Thái Lan: Chính phủ ngày càng mất lợi thế
Chính phủ Thái Lan đang ngày càng phải nhượng bộ nhiều hơn trước người biểu tình, và tình hình ngày một khó khăn hơn với họ.
Ngày 14/1, ngay cả khi Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra không hề bộc lộ dấu hiệu nào của sự mất tinh thần trước việc hàng trăm ngàn người rầm rộ biểu tình “đóng cửa” thủ đô Bangkok, việc bà kêu gọi các “ông lớn” trong chính trường Thái Lan ngồi lại với nhau để bàn về khả năng hoãn cuộc bầu cử ngày 2/2 tới đây chứng tỏ chính phủ đã bắt đầu phải có sự nhượng bộ.
Theo ông Suranand Vejjajiva, Chánh văn phòng phủ Thủ tướng, bà Yingluck đã lên kế hoạch mời những người ủng hộ và phản đối cuộc bầu cử sắp tới tham gia hội nghị thương lượng về khả năng hoãn cuộc bầu cử.
Người biểu tình đang gây sức ép vô cùng lớn lên chính phủ của bà Yingluck
Bà Yingluck đã gửi thư mời đến Tòa án Hiến pháp, Tòa án Hành chính, Văn phòng Tổng Kiểm toán và Văn phòng Tổng Chưởng lý Thái Lan đề nghị các cơ quan này tham dự cuộc họp.
Động thái mới này của bà Yingluck cho thấy chính phủ Thái Lan đang thể hiện lập trường ngày càng mềm dẻo hơn trước người biểu tình. Trước đó, bà đã tuyên bố rằng chính phủ không có quyền hoãn bầu cử bất chấp kiến nghị của nhiều giới ở Thái Lan.
Trước thềm chiến dịch “đóng cửa” thủ đô Bangkok của phe biểu tình, đảng Pheu Thai của bà Yingluck đã lên kế hoạch đối phó bằng cách yêu cầu ứng cử viên ở các tỉnh phía bắc và đông bắc huy động ít nhất 5000 người ở mỗi khu vực bầu cử để tuần hành chống “đóng cửa” và ủng hộ bầu cử.
Các lãnh đạo Pheu Thái đã hy vọng rằng chiến dịch đối phó này sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong việc ngăn chặn tình trạng thủ đô Bangkok bị đóng cửa. Tuy nhiên kết quả trong thực tế đã không được như họ mong đợi khi chỉ có khoảng 20.000 người thuộc phe “áo đỏ” tham gia tuần hành ở các tỉnh Ubon Ratchathani, Amnat Charoen và Yosothon.
Video đang HOT
Lãnh đạo Pheu Thai đã yêu cầu các thành viên “áo đỏ” huy động thêm người biểu tình, tuy nhiên mỗi khu vực bầu cử cũng chỉ lôi kéo được thêm 500 tham gia tuần hành chống “đóng cửa”.
Cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ ở tỉnh Ubon Ratchathani ngày hôm qua đã không để lại được bất cứ tiếng vang nào. Đám đông tuần hành giải tán nhanh chóng và chỉ có vài ứng cử viên chạy đua vào cuộc bầu cử xuất hiện trên sân khấu.
Cảnh sát Thái Lan vẫn chỉ được sử dụng hơi cay và đạn cao su để chống biểu tình
Ở các tỉnh vùng đông bắc, nơi phe “áo đỏ” coi như căn cứ địa của mình, chỉ có lác đác vài hoạt động được tổ chức để ủng hộ cuộc bầu cử sắp tới, và những hoạt động này cũng được tổ chức rất kém.
Cuộc chạy đua cho tổng tuyển cử ngày 2/2 tới đây cũng không có diễn biến gì nổi bật. Các lãnh đạo phe áo đỏ như Nattawut Saikuar và Jatuporn Prompan đã thất bại trong chiến dịch vận động cho cuộc bầu cử, trong khi bản thân các ứng cử viên cũng tỏ ra không mấy mặn mà lắm với chiến dịch tranh cử của mình.
Lý do dễ hiểu là các ứng cử viên này đang phải lo sốt vó trước lệnh triệu tập của Tòa án Hiến pháp đối với hơn 300 nghị sĩ liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp bị tòa án cho là vi hiến.
Các nghị sĩ này cũng sẽ phải tự bảo vệ mình trước Ủy ban Chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) với cáo buộc họ đã phạm luật khi thông qua điều khoản sửa đổi hiến pháp hôm 17/1. Một nghị sĩ đã phải thốt lên với Bangkok Post: “Chúng tôi bị đánh hết đòn này đến đòn khác. Chúng tôi không còn tâm trí đâu nữa để đi vận động bầu cử. Dường như chẳng có tương lai gì hết.”
Ngay cả bản thân bà Yingluck cũng đang phải đối mặt với thời điểm khó khăn, khi NACC tuyên bố trong tháng này sẽ ra quyết định về những sai phạm trong chương trình tài trợ giá gạo của chính phủ.
Vị nghị sĩ này kết luận: “Các ứng cử viên không bị ảnh hưởng bởi việc Bangkok đóng cửa, tuy nhiên Thủ tướng có thể không giữ được vai trò lãnh đạo chính trị của mình. Nếu cuộc nổi dậy của người dân không lật đổ được Thủ tướng thì một tổ chức độc lập như quân đội có thể sẽ làm điều đó.”
Theo BangkokPost
Thái Lan: Du khách ồ ạt chạy loạn khỏi Bangkok
Trước nguy cơ bị người biểu tình phong tỏa thủ đô, hàng ngàn du khách đang tìm cách tháo chạy khỏi Bangkok.
Ngày 12/1, hàng chục ngàn người biểu tình chống chính phủ đã đổ về thủ đô Bangkok của Thái Lan, dùng các loại phương tiện của mình phong tỏa các tuyến đường cao tốc và giao lộ trong một nỗ lực "đóng cửa" thủ đô để đòi Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức.
Trong khi người biểu tình đang tìm cách tung ra cú đòn cuối cùng để "hạ gục" bà Yingluck, hàng ngàn khách du lịch lại đang hối hả tìm mọi cách để rời khỏi thủ đô Bangkok càng nhanh càng tốt trước khi quá muộn.
Người biểu tình phong tỏa một nút giao thông ở thủ đô
Thái Lan vốn nổi tiếng là một điểm đến hấp dẫn của du khách trên toàn thế giới, song giờ đây du khách nước ngoài lại phải đang kiên nhẫn xếp hàng để được lên những chuyến xe khách ban đêm cuối cùng rời khỏi thủ đô vào đêm Chủ nhật, trước khi Bangkok bị người biểu tình phong tỏa hoàn toàn vào thứ Hai.
Số người biểu tình đã tăng nhanh từ hàng chục lên hàng trăm ngàn người xung quanh tượng đài Dân chủ. Họ không chỉ dùng xe cộ mà còn dựng cả lều trại trên các con phố từng rất đông đúc để chiếm giữ "vô thời hạn" 7 nút giao thông trọng điểm ở thủ đô.
Lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố họ sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc biểu tình hòa bình bên trong thủ đô nhằm đưa Bangkok vào "ngõ cụt", và Thủ tướng Yingluck sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức.
Du khách hối hả tìm cách rời thủ đô Bangkok
Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân của ông Thaugsuban dự định sẽ ngăn cản cuộc bầu cử sớm do bà Yingluck kêu gọi dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/2 tới đây. Ủy ban không qua bầu cử này muốn thành lập một Hội đồn Cải cách để "cải tổ" nền chính trị Thái Lan.
Ủy ban Bầu cử Thái Lan đã cảnh báo với bà Yingluck rằng cuộc bầu cử này có thể sẽ không được tổ chức thành công, đồng thời khuyến nghị tạm hoãn bầu cử. Hiện nay tại 28 khu vực bầu cử ở 8 tỉnh miền nam Thái Lan vẫn chưa có ứng cử viên nào đăng ký tham gia bầu cử được.
Tất cả các thành viên của đảng Dân chủ đối lập đều tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử này, và nếu không bầu được đủ 500 nghị sĩ, quốc hội Thái Lan sẽ không được thừa nhận là hợp hiến.
Người biểu tình dùng bao cát chặn đường cao tốc
Cho đến nay, Tư lệnh quân đội Thái Lan Prayuth Chan-ocha vẫn chỉ trả lời "nước đôi" khi được hỏi về khả năng quân đội nước này sẽ thực hiện một cuộc đảo chính nhằm vãn hồi trật tự khi có bạo lực nổ ra.
Thái Lan từ lâu đã được gọi là "nền kinh tế hoàn hảo" vì nó đã vượt qua rất nhiều thăng trầm trong những năm qua mà không hề bị sứt mẻ quá nhiều. Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài hiện nay và việc khách du lịch "tháo chạy" khỏi quốc gia này cũng như nguy cơ thủ đô Bangkok bị "đóng cửa" trong thời gian tới là những điềm báo u ám cho tăng trưởng kinh tế của Thái Lan.
Theo Sky News
Biểu tình Thái Lan: Chuẩn bị ra đòn quyết định Lãnh đạo biểu tình Thái Lan tuyên bố họ sẽ ra đòn quyết định vào ngày 9/12 nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Ngày 6/12, lãnh đạo biểu tình ở Thái Lan lại vạch ra một thời hạn mới để lật đổ chính phủ khi họ tuyên bố rằng ngày 9/12 sẽ là "ngày lành" để toàn bộ người...