiệm".
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga, ngày 23/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 được dự báo sẽ tăng mạnh trong 2 tuần tới, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này có thể xem xét siết chặt các biện pháp hạn chế.Với dân số khoảng 10 triệu người, Hungary đã ghi nhận 414.514 ca nhiễm kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó có 14.672 ca tử vong do COVID-19.
Số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng thêm 4.385 ca vào ngày 25/2, mức cao nhất theo ngày trong năm nay. Chính phủ Hungary đã kéo dài lệnh phong tỏa một phần cho đến ngày 15/3 tới. Toàn bộ các trường trung học, khách sạn đã đóng cửa kể từ ngày 11/11/2020, trong khi các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn mang về.
Trong khi đó, Pháp cũng đang xem xét đề xuất áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần nhằm hạn chế dịch COVID-19 lây lan. Phát biểu trên kênh phát thanh France Inter ngày 26/2, người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal khẳng định chính phủ sẽ cân nhắc kế hoạch này, dù bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của việc áp đặt lệnh phong tỏa trong thời gian ngắn như vậy.
Giới chuyên gia y tế đánh giá Pháp sẽ không thể tránh được việc áp đặt các biện pháp phong tỏa mới do số ca mắc COVID-19 đang tăng lên và tình hình bệnh viện tại Paris đang rất căng thẳng.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 27/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trái ngược với Hungary và Pháp, giới chức Anh đã hạ mức cảnh báo về virus SARS-CoV-2 từ mức 5 xuống mức 4 do số ca mắc giảm đã phần nào giảm thiểu mối đe dọa đối với Cơ quan Y tế quốc gia (NHS). Các quan chức y tế hàng đầu của Vương quốc Anh và Giám đốc Y tế NHS vùng England cho biết đã nhất trí thực hiện sự điều chỉnh trên trong bối cảnh các ca mắc "đã liên tục giảm" và không còn nguy cơ cao NHS "bị quá tải trong vòng 21 ngày".
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bày tỏ lạc quan các biện pháp hạn chế để chống dịch sẽ được dỡ bỏ vào ngày 21/6 tới khi chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 giúp giảm mạnh số ca mắc, nhập viện và tử vong.
Theo thống kê, tới nay, Anh đã chủng ngừa mũi vaccine đầu tiên cho hơn 18 triệu người. Không chỉ Anh, các nước châu Âu vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine nhằm đẩy lui dịch COVID-19.
Tây Ban Nha đã sử dụng sân vận động Wanda 68.000 chỗ ở thủ đô Madrid thành trung tâm tiêm chủng cho nhóm đối tượng là nhân viên cứu hỏa, cảnh sát và bảo vệ dân sự. Khoảng 1.000 người đã được mời tới trung tâm này tiêm chủng. Kể từ khi triển khai chương trình tiêm chủng vào cuối tháng 12/2020, đến nay Tây Ban Nha đã tiêm chủng cho 1,2 triệu người dân nước này. Chính phủ Tây Ban Nha đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số, sử dụng 47 triệu liều vaccine vào cuối mùa Hè tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Brussels, Bỉ, ngày 8/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Bỉ, biến thể của virus SARS-Cov-2 xuất hiện ở Anh vào cuối năm ngoái với khả năng lây lan nhanh hơn hiện đang hoành hành tại Bỉ và là nguyên nhân chính làm cho dịch COVID-19 bùng phát trở lại ở quốc gia được mệnh danh "Trái tim của châu Âu", đồng thời khiến chính phủ nước này phải lùi kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch.
Tại buổi họp báo sau cuộc họp chính phủ về COVID-19 chiều 26/2, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân thận trọng vì tình hình dịch bệnh còn rất phức tạp và mọi dự kiến về nới lỏng hạn chế phòng dịch đều bị hoãn lại cho tới khi chính phủ họp bàn trong phiên tiếp theo vào tuần tới.
Thay đổi duy nhất hiện nay là thời gian quy định giờ giới nghiêm ở Wallonie (vùng nói tiếng Pháp ở miền Nam nước Bỉ) được lùi từ 10h00 tối đến 12h00 đêm giống như ở Flamand (vùng nói tiếng Hà Lan ở miền Bắc nước Bỉ). Tại thủ đô Bressels, thời gian giới nghiêm không thay đổi, vẫn được duy trì từ 10h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau.
Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 22.000 người tử vong tại Bỉ và buộc người dân phải sống trong tình trạng phong tỏa một phần suốt gần 4 tháng qua. Tuy các trường tiểu học và trung học vẫn mở cửa, nhưng các trường đại học phải dạy từ xa. Các quán cà phê, nhà hàng và nhà hát đều bị đóng cửa. Những chuyến du lịch nước ngoài không cấp thiết cũng bị cấm từ ngày 27/1.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington, D.C. Ảnh: THX/ TTXVN
Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden bày tỏ vui mừng khi chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại nước này đã hoàn thành 50% mục tiêu chỉ trong khoảng 1/3 thời gian đã đề ra. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi người dân duy trì đeo khẩu trang, cảnh giác trước nguy cơ dịch bệnh lây lan.
Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Biden khẳng định Mỹ đang đi đúng hướng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Vào ngày nhậm chức 20/1, ông cam kết tiêm chủng 100 triệu liều vaccine trong 100 ngày đầu tiên nhậm chức và đây là mục tiêu mà Nhà Trắng hiện nay đánh giá sẽ "dễ dàng đạt được".
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết đến cuối tháng 7 tới, nước này sẽ có đủ vaccine tiêm chủng cho toàn bộ người lớn tuổi tại nước này.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Petaling Jaya, bang Selangor, Malaysia, ngày 21/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.278 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 52.490 người.
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 3 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" chưa hề thấy "ánh sáng cuối đường hầm" sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây, bất chấp tình hình số ca mắc mới bắt đầu giảm nhẹ so với mấy ngày trước.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia, ngày 24/2/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Trong 24 giờ qua, Indonesia cũng là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á, chiếm hơn 30% số ca tử vong trong ngày của cả châu lục.
Philippines dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á, trong khi số ca tử vong giảm so với ngày trước nữa.
Malaysia tình hình tiếp tục đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.253 ca bệnh mới, 11 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua.
Myanmar dịch bệnh đang hạ nhiệt khi trong 24 giờ qua không ghi nhận ca tử vong nào và chỉ có 34 ca bệnh mới. Xu thế dịch hạ nhiệt đang diễn ra ở quốc gia này.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định siết chặt các biện pháp phòng dịch. Nước này trong ngày 26/2 ghi nhận thêm 45 ca bệnh mới, song không có ca tử vong.
Thái Lan dù không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong thời gian gần đây, song tình hình dịch bệnh tại nước này vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao và diễn biến phức tạp.
Campuchia dịch bệnh đang gia tăng nhanh chóng và đáng ngại khi nước này có tới 44 bệnh nhân mới trong ngày 26/2, buộc nhà chức trách phải phong tỏa nhiều khu vực ở thủ đô.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 11/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 52.492 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 325 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 2.421.248 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 2.138.915 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Lào, Brunei và Timor-Leste không có thêm ca tử vong hay mắc bệnh nào.
COVID-19 tại ASEAN hết 26/2: Trên 52.490 ca tử vong; Dịch 'nóng' trở lại ở Thái Lan, Philippines Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 26/2, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.278 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 52.490 người. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines,...