Thái Lan bắt hai thủ lĩnh biểu tình sinh viên
Chính quyền Thái Lan bắt hai thủ lĩnh phong trào biểu tình của sinh viên do “gây bất ổn và bất mãn”, vi phạm luật kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Thành viên nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho hay cảnh sát hôm 7/8 bắt Anon Nampa, 35 tuổi, và Panupong Jadnok, thủ lĩnh trong các cuộc biểu tình của sinh viên nước này nổ ra từ 18/7, kêu gọi phản đối chính phủ do Thủ tướng Prayut Chan-ocha đứng đầu.
“Cảnh sát thông báo lệnh bắt Anon trước nhà và giải tới đồn cảnh sát”, luật sư Weeranan Huadsri thuộc nhóm Luật sư Nhân quyền Thái Lan nói. Ông cho biết thêm thủ lĩnh sinh viên Panupong cũng bị bắt nhưng không cung cấp chi tiết. Phát ngôn viên cảnh sát Kritsana Pattanacharoen đã xác nhận hai vụ bắt Anon và Panupong.
Video đang HOT
Anon Nampa (áo trắng) tại đồn cảnh sát ở Bangkok, Thái Lan, ngày 7/8. Ảnh: Reuters.
Lệnh bắt cho rằng Anon vi phạm điều 116 của Bộ Luật Hình sự Thái Lan, “gây bất ổn và bất mãn”, có khả năng gây rối và dẫn đến vi phạm pháp luật hôm 18/7, khi những người biểu tình tập trung tại Tượng đài Dân chủ ở thủ đô Bangkok. Anon cũng bị cáo buộc vi phạm Đạo luật về Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, trong đó hạn chế tụ tập công cộng để tránh lây nhiễm Covid-19.
Các thủ lĩnh biểu tình sinh viên đã kêu gọi người biểu tình tập trung tại Bangkok tối 7/8, đòi thả Anon và Panupong. Trước đó cùng ngày, một số nhóm sinh viên đã tổ chức họp báo tại Tượng đài Dân chủ ở Bangkok nhằm phát động phong trào “Công dân tự do”, hy vọng lôi kéo các thành phần khác ngoài sinh viên tham gia biểu tình, thúc đẩy cải cách hiến pháp và tổ chức tổng tuyển cử mới. Các nhóm này còn lên kế hoạch cho một cuộc biểu tình lớn vào 16/8.
Thủ tướng Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Nhiều người trẻ Thái biểu tình đòi Thủ tướng từ chức
Các nhà hoạt động trẻ Thái Lan tập trung bên ngoài tòa nhà chính phủ, đốt ảnh của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha và kêu gọi ông từ chức.
Trong tuần qua, các cuộc biểu tình quy mô nhỏ kêu gọi Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từ chức đã diễn ra tại ít nhất 6 tỉnh, trong bối cảnh 6 thành viên nội các nước này liên tiếp từ chức.
Những người biểu tình hôm nay đã đốt các bức ảnh của ông Prayut và cấp phó của ông, Prawit Wongsuwan. Niwiboon Chomphoo, một người biểu tình 20 tuổi, nói rằng ông Prayut phải chịu trách nhiệm vì nền hiến pháp "không đáng tin và không công bằng".
Người biểu tình Thái Lan kêu gọi Thủ tướng Prayut Chan-o-cha từ chức tại Pathum Thani hôm 23/7. Ảnh: Reuters.
Những người phản đối cho rằng quân đội đã soạn thảo một đạo luật cơ bản nhằm đảm bảo ông Prayut duy trì quyền lãnh đạo với tư cách là thủ tướng dân sự sau cuộc bầu cử năm ngoái, khi các thành viên quân đội trong phe của ông đều nắm những vị trí chủ chốt.
Ông Prayut cũng phải đối mặt với thách thức để vực lại nền kinh tế được ngân hàng trung ương dự đoán có thể giảm tới mức kỷ lục 8,1% trong năm nay, trong khi 7-8 triệu người có thể đã mất việc, phần lớn do tác động từ Covid-19.
Những nhà hoạt động trẻ dự kiến tiếp tục biểu tình phản đối ông Prayut vào cuối tuần này.
Ông Prayut, 66 tuổi, lên nắm quyền từ năm 2014 sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ thủ tướng Yingluck Shinawatra. Sau cuộc tổng tuyển cử năm ngoái, đảng Palang Pracharat thân quân đội của ông Prayut thành lập liên minh cầm quyền với các đảng khác để lãnh đạo Thái Lan.
Joshua Wong muốn tranh cử Thủ lĩnh biểu tình "ô dù" Joshua Wong nói có kế hoạch tranh cử vào cơ quan lập pháp Hong Kong vào tháng 9. Wong dự định tham gia tranh cử cho phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hong Kong, sẽ diễn ra vào ngày 6/9. "Nếu nhiều người bỏ phiếu cho chúng tôi... điều có...