Thái Lan cảnh báo bạo lực có thể còn leo thang
Ủy ban an ninh quốc gia Thái Lan cảnh báo bạo lực có thể sẽ tiếp tục leo thang trong tuần này khiến chính phủ phải cân nhắc áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp khi cần thiết.
Tấn công bằng bom và lựu đạn xảy ra giữa ban ngày ở thủ đô Bangkok.
Tổng thư ký Ủy ban an ninh quốc gia Thái Lan, ông Paradorn Pattanabut, đưa ra cảnh báo trên ngày hôm qua sau khi phe biểu tình lên kế hoạch đóng cửa tất cả các cơ quan chính quyền ở miền Nam từ đầu tuần này.
“Việc phong trào biểu tình chống chính phủ lên kế hoạch đóng cửa tất cả các cơ quan chính quyền ở miền Nam sẽ tạo tiền lệ cho những người ủng hộ tại các tỉnh thành khác làm theo”, ông Paradorn cảnh báo.
Để ngăn chặn bạo lực leo thang khiến tình hình càng trở nên rối ren, chính phủ tạm quyền của Thái Lan đang cho theo dõi chặt mọi hoạt động của người biểu tình và cam kết sẽ có những biện pháp cứng rắn hơn nếu cần thiết.
Video đang HOT
“Chính phủ vẫn sử dụng luật an ninh nội địa để đối phó với tình hình. Trong trường hợp xảy ra các diễn biến vượt ngoài tầm kiểm soát có thể sẽ xem xét áp dụng luật tình trạng khẩn cấp”, người đứng đầu Ủy ban an ninh quốc gia nói.
Thái Lan đang chìm trong cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi nữ Thủ tướng Yingluck Sinnawatra lên nắm quyền khi những người biểu tình áo Vàng (đại hiện cho phe Dân chủ) tràn ngập thủ đô Bangkok đòi lật đổ chính phủ dân cử và thành lập một “hội đồng nhân dân” phi dân chủ.
Ngay trong ngày đầu tiên phát động chiến dịch “đóng cửa” Bangkok hôm 13/1, những người biểu tình đã bít chặt 7 nút giao thông quan trọng nhất ở thủ đô. Nhiều tuyến đường lớn cũng bị phong tỏa bằng các bao tải cát và chướng ngại vật.
Những người biểu tình tuyên bố sẽ làm tê liệt mọi hoạt động của Bangkok cho tới khi nào chính phủ của bà Yingluck phải ra đi và triều đại Shinnawatra phải biếm mất khỏi đời sống chính trị đất nước.
Tuy nhiên, phe đối lập đã không tiến hành biểu tình hòa bình như cam kết trước đó. Trong hai ngày cuối tuần đã có một số vụ đánh bom xảy ra khiến hàng chục người bị thương, đẩy tình hình vào thế nguy hiểm khi ranh giới xô xát giữa phe áo Vàng và những người áo Đỏ ủng hộ chính phủ ngày càng khép chặt.
Giới quan sát cũng lo ngại bạo lực sẽ đẩy Thái Lan một lần nữa rơi vào cảnh bạo loạn như đã từng xảy ra sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ cựu Thủ tướng Thaksin Shinnawatra, anh trai của Thủ tướng đương nhiệm Yinkluck.
Vũ Anh
Theo Dantri
Thái Lan: Thêm 2 vụ nổ tại Bangkok, 28 người bị thương
Ngày 19/1, thủ đô Bangkok của Thái Lan lại chứng kiến thêm 2 vụ nổ nhắm vào đoàn người biểu tình chống chính phủ. Ít nhất 28 người đã bị thương do trúng phải mảnh lựu đạn, cảnh sát Bangkok xác nhận.
Một người biểu tình Thái Lan bị thương trong ngày 19/1
Hãng tin AP dẫn lời cảnh sát Bangkok cho biết, các vụ nổ xảy ra gần tượng đại Chiến thắng, tại phía Bắc thành phố. Nguyên nhân của vụ nổ cũng do lựu đạn, giống như vụ nổ từng khiến một người thiệt mạng và hàng chục người bị thương hôm thứ Sáu tuần trước, và cũng nhắm vào đoàn người biểu tình
Những người biểu tình, hiện đang kiểm soát một phần nhỏ của Bangkok, đang cố gắng lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra, và ngăn cản cuộc bầu cử ngày 2/2 tới mà bà Yingluck đã vận động để ngăn chặn khủng hoảng.
Các nhân chứng cho biết hai vụ nổ diễn ra cách nhau chỉ chừng 2 phút. Vụ nổ đầu tiên xảy ra cách một sân khấu do người biểu tình dựng lên chỉ 100 - 200m, tạo ra một hố nhỏ bên cạnh một cửa hàng. Vụ nổ thứ hai diễn ra gần một chuỗi cửa hàng bán áo phông mang khẩu hiệu chống chính phủ trên phố, khiến hai chiếc áo dính đầy máu, và xé toang một tấm vải bạt màu trắng, xanh.
Mặc dù Bangkok, một khu đô thi rộng lớn với khoảng 12 triệu dân, vẫn khá yên tĩnh trong tuần qua, các vụ bạo lực chính trị vẫn diễn ra hàng ngày. Đã có những vụ nổ súng vào địa điểm của người biểu tình, và những thiết bị nổ nhỏ được ném về phía những địa điểm các lãnh đạo biểu tình có mặt.
Hiện chưa rõ ai đứng sau các vụ tấn công này. Nhưng tình trạng đổ máu kéo dài, cho dù trên qui mô nhỏ, vẫn đem đến bầu không khí bất an và khả năng quân đội có thể tiến hành đảo chính. Một viễn cảnh như vậy được xem là có lợi cho người biểu tình, những người không đủ lực lượng để tự mình lật đổ chính phủ và đang kêu gọi quân đội hỗ trợ.
Sunai Phasuk, một nhà nghiên cứu cấp cao của tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW nhận định cả hai bên tại Thái Lan đang dùng bạo lực như một cách thức để đạt các mục tiêu chính trị.
Những cuộc tấn công như vậy có thể còn tiếp diễn, ông cho biết thêm, và nhận định chúng "sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn do làm sâu sắc thêm sự mất lòng tin và leo thang căng thẳng giữa hai bên".
Theo Dantri
Thái Lan: 500 cảnh sát biểu tình vì bị sỉ nhục 500 cảnh sát Thái Lan đã biểu tình ở thủ đô Bangkok sau khi họ phải kiềm chế trước những hành vi bạo lực và sỉ nhục của người biểu tình. Ngày 30/12, hàng trăm cảnh sát Thái Lan đã tổ chức một cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok để thể hiện sự tức giận sau hàng tuần đối phó với thái...