Thái Lan: Bổ nhiệm tân Bộ trưởng Ngoại giao
Theo Công báo Hoàng gia (Royal Gazette), ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn làm Bộ trưởng Ngoại giao mới của nước này.
Ông Maris Sangiampongsa. Ảnh: bangkokpost.com
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn Công báo cho biết ông Maris thay thế ông Panpree Bahiddha-Nukara, người đã từ chức hôm 28/4 vừa qua sau khi mất ghế Phó thủ tướng mà ông kiêm nhiệm trong cuộc cải tổ nội các đầu tiên của Chính phủ Thủ tướng Srettha Thavisin.
Ông Maris, 65 tuổi, là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng đảm nhận vị trí Đại sứ Thái Lan tại Australia và Canada, Fiji, Vanuatu và Nepal, đồng thời là cố vấn cho người tiền nhiệm Parnpree.
Trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông Maris đã đảm nhận vị trí Giám đốc kiêm thành viên Ủy ban kiểm toán của công ty Tanulux Public Company Limited (TNL) từ tháng 8/2020. Ngày 29/4 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị TNL, ông Kittichai Treerachataphong đã gửi thông báo tới Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) rằng ông Maris đã từ chức Giám đốc và quyết định này có hiệu lực ngay lập tức.
Video đang HOT
Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
Hạ viện Thái Lan ngày 27/3 đã thông qua dự luật Hôn nhân đồng giới sau phiên thảo luận cuối cùng, đánh dấu bước ngoặt đưa Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan. Ảnh: The New York Times
Phát biểu tại Quốc hội ngày 27/3 trước khi dự luật được thông qua, Nghị sĩ Danuphorn Punnakanta, Chủ tịch Ủy ban Quốc hội phụ trách Dự thảo luật khẳng định, dự luật sẽ giúp giảm bớt sự chênh lệch trong xã hội và mang lại sự bình đẳng cho mọi người dân Thái Lan.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau quyết định của nội các của Thủ tướng Srettha Thavisin vào năm 2023, cho phép thảo luận về vấn đề này tại Quốc hội.
Thủ tướng đã lên tiếng ủng hộ cộng đồng LGBTQ , biến dự luật này thành một vấn đề nổi bật và cho rằng, sự thay đổi này sẽ củng cố cấu trúc gia đình.
Dự luật đã được thông qua với 399 phiếu thuận ở Hạ viện. Tuy nhiên, văn bản này vẫn cần phải trải qua "cửa ải" Thượng viện trước khi được nhà Vua phê chuẩn và công bố trên Công báo Hoàng gia.
Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan- là một trong những xã hội tự do nhất châu Á về các vấn đề LGBT , với thái độ cởi mở và tự do cùng tồn tại với các giá trị Phật giáo truyền thống hay tư tưởng bảo thủ.
Hiện tại, châu Á chỉ có Đài Loan (Trung Quốc) và Nepal công nhận hôn nhân đồng giới.
Ông Nada Chaiyajit, giảng viên luật tại Đại học Mae Fah Luang, cho biết việc thông qua dự luật trên là động thái tích cực, song vẫn còn nhiều vấn đề xã hội cần được giải quyết.
"Tôi rất vui. Tuy nhiên, đây chưa phải là bình đẳng toàn bộ trong hôn nhân, mà chỉ là cho phép hôn nhân đồng giới. Quyền kết hôn đồng giới đã được thông qua, nhưng quyền tạo dựng gia đình đầy đủ thì chưa. Thật tiếc rằng chúng ta chưa làm được điều đó", ông Chaiyajit cho biết.
Các từ đề cập đến "đàn ông", "phụ nữ", "chồng" và "vợ" trong luật hôn nhân được đề xuất đổi thành các thuật ngữ trung lập về giới tính.
Điều đó cũng có nghĩa là các cặp đôi LGBTQ lần đầu tiên sẽ có thể được hưởng quyền thừa kế và nhận con nuôi tại nước này.
Vào năm 2022, các nhà lập pháp Thái Lan đã phê duyệt ban đầu hai dự luật cho phép hôn nhân đồng giới và hai dự luật khác cho phép quan hệ đối tác dân sự đối với các cặp đôi đồng giới.
Tuy nhiên, đạo luật này đã bị bãi bỏ khi Quốc hội bị giải tán để mở đường cho cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào năm ngoái.
Trung Quốc và Thái Lan ký thỏa thuận miễn thị thực Thỏa thuận được ký kết sau cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước, theo đó cho phép người dân từ mỗi nước đến nước còn lại mà không cần thị thực kể từ ngày 1/3/2024. Khách du lịch tại một chợ ở Ayutthaya, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 28/1, Thái Lan và Trung Quốc đã ký thỏa thuận miễn...