Thái Lan bắt nhầm nghi phạm chính vụ đánh bom
Phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Thái Lan Prawut Thavornsiri hôm 4-9 thông báo 2 nghi can nam giới bị cảnh sát nước này bắt giữ cách đây vài ngày không phải là nghi can chính trong vụ đánh bom đền Erawan ở thủ đô Bangkok tối 17-8.
Hai người đàn ông nói trên đều là người nước ngoài, tên Adem Karadag và Yusufu Mieraili. Trong một cuộc họp báo ở Bangkok, ông Thavornsiri thừa nhận Yusufu không phải nghi can áo vàng được nhìn thấy trong đoạn camera giám sát. Ông cũng cho biết “không có bằng chứng” cho thấy Karadag là nghi can chính trong vụ đánh bom đền Erawan.
Kết luận được đưa ra sau khi cảnh sát tiến hành xét nghiệm DNA và không tìm thấy mối liên quan giữa 2 người đàn ông và dấu vết kẻ đánh bom để lại tại hiện trường.
Nghi can chính vụ đánh bom (áo vàng trong đoạn camera giám sát) vẫn chưa bị bắt. Ảnh: AP
Hiện cảnh sát vẫn chưa xác nhận quốc tịch của 2 người này vì họ nghi ngờ cả 2 đều sử dụng hộ chiếu và giấy tờ tùy thân giả. 7 nghi phạm khác vẫn đang bị truy nã.
Video đang HOT
Karadag bị bắt hôm 29-8 ở một căn hộ chung cư ngoại ô phía Đông thủ đô Bangkok. Hắn cùng Yusufu bị buộc tội tàng trữ vật liệu gây nổ trái phép.
Trước đó, Bộ Văn hóa Thái Lan đã tu sửa lại bức tượng thần Brahma 4 mặt tại ngôi đền Erawan. Nó bị hư hại 12 điểm, rõ nhất là ở phần cằm của 1 trong 4 khuôn mặt. Ngôi đền thờ thần của đạo Hindu nhưng cũng được xem là địa điểm thiêng liêng của Phật giáo Thái Lan, thu hút khá đông du khách nước ngoài tới đây mỗi năm.
Cũng trong ngày 4-9, Tòa án Hình sự phía Nam Bangkok kết án 4 người đàn ông chủ mưu vụ nổ lựu đạn ở Bangkok tháng 2-2014 án tù chung thân. Cuộc tấn công chết người nhằm vào một cuộc biểu tình chống chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, khiến 1 phụ nữ (59 tuổi) và 2 trẻ em (5 và 6 tuổi) thiệt mạng cùng 21 người khác bị thương.
Một trong 4 nghi phạm thực nghiệm hiện trường vụ phóng lựu đạn. Ảnh: Bangkok Post
4 nghi phạm gồm có Taweechai Wichakham (40 tuổi), Soonthorn Phiphuannok (50 tuổi), Somsri Marit (41 tuổi) và Chatchawal Prabbamrung (46 tuổi). Những người này bắn một quả lựu đạn 40 mm từ súng phóng lựu M79 vào địa điểm biểu tình của Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC) tối ngày 23-2-2014. Tuy nhiên, do bắn từ xe ô tô đang chạy nên lựu đạn đáp xuống phía trước một cửa hàng Big C nằm trên đại lộ Ratchadamri gần đó.
Các nghi phạm bị bắt hồi tháng 7-2014. Họ bị các công tố viên buộc tội giết người, sử dụng chất nổ trái phép và các tội danh hình sự khác. 3 nghi phạm còn lại của vụ án vẫn chưa bị bắt.
P.Nghĩa (Theo BBC, Bangkok Post)
Theo_Người lao động
Trung Quốc lên tiếng vụ đưa tàu đến gần lãnh hải Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hôm 3-9 xác nhận 5 tàu hải quân của nước này đang hoạt động tại biển Bering, ngoài khơi vùng biển bang Alaska - Mỹ cho mục đích tập trận.
Nhóm tàu nói trên - gồm 3 tàu chiến, 1 tàu hậu cần và 1 tàu đổ bộ - của hải quân Trung Quốc vẫn đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở biển Bering. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ nhìn thấy tàu hải quân Trung Quốc ở vùng biển này.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói thêm tàu Trung Quốc "không đe dọa hay có bất kỳ hành động gây nguy hiểm nào". Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn sau đó cho hay tàu của họ đang thực hiện "các bài tập thường lệ".
Một tàu quân sự của Trung Quốc. Ảnh: TASS
Bắc Kinh triển khai tàu ở biển Bering trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama đang có chuyến thăm 3 ngày tới Alaska và Bắc Cực để thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Sau khi phát hiện tàu Trung Quốc hôm 2-9 (giờ địa phương), phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban lưu ý: "Chúng tôi tôn trọng sự tự do của tất cả các tàu quân sự hoạt động trong vùng biển quốc tế theo quy định của luật pháp. Đây là lần đầu tiên chúng tôi giám sát tàu hải quân Trung Quốc ở biển Bering". Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu cho thấy nhóm tàu nói trên sẽ vượt qua eo biển Bering.
Trung Quốc được cho là đang thực hiện kế hoạch mở rộng tầm hoạt động của hải quân ra xa bờ. Vài năm trở lại đây, tàu hải quân Trung Quốc thường hiện diện tại các khu vực Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Năm 2014, 1 tàu do thám của Trung Quốc quan sát cuộc tập trận đa quốc gia RIMPAC do Mỹ dẫn đầu tại vùng biển quốc tế ngoài khơi đảo Hawaii.
P.Nghĩa (Theo Reuters)
Theo_Người lao động
Triều Tiên tố Hàn Quốc phá hoại thỏa thuận tháo ngòi nổ chiến tranh Bình Nhưỡng cáo buộc Seoul đã hủy hoại thỏa thuận tháo ngòi nổ chiến tranh mà hai bên vừa ký gần đây bằng cách xuyên tạc rằng, Triều Tiên chấp nhận xin lỗi cho vụ nổ mìn tại khu phi quân sự khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương. Vụ nổ mìn tại khu phi quân sự Triều, Hàn khiến 2 binh...